daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Lý do chọn đề tài
Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái
đang là hình thức rất được ưa chuộng bởi nó là loại hình du lịch thiên
nhiên trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự
nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời
đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát
triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tại Đà Nẵng, mặc dù du lịch sinh thái được xem là loại hình du
lịch đặc thù, có tiềm năng, được ưu tiên phát triển trong chiến lược
phát triển du lịch của thành phố, song cho đến nay việc phát triển loại
hình du lịch này còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ điều này, tui đã lựa
chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng
đến năm 2015” với hy vọng góp phần vào quá trình phát triển du lịch
sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
2. Tổng quan tài liệu
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển Du lịch sinh thái
tại thành phố Đà Nẵng, đề tài đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển Du lịch sinh thái một cách có hiệu quả.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái và
phát triển Du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển Du lịch sinh thái và những
nhân tố ảnh hưởng tới Du lịch sinh thái tại thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phát triển Du lịch sinh thái tại
thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.2
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển Du lịch sinh thái là gì?
- Nội dung phát triển Du lịch sinh thái là gì?
- Để phát triển Du lịch sinh thái cần có những giải pháp gì?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu đã
công bố như: niên giám thống kê, các Sở liên quan trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng; các báo cáo kinh tế xã hội, các tạp chí khoa
học, các đề án về phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng, các bài báo
đăng trên các mạng internet...
- Tài liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điều tra. Tài liệu sơ cấp
được thu thập dựa trên việc điều tra phỏng vấn trực tiếp tại các khu
Du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
+ Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu
trong khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó làm rõ tính quy luật của sự
vật hiện tượng, thực trạng và xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.
- Phương pháp thống kê so sánh, phân tổ: để tiến hành so sánh
đối chiếu biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm để đi
tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu phát triển DLST.
Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh về lượt
khách qua các năm, ngày khách lưu trú, số cơ sở lưu trú, trình độ lao
động...Phân tổ theo từng du khách: khách trong nước (khách nội địa),
khách quốc tế.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Với hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị trước trong phiếu phỏng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
vấn, tui thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin chủ yếu
bằng chương trình máy tính excel.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về Du lịch sinh thái và phát
triển Du lịch sinh thái.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Du lịch sinh thái tại
Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, làm rõ những thành quả đạt
được cũng như những tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất hệ thống những giải pháp phát triển Du lịch sinh thái
tại Thành phố Đà Nẵng.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận
Chương 2. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển Du lịch sinh
thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng Du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái (DLST)
Mỗi khái niệm thể hiện một cách nhìn riêng về DLST, song
tóm lại, một cách ngắn gọn và xúc tích, Du lịch sinh thái được cấu
thành bởi các yếu tố sau:
(1) Bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào tài nguyên
thiên nhiên và văn hóa bản địa mà ở đó mục đích chính của khách du4
lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn
hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
(2) Gắn với việc diễn giải, giáo dục môi trường trong hoạt
động du lịch.
(3) Hoạt động du lịch phải có đóng góp cho công tác bảo tồn
những giá trị của tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa.
(4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và
mang lại lợi ích cho họ.
1.1.1.2. Đặc trưng của Du lịch sinh thái
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến du lịch sinh thái
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái
1.1.2.3. Sản phẩm Du lịch sinh thái
a) Khái niệm sản phẩm du lịch sinh thái
“Sản phẩm DLST là giá trị sinh thái và văn hóa bản địa được
khai thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của
cư dân bản địa. Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu DLST của du khách,
mặt khác giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển
điểm đến du lịch”. [3, Tr.14]
Có thể khái quát sản phẩm DLST bằng biểu thức sau:
Sản phẩm DLST = Giá trị sinh thái và văn hóa bản địa +
Dịch vụ du lịch bản địa + hàng hóa bản địa.
 DLST gồm có ba hình thức được chia làm ba nhóm.
