tidus_3012

New Member

Download miễn phí Đề tài Phát triển sản xuất lúa và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam





Nhà nước kiên trì và nhất quán chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

 Trong thời gian vừa qua đâylà một trong những chính sách có nhiều tác dụng, khơi dậy nhiều tiềm năng trong dân để phát triển kinh tế, trong đó có phát triển sản xuất lúa gạo. Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo sắp tới vẫn để nhiều thành phần kinh tế tham gia nhằm tạo khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường gạo thế giới. Những tổ chức này cùng sản xuất để có gạo cùng loại và chất lượng tiêu chuẩn thống nhất. Điều quan trọng để công tác xuất khẩu gạo đi vào nề nếp là thực hiện quản lý Nhà nước theo luật pháp hoạt động này. Dù doanh nghiệp là nhà nước hay tư nhân đều phải kinh doanh theo đúng pháp luật qui định.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


công nghiệp hoá. Trước tình hình đó lúa gạo đã đột phá vươn lên để giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 nước ta, sau dầu thô. Trong suốt 12 năm qua riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt trên 7 tỷ USD... Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc xuất khẩu gạo đối với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước.
3.2.2 Cải thiện đời sống
Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc chiến lược con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế xã hội của đất nước.
Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằng sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực. Trong khi đó đời sống ở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể. Đời sống của người nông thôn còn thấp, xét cả về mức thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng .v.v... Với tình trạng đó thì việc phát triển sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho nông dân góp phần xây dựng nông thôn ngày một giàu mạnh là điều thật sự cần thiết.
3.2.3 Phát huy lợi thế trong nước
Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế về đất đai về khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu. Một chiến lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác được nhiều lợi thế nhất. Chính những lợi thế đó, từ điều kiện nhân lực đến điều kiện thiên nhiên đã làm cho sản lượng lúa tăng đều đặn trong những năm qua. Do đó, chúng ta thấy rõ hơn sự cần thiết phải xuất khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo.
cầu gạo thế giới vẫn diễn ra theo chiều hướng có lợi cho nhà xuất khẩu. Do vậy, định hướng xuất khẩu gạo đối với Việt Nam là điều đúng đắn.
Chương II
Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong thời gian qua
1. Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến nay
1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo
Bảng thống kê dưới đây sẽ chỉ ra những nét tổng thể về sản xuất lúa.
Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa nói chung của cả nước từ 1989-2000
Năm
Sản lượng
(ngàn tấn)
Diện tích
(ngàn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
1989
18996
5895
32,3
1990
19225
6043
31,9
1991
19622
6303
31,1
1992
21590
6475
33,3
1993
22837
6559
34,8
1994
23528
6599
35,7
1995
24964
6766
36,9
1996
26397
7004
37,7
1997
24524
7100
38,8
1998
29146
7363
39,6
1999
31394
7648
41,0
2000
35670
7890
42,5
Nguồn : Niên giám thống kê 1999
Từ những số liệu nêu trên chúng ta thấy tình hình sản xuất lúa nước ta mở ra cục diện khả quan rõ rệt về sản lượng năng suất và diện tích, năm sau nối tiếp nhau cao hơn năm trước.
- Trước hết là về sản lượng, từ 1989-2000 xu hướng tăng nhanh hơn và ổn định hơn. Trong động thái phát triển chung đó, tốc độ tăng trưởng kể từ năm 1992 càng nhanh chóng và vững chắc hơn. Năm 1992 sản lượng lúa tăng 10% so với năm trước và tiếp tục tăng trong năm năm tiếp theo. Đặc biệt là năm 2000 sản lượng lúa lại tiếp tục tăng gần 14% so với năm trước.
- Về diện tích, xu hướng tăng cũng diễn ra liên tục và đều đặn qua 12 năm. Điều khác biệt so với trước đây là ở giai đoạn này từ 1989-2000 xu hướng tăng của diện tích cũng nhanh hơn so với năng suất.
Đồ thị 1. Xu hướng biến động về sản lượng và diện tích (Xem phụ lục)
- Về năng suất, xu hướng tăng từ 1989-2000 có thấp hơn một chút so với diện tích, năm 1990-1991 do thiên tai nên năng suất đã giảm ằ 4%. Tuy nhiên xu hướng tăng chung của cả giai đoạn từ 1989-2000 vẫn đạt 29%. Năng suất tăng ở mức cao nhất vào năm 2000 là 13,5%, bình quân tăng 3,6%/năm.
Đồ thị 2. Xu hướng biến động về sản lượng và năng suất (xem phụ lục)
Do đổi mới cơ chế khoán 10 trong nông nghiệp, sản lượng, diện tích năng suất lúa cả nước đã tăng 1 cách nhanh chóng kể từ năm 1989 đến nay. Và còn có thể tăng mạnh hơn nữa trong tương lai. Lúa gạo đang dần tiến tới vị trí chủ đạo đối với lương thực cũng như đối với nền kinh tế nước ta.
1.2 Tình hình xuất khẩu :
1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nói chung và lúa gạo nói riêng liên tiếp được cải thiện, Việt Nam không những đã tự túc được lương thực trong nước mà còn dư thừa lương thực để xuất khẩu. Ngày nay Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới với vị trí là nước xuất khẩu gạo thứ 2 sau Thái Lan. Trong những năm gần đây sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam có chiều hướng gia tăng nhanh hơn.
