comub_myblog

New Member

Download miễn phí Luận văn Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay





Trong lao động gia đình. Lao động gia đình ở đây được hiểu là bao gồm các công việc như nội trợ, chăm sóc con cái, người già, quản lý và chi tiêu trong gia đình. Lao động tại gia đình chiếm rất nhiều thời gian vừa gián tiếp vừa trực tiếp tạo ra hiệu quả kinh tế đối với mỗi hộ gia đình, do vậy thực hiện công việc không chỉ là thước đo vị trí, tầm quan trọng của chồng hay vợ mà còn là cơ sở đánh giá vai trò của giới liên quan đến kinh tế gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đo lường hiệu quả kinh tế của dạng công việc này vẫn còn bất cập và thiếu khách quan, công bằng. Trong quan niệm xã hội cũng như của mọi người thường coi đây là công việc hiển nhiên mà người phụ nữ phải đảm nhận, là công việc “lặt vặt” không có giá trị (vì vậy mà không được trả công). Kết quả khảo sát (của tác giả LV) cũng cho thấy trên 80% phụ nữ không những đảm đương công việc sản xuất mà còn đảm đương các vai trò nội trợ vốn được coi là “thiên chức của phụ nữ, như nuôi dạy con cái, chăm sóc người già, giặt giũ, nấu cơm, đi chợ và các công việc khác. Những công việc này cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đánh giá thỏa đáng từ phía gia đình và xã hội. Đặc biệt, sự tham gia của nam giới vào lĩnh vực này là rất ít. Biểu dưới đây cho ta hình dung vai trò của vợ và chồng trong đời sống kinh tế hộ gia đình các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy tiềm năng thực sự của mỗi giới trong lĩnh vực này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Những số liệu chứng minh thành tựu lớn trong những năm qua trong công tác xóa đói giảm cùng kiệt ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số, ngoài những tác động khách quan thì phải tính đến sự đóng góp của phụ nữ.
Mặt khác, những vấn đề bất cập của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay cũng là những vấn đề lớn và đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Chính những mặt hạn chế như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe và đặc biệt là tâm lý tự ti với những thói quen truyền thống, cộng với những phong tục tập quán lạc hậu, lối sống khép kín từ bao đời nay, đã ngăn cản việc phát huy tiềm năng của họ.
Trình độ học vấn là yếu tố có tác động lớn đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ. Thực tế cho thấy rằng, trình độ học vấn của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói chung là thấp, có sự khác nhau giữa nam và nữ, nam thường có trình độ học vấn cao hơn và tỷ lệ mù chữ thấp hơn. Đặc biệt ở những vùng cao, có nhiều chị em không biết đọc và ký tên mình. Bên cạnh sự khác biệt về giới, vị trí địa lý, thì hoàn cảnh kinh tế cũng tác động lớn đến trình độ học vấn, người cùng kiệt ít có cơ hội đến trường nên trình độ học vấn thấp hơn.
Qua số liệu điều tra ở dân dân tộc Dao ở Thái Nguyên, thì trình độ học vấn của cộng đồng người Dao là rất thấp. Học vấn trung bình của nữ trong nhóm hộ đói là lớp 2,3, hộ cùng kiệt là lớp 2,7, hộ trung bình là lớp 3,3. Tỷ lệ này ở nam giới tương ứng là 2,9; 3,2 và 3,9. Không có một người nào trong nhóm hộ cùng kiệt đói học đến phổ thông trung học, còn nhóm hộ trung bình chỉ có 8,5 % nam và 4,9% nữ học đến cấp này [27, tr.65].
Tác động của trình độ học vấn đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ là rất lớn. Thứ nhất, là tác động tới việc học tập của trẻ em. Theo kết quả khảo sát cho thấy: nếu người phụ nữ mù chữ, hay có trình độ học vấn thấp thì ít quan tâm đến con cái và rất khó dạy con học, điều này thể hiện ở tỷ lệ con của các bà mẹ mù chữ hay trình độ thấp được đến trường thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ tiểu học là 20%, thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ phổ thông cơ sở là 35,6%. Sự chênh lệch này đối với số con đi học đúng tuổi, không lưu ban là 13,9% và 16,9%. Các bà mẹ có trình độ tiểu học có tỷ lệ con đi học mẫu giáo là 66,7%, cấp trung học cơ sở là 80% (các bà mẹ mù chữ thường có độ tuổi từ 40 trở lên nên ít có con trong độ tuổi mẫu giáo)[27, tr.65]
Số lượng con của các bà mẹ không đi học thì đi tiêm chủng thấp, chỉ có 63,6%, tỷ lệ này ở con của các bà mẹ có trình độ tiểu học là 72,8%, trung học cơ sở là 97,1%. Tuy không có số liệu cụ thể nhưng theo nhận định của cán bộ y tế thì chị em có trình độ học vấn cao thường chủ động trong việc sinh con hay áp dụng các biện pháp tránh thai.