- Hình thức DLST biển
- Hình thức DLST Rừng núi, Hang động
- Hình thức DLST đồng bằng
b) Đặc điểm của sản phẩm DLST
1.1.2.4. Khách du lịch sinh thái
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
1.2. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
1.2.1.1. Khái niệm phát triển du lịch sinh thái
“Phát triển du lịch sinh thái là hoạt động khai thác có quản lý
các giá trị tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế trong khi vẫn
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, cho công tác
bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng
địa phương”. [5], [10], [11]
Như vậy, qua định nghĩa phát triển DLST, có ba yếu tố chính:
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch sinh thái;
- Phát triển phải đi đôi với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa;
- Phát triển DLST trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và
cải thiện phúc lợi cho cộng đồng.
1.2.1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
- Phát triển DLST phải góp phần tích cực vào bảo vệ môi
trường và duy trì hệ sinh thái.
- Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với giáo dục môi
trường, tạo ý thức nổ lực bảo tồn.
- Tổ chức để có được sự tham gia của cộng đồng địa phương,
tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Không tổ chức những hoạt động làm tổn hại đến môi trường
và hệ sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa bản địa.
- Phát triển du lịch sinh thái phải bảo vệ, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và các giá trị truyền thống.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
Quá trình phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch sinh6
thái nói riêng bị chi phối bởi tác động của các yếu tố cơ bản sau:
1.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.2. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch
1.2.2.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến DLST
1.2.2.4. Ý thức phát triển DLST của người dân
1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái
1.3.2. Huy động vốn đầu tư phát triển DLST
1.3.3. Phát triển chất lượng nguồn lực lao động làm DLST
1.3.4. Xây dựng các khu DLST đạt tiêu chuẩn
1.3.5. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm DLST
1.3.6. Xác định thị trường mục tiêu
1.3.7. Gia tăng quy mô khách du lịch
1.3.8. Xúc tiến và quảng bá du lịch sinh thái
1.3.9. Kết hợp bảo vệ, diễn giải môi trường trong hoạt động du
lịch sinh thái
1.3.10. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch sinh thái và mang lại lợi ích cho họ
1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.4.1. Công tác quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
1.4.2. Số lượng các khu DLST và sản phẩm du lịch sinh thái
1.4.3. Quy mô khách du lịch và cơ cấu khách khách DLST
1.4.4. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái
1.4.5. Công tác xúc tiến và quảng bá DLST
1.4.6. Chất lượng nguồn nhân lực tại các khu DLST
1.4.7. Công tác bảo vệ, giáo dục, diễn giải môi trường và bảo tồn
hệ sinh thái trong khai thác DLST
1.4.8. Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt
động DLST
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055' đến 16014' vĩ Bắc, 107018'
đến 108020' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam
giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.Thành phố Đà Nẵng
phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Đà Nẵng có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đa
dạng và phức tạp gồm: núi cao, đồi thấp, đồng bằng ven biển, và đồng
bằng ven sông. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc
có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng
bằng hẹp.
2.1.3. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hâu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng mang đặc thù của khí hậu nơi
chuyển tiếp giữa hai miền: Miền Bắc và Miền Nam nhưng nỗi trội
nhất là khí hậu nhiệt đới của Miền Nam.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tài nguyên rừng
a) Hệ thực vật rừng8
Bảng 2.1. Hệ thực vật tại các khu BTTN
THỰC VẬT HẠT KÍN (Magnoliophyta)
Đơn vị thống kê Sơn Trà Bà Nà Đèo Hải Vân
Số Họ 143 134 139
Số Chi 483 487 520
Số Loài 985 793 842
Số Loài quý hiếm 22 19 27
(Nguồn: Chi cục Lâm Nghiệp Đà Nẵng)
b) Hệ động vật rừng
Bảng 2.2. Hệ động vật tại các khu BTTN
Đơn vị thống kê Sơn Trà Bà Nà Đèo Hải Vân
Số Bộ 38 37 32
Số Họ 92 108 87
Số Loài 288 356 302
Loài quý hiếm 26 44 29
(Nguồn: Chi cục Lâm Nghiệp Đà Nẵng)
2.2.2. Tài nguyên biển
Với lợi thế có trên 40 km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như
Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh
Bình, Non Nước... đã tạo cho Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển du
lịch. Hệ sinh vật biển ở đây cũng rất đa dạng.