Bảng 3. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
từ năm 1989-2000
Năm
Số lượng (triệutấn)
Kim ngạch (triệu USD)
Số lượng
% thay đổi
Kim ngạch
% thay đổi
1989
1,425
-
321,811
-
1990
1,624
13,95
310,403
-3,35
1991
1,033
-36,39
234,491
-22,46
1992
1,946
88,38
418,400
78,43
1993
1,728
11,21
362,900
-13,26
1994
2,040
18,05
449,500
23,86
1995
2,052
0,57
539,800
20,08
1996
3,047
48,48
868,200
60,82
1997
3,600
18,14
864,700
-0,05
1998
3,750
4,16
1.024,000
18,84
1999
4,550
21,4
1.035,000
10,5
2000
4,780
5,1
1.040,000
5,0
Nguồn: Niên giám thống kê & Bộ Thương mại
Kể từ năm 1989 đến nay lượng gạo xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm. Mặc dầu có một vài năm kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng phần lớn không phải do sự suy giảm số lượng gạo xuất khẩu mà do giá gạo trên thị trường thế giới giảm. Có thể nói xuất khẩu gạo trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2000 nước ta đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, kim ngạch đã đạt trên 1tỷ USD. Trong vòng 12 năm qua (1989-2000) Việt Nam đã xuất khẩu gần 30 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt trên 7 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu gạo đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
1.2.2. Chất lượng, chủng loại gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo xuất khẩu gồm nhiều tiêu thức như hình dáng, kích cỡ, mùi vị, tỉ lệ thóc, tạp chất nhưng trong đó, tỉ lệ tấm đóng vai trò quan trọng thường được quan tâm tới. Bảng dưới đây phản ánh chất lượng gạo theo tỉ lệ tấm của một số cấp loại gạo điển hình của Việt Nam.
Bảng 4. Chất lượng gạo Việt Nam qua các năm
Cấp loại gạo (% tấm)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
5%
3,3
6,0
18,5
25,7
42,3
30,6
42,4
48,5
51,2
50,7
52,4
15%
13,1
30,0
20,8
25,6
23,6
22,3
25,5
28,3
30,1
32,5
33,5
35%
16,0
19,0
23,0
9,2
9,9
4,4
4,0
3,8
3,5
3,4
3,2
Nguồn : Vụ XNK Bộ Thương mại
Xét về tỷ lệ tấm, chất lượng gạo Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt, cấp loại gạo 5% tấm tăng từ 3,3% lên trên 52% trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Cấp gạo chất lượng cao tỉ lệ tấm thấp hiện nay chiếm từ 55-60% tổng lượng gạo xuất khẩu. Còn gạo chất lượng thấp có tỉ lệ tấm cao đã giảm từ 92% nay chỉ còn chiếm 5% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Về chủng loại, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gạo tẻ thường hạt dài. Trong khi đó gạo đặc sản truyền thống vẫn chưa được chú trọng phát triển. Hiện nay ta mới chỉ đang xuất khẩu một số gạo Tám thơm, Nàng Hương, chợ Đào với một số lượng nhỏ và không đều đặn qua hàng năm. Đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo đặc sản sẽ đem lại sự tăng kim ngạch xuất khẩu một cách đáng kể vì nhu cầu gạo đặc sản rất lớn trong tương lai.
1.2.3 Thị trường và giá cả
Thái Lan và Mỹ là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập kỷ nay. Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trường và khách hàng tiêu thụ bằng một hệ thống chính sách cụ thể đối với từng khu vực và từng nước tiêu thụ gạo của mình. Việt Nam chỉ thực sự là nước xuất khẩu gạo lớn từ năm 1989. Từ thực tế đó, việc thâm nhập và mở rộng thị trường của Việt Nam trong những năm đầu đã gặp không ít gian nan vì thường phải đụng đến những khu vực thị trường quen thuộc của các nước xuất khẩu truyền thống, đặc biệt của Thái Lan.
Sau những khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường qua những năm đầu tiến hành xuất khẩu gạo. Hiện nay gạo Việt Nam đã có thị trường xuất khẩu trên 80 quốc gia ở khắp các châu lục. Nhưng nói chung tỷ trọng xuất khẩu của gạo Việt Nam vào thị trường Châu á còn rất ít, nhất là Trung Đông, cách xuất khẩu phần lớn phải qua trung gian môi giới. Do vậy Việt Nam vừa chưa xây dựng được hệ thống bạn hàng tin cậy vừa giảm thu nhập xuất khẩu cho khoản hoa hồng môi giới.
- Về giá cả, do có sự nâng cao về chất lượng nên khoảng cách chênh lệch giữa giá gạo Việt Nam và quốc tế ngày càng thu hẹp lại.
Bảng 5: Giá gạo Việt Nam so với giá gạo quốc tế
Năm
(1)
Giá quốc tế FOB Bangkok 5% tấm
(2)
Giá xuất khẩu của Việt Nam qui theo giá 5% tấm (3)
Chênh lệch giá giữa
(2) và (3)
1990
287
224
63
1991
290
234
56
1992
280
233
47
1993
270
232
38
1994
292
262
30
1995
328
319
19
1996
315
284
31
1997
273
244
29
1998
315
300
15
1999
248
203
45
2000
250
200
50
Nguồn : Bộ Thương mại
Một trong những nguyên nhân chính của sự chênh lệch giá, điển hình là giữa gạo Việt Nam và gạo Thái Lan (quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới) là do yếu tố chất lượng. Tuy chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện na...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo thực tập thủy sản tại Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec) Nông Lâm Thủy sản 0
D Chuyên đề phát triển sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top