Thứ hai, là tác động đến chế độ dinh dưỡng của trẻ em. Học vấn của người mẹ cải thiện chế độ dinh dưỡng trực tiếp thông qua chất lượng chăm sóc con cái. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, ở các nước đang phát triển cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa số năm đi học bình quân của người mẹ với tỷ lệ tử vong của trẻ.
Học vấn của phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến tương lai con cái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nâng cao năng lực của phụ nữ như tham gia tập huấn kỹ thuật, họp hành và khả năng tổ chức gia đình.
Kết quả điều tra (của tác giả LV) cũng cho thấy trình độ học vấn cao thì khả năng tham gia vào công tác xã hội cũng tăng. Ví dụ, phụ nữ có trình độ trung học phổ thông trở lên thì tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật là 43,5%, cao hơn các bà mẹ có trình độ tiểu học là 20,4% và cao hơn các bà mẹ không đi học là 34%. Nhiều ý kiến khi phỏng vấn, trả lời rằng: nếu phụ nữ có học vấn cao hơn chồng mới thường xuyên được đi họp hay đi tập huấn, vì trong các buổi họp thường phổ biến những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mà người phụ nữ giữ vai trò chính.
Những nghiên cứu cụ thể cũng cho thấy nếu phụ nữ có học vấn cao sẽ có kiến thức nhất định trong chăm sóc sức khỏe mọi thành viên trong gia đình và cho bản thân mình. Đặc biệt những hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe sinh sản là rất cần thiết. Việc đẻ ít con sẽ giảm bớt gánh nặng đáng kể về nuôi con và chăm sóc con, phụ nữ sẽ có điều kiện hơn, có nhiều cơ hội hơn tham gia hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình. Cùng với việc giảm bớt chi phí cho con cái thì cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện. Mặt khác việc sinh ít con sẽ giảm được tác hại của việc sinh đẻ đến sức khỏe của người phụ nữ, sức khỏe được nâng lên thì họ sẽ phát huy được tiềm năng của mình trong mọi lĩnh vực.
2.2. Những tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (từ thực tiễn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và một số tộc người cụ thể)
2.2.1. Vài nét chung về nguồn lực con người, nguồn lực lao động ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Nguồn lực con người, nguồn lực lao động của đồng bào các dân tộc là nguồn lực lớn. Dưới đây là một số số liệu cụ thể:
Tỉnh Hòa Bình với dân số (2003) 776.800 người, trong đó nam chiếm 49,65%, nữ là 50,35%, là một tỉnh đa dân tộc, trong đó người Mường chiếm 62,98%, người Kinh: 27,84%, người Thái: 4,45%, người Tày: 2,63%, người Dao: 1,50%, người Mông: 0,45%. Cư dân các tộc người khác chiếm khoảng 0,14% dân số. Khoảng 80% cư dân ở nông thôn (650.579 người) và 20% ở thành thị (126.221 người). Lao động của tỉnh tập trung hơn 80% trong nông, lâm nghiệp, khoảng 11% lao động trong công nghiệp, xây dựng, còn lại là khu vực dịch vụ [71].
Dân số Sơn La (2003) là 965.955 người, trong đó nữ chiếm 49,81% và nam là 50,19%, mật độ dân số 67 người/km2, với 89% dân số nông thôn, gồm 12 tộc người chủ yếu: người Thái có 528.912 người (54,76%); người Kinh:168.256 người (17,42%); Mông: 152.473 người (12,99%); Mường: 78.743 người (8,15%); Dao: 17.617 người (1,82%); người Xinh mun: 17.237 người (1,8%); Khơ mú: 10.869 người (1,13%); La ha: 5.403 người (0,55%); Kháng: 7.162 người (0,74%); Lào: 3.228 người (0,3%); Tày: 886 người (0,09%); Hoa: 160 người (0,02%); cư dân các tộc người khác là 1.293 người (0,23%).[3, tr.7]
Tỉnh Lai Châu có 19 tộc người, trong đó người Thái chiếm 33,7%, người Mông 23,6%, người Dao 14,8%, người Kinh 11,2%, người Hà Nhì 5,6%, còn lại là các dân tộc khác.
Tỉnh Điện Biên có 18 tộc người (người Thái chiếm 40,8%, người Mông 28,8%, người Kinh 19,7%, người Khơ mú 3,2% còn lại là các tộc người khác).
Một lợi thế về nguồn nhân lực của Tây Bắc là số lao động làm trong ngành kinh tế khá cao. ở tỉnh Sơn La, tổng số lao động đang làm trong các ngành kinh tế là 430.000 người chiếm khoảng 45,64% dân số (số lao động thành thị 66.000 người, số lao động nông thôn là 364.000 người). Con số tương đương của tỉnh Hòa Bình là 450.000 người, chiếm 57% dân số (số lao động làm việc trong nông - lâm nghiệp chiếm gần 83,6%, trong công nghiệp và xây dựng 5,7%,...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Phương hướng, giải pháp lớn phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa Luận văn Sư phạm 2
T Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đ Luận văn Sư phạm 0
C Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP - Tập 1 - Ebook PDF Nghệ thuật sống 2
S Phát Huy Tiềm Năng Cùng Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy - Ebook PDF Nghệ thuật sống 3
D Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972) Công nghệ thông tin 0
D Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top