a) Rạn San hô
Rạn San hô vùng ven bờ Đà Nẵng có thể ước tính vào khoảng
104,6 ha, trong đó có khoảng 2 ha còn trong tình trạng rất tốt; 8,1 ha
trong điều kiện tốt; 9,2 ha trung bình và 85,3 ha trong điều kiện xấu
và rất xấu. Tổng cộng có 191 loài san hô cứng thuộc 47 giống 15 họ
và 3 giống san hô, trong đó các họ có số lượng loài nhiều nhất là
Acroporidae, Faviidae và Poritidae.
b) Cá trong rạn san hô
Có 162 loài cá sống trong rạn san hô thuộc 77 giống và 36 họ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
c) Nhóm động vật đáy có kích thước lớn
Sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn san hô bao gồm Thân mềm
(Mollusca), Giáp xác (Crustacea) 4 loài, Da gai (Echinodermata) 23 loài,
Giun (Polychaeta) 33 loài…Tổng số 81 loài sinh vật đáy thuộc 37 họ.
2.2.3. Tài nguyên nhân văn
a) Tài nguyên nhân văn vật thể
Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hoá của nhiều
vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng
như Bảo tàng chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình
làng Tuý Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển
Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trang Khuê Trung, Nghĩa địa
Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại
hình DLST đồng bằng của thành phố Đà Nẵng.
b) Tài nguyên nhân văn phi vật thể
- Các lễ hội
- Làng nghề thủ công truyền thống
Tóm lại, Đà Nẵng có tiềm năng vô cùng lớn trong phát triển
DLST, có nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2007 - 2011.
2.3.1.1. Lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch
a. Lượng khách
Bảng 2.3. Khách tham quan du lịch đến Đà Nẵng năm 2007 - 2011
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường
biển dưới nhiều hình thức cho những người làm du lịch và du khách
tham quan.
+ Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường.
3.2.7. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch sinh thái
3.2.8. Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát
triển DLST
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển DLST trên địa thành phố
Đà Nẵng, tui đi đến một số kết luận sau:
- Đà Nẵng là một thành phố có tiềm năng để phát triển DLST
- Du lịch sinh thái Đà Nẵng đã phát triển, tuy nhiên tốc độ phát
triển chưa cao.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật Thành phố được đầu tư phát triển khá
đồng bộ tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu từ vào du lịch nói
chung và DLST nói riêng.
- Hoạt động DLST trên địa bàn chưa được khai thác một cách
có hệ thống và toàn diện, hình thức du lịch sinh thái tại đây chưa
phong phú. Công tác xúc tiến và quảng bá cho du lịch sinh thái nói
riêng chưa được tiến hành một cách hiệu quả. Chất lượng lao động tại
các khu du lịch sinh thái chưa cao.
Để thành phố Đà Nẵng có thể trở thành địa phương có sản
phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn thì theo tui các điểm du lịch nói chung
và chính quyền huyện nói riêng cần thực hiện nghiêm ngặt những
giải pháp được gợi ý trong đề tại.
Để cho du lịch sinh thái ở Thành phố Đà Nẵng phát triển hơn
nữa tui đưa ra kiến nghị như sau:
- Đổi với tổng cục du lịch Việt Nam26
- Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum Luận văn Kinh tế 0
N Vận dụng các giá trị tài nguyên sinh học vào phát triển du lịch bền vững tại Khu Di sa Khoa học Tự nhiên 0
R Những ảnh hưởng của phát triển du lịch biển tới môi trường tự nhiên ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
S Phát triển du lịch văn hóa tại vùng hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn cầu Quản trị Nhân lực 0
J Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ha Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của vốn ODA với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Những vấn đề đặt r Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Kinh tế chính trị 0
X Phát triển năng lực hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng biện pháp khái quát hóa Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top