daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi, ở vào trung độ của đất nƣớc, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây. Đặc biệt, Đà Nẵng có cảng biển nƣớc sâu và sân bay quốc tế, với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, lại nằm ở trung điểm các di sản văn hóa thế giới, cộng với bề dày lịch sử, văn hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và khu vực Đông Nam Á. Những năm qua, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010, cùng với Nghị quyết 03 của Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới và chƣơng trình hành động của UBND thành phố thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, Đà Nẵng đã chú ý đầu tƣ cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, ban hành nhiều chƣơng trình, đề án nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ và phát triển du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch của thành phố đã có những bƣớc phát triển mới. Lƣợng du khách đến Đà Nẵng vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao qua các năm. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân về số lƣợng khách đến Đà Nẵng đạt 15,4%/năm, năm 2010 thành phố đã đón hơn 1,7 triệu du khách. Tốc độ tăng trƣởng về doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001-2010 đạt gần 16%/năm, doanh thu ngành năm 2010 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010, trên địa bàn thành phố đã xúc tiến đƣợc 55 dự án đầu tƣ du lịch với tổng vốn đầu tƣ là 54.000 tỷ đồng; trong đó có 10 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ 23.000 tỷ đồng và 45 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ là 31.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế thì sự phát triển của du lịch Đà Nẵng chƣa tƣơng xứng và có tính đột phá, cụ thể: Thời gian lƣu trú bình quân của du khách tại Đà Nẵng hầu nhƣ không tăng. Hệ số sử dụng buồng phòng bình quân còn thấp, chỉ đạt 50%. Hầu nhƣ loại hình du lịch nào cũng có (núi, sông, biển, nội thành, ngoại thành) nhƣng sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao, thiếu yếu tố đặc trƣng, độc đáo, sức thu hút khách kém. Các tụ điểm vui chơi giải trí (nhất là hoạt động giải trí về đêm), trung tâm mua sắm, khu ẩm thực tập trung, cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao còn ít, thiếu tính đồng bộ. Do vậy, những nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra các mô hình, định hƣớng phát triển bền vững để ngành du lịch Đà Nẵng có những bƣớc tiến vƣợt bậc, khai thác triệt để những tiềm năng về môi trƣờng sinh thái, văn hóa, xã hội cũng nhƣ tạo ra những lợi thế so sánh để phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Nẵng, phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội và xu thế phát triển là điều cần thiết hiện nay. Hơn nữa, đề tài còn đƣa ra những khuyến nghị sát thực với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm góp phần đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng, góp phần quyết định để Đà Nẵng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
15. xiii Đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu chính sau: – Trình bày những nội dung cơ bản về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững; – Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua; – Phân tích cạnh tranh về du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế; – Phân tích và dự báo nguồn khách du lịch đến TP. Đà Nẵng; – Xác lập quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững; – Xây dựng mô hình phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Nẵng; – Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh tế, văn hóa – xã hội và tài nguyên – môi trƣờng, cùng các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. 3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng khảo sát của đề tài – Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển ngành du lịch theo hƣớng bền vững. – Phạm vi nghiên cứu: Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong quan hệ liên kết với phát triển du lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, có xem xét đến phát triển du lịch của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và Hành lang kinh tế Đông – Tây. – Đối tƣợng khảo sát: Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; khách du lịch quốc tế và trong nƣớc đến Đà Nẵng; ngƣời dân và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: – Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; – Phƣơng pháp phân tích hệ thống các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố; – Phƣơng pháp phân tích cạnh tranh (SWOT, PEST, Cluster ngành); – Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa: khách du lịch, ngƣời dân, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch trên địa bàn thành phố; – Phƣơng pháp phân tích thống kê các số liệu sơ cấp và thứ cấp về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; – Phƣơng pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc; – Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia và thảo luận; – Phƣơng pháp thực nghiệm. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung chính của đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng:
16. xiv – Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững – Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng – Chƣơng 3: Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top