Download Đề tài Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Công ty TNHH Việt An

Download Đề tài Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Công ty TNHH Việt An miễn phí





Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động kể từ năm 2005, tình hình hoạt động của công ty có những bước phát triển đáng kể. Điển hình như tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2005 là 83.044.938 ngàn đồng, sang đến năm 2006 tăng lên 342.261.484 ngàn đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2005. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu tăng gần 4 lần từ 65.000.671 ngàn đồng lên 252.953.777 ngàn đồng, hoạt động xuất khẩu dần dần là hoạt động chủ lực của công ty. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng gần 2.5 lần từ 108.432 ngàn đồng lên 265.755 ngàn đồng.
Tuy nhiên, để có được điều đó, công ty cũng đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Tính đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định là 94.272.202 ngàn đồng; diện tích nhà xưởng xây dựng và sử dụng là 30.000m2 bao gồm 2 xí nghiệp: xí nghiệp An Thịnh (hoạt động từ tháng 03/2005), xí nghiệp Việt Thắng (hoạt động từ tháng 11/2006). Cả 2 XN này hoạt động trên dây chuyền giống nhau nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của công ty.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

, đầu tư sâu vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản. Triển khai các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác trong nội dung đăng ký kinh doanh theo từng giai đoạn.
Chương 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN
RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI
*****************
4.1. Đòn bẩy hoạt động
4.1.1. Phân loại chi phí
Để đoán khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, người ta thường dùng kỹ thuật phân tích hòa vốn. Nhưng để cho kỹ thuật phân tích chính xác hơn và đánh giá đúng hơn các tỷ số đòn bẩy hoạt động thì việc phân loại chi phí là một vấn đề rất cần thiết. Bởi vì, nếu cách phân loại tương đối chính xác thì sẽ cho kết quả đáng tin cậy và sẽ phản ánh đúng ý nghĩa các con số phân tích.
Cách phân loại chi phí quan trọng nhất là căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu. Theo cách phân loại này, ta có thể phân chia các khoản chi phí ở công ty TNHH Việt An thành các loại sau:
Bảng 4.1: Phân loại chi phí
Đơn vị: triệu đồng
KHOẢN MỤC
NĂM 2005
NĂM 2006
Chênh lệch 2006/2005
Tuyệt đối
Tương đối
BIẾN PHÍ
1. CP NVLTT
98.564
276.873
178.309
181%
2. CP NCTT
4.223
11.673
7.450
176%
3. CP SXC
9.148
24.467
15.318
167%
- CP NVPX
186
589
402
216%
- CP vật liệu dùng SX
5.837
15.259
9.422
161%
- CP DV mua ngoài
3.005
8.346
5.341
178%
- CP bằng tiền khác
120
273
153
128%
4. CP bán hàng
7.654
25.322
17.668
231%
- CP DV mua ngoài
7.299
24.151
16.852
231%
- CP bằng tiền khác
355
1.171
816
230%
TỔNG BIẾN PHÍ
119.589
338.335
218.745
183%
ĐỊNH PHÍ
1. CP NCTT
1.836
4.872
3.036
165%
2. CP SXC
2.455
6.681
4.227
172%
- CP NVPX
202
272
71
35%
- CP công cụ SX
1.105
2.549
1.444
131%
- CP KH
1.148
3.860
2.712
236%
3. CP bán hàng
262
870
608
232%
- CP công cụ đồ dùng
35
115
80
229%
- CP quảng cáo
227
755
528
233%
4. CP QLDN
2.147
3.156
1.009
47%
TỔNG ĐỊNH PHÍ
6.700
15.579
8.880
133%
TỔNG CHI PHÍ SX
126.289
353.914
227.625
180%
- Về CPNVLTT (bao gồm NVL chính và NVL phụ). Trong đó, NVL chính là các loại nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cá tra, cá basa và một số loại cá khác theo đơn đặt hàng như cá điêu hồng hay cá rô phi...; Vật liệu phụ bao gồm các loại hóa chất, thuốc tăng trọng... dùng trong chế biến sản phẩm. Đây là nguồn CP biến động bởi nó tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của công ty.
- Về CPNCTT: bao gồm lương công nhân và các khoản trợ cấp. Đây là khoản chi phí hỗn hợp. Mức lương công nhân sản xuất trực tiếp được tính ở 2 giai đoạn: trong giai đoạn thử việc người công nhân sẽ hưởng lương cố định theo tháng. Tháng tiếp theo công nhân sẽ làm và hưởng lương theo sản phẩm nếu tay nghề được nâng cao. Trợ cấp bao gồm tiền cơm công nhân và các khoản trích theo quy định. Do các khoản chi phí này trong thực tế phát sinh khá phức tạp và đề tài không đi chi tiết vào chi phí tiền lương nên chỉ tính mức lương trung bình chung.
+ Định phí là mức lương tối thiểu mà công ty phải trả cho người lao động trong mọi trường hợp SX KD của công ty, bao gồm cả khi công ty ngưng sản xuất hay hết đơn đặt hàng... Thông thường, một số công ty khi ngưng sản xuất sẽ có xu hướng sa thải bớt công nhân để giảm đi khoản chi phí trợ cấp, phụ cấp và duy trì một số lượng công nhân cơ hữu cho việc hoạt động lại. Số công nhân này sẽ hưởng một chính sách lương nhất định trong thời gian đó và đó là khoản chi phí cố định của công ty.
Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách sa thải công nhân đôi khi không có lợi cho công ty. Bởi làm vậy, khi bắt đầu sản xuất lại thì công ty sẽ mất đi khoản thời gian để tuyển dụng công nhân mới trong khi đội ngũ công nhân lành nghề cũ sẽ tìm đến các đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó, công ty phải tốn chi phí cho việc đào tạo lại và đôi khi khoản chi phí này cao hơn và chất lượng công nhân mới có thể không bằng đội ngũ sản xuất cũ.
Do từ khi đi vào hoạt động đến nay, ở công ty không có thời gian nào ngưng sản xuất nên công ty không áp dụng chính sách sa thải công nhân ở đây mà đã sử dụng chính sách lương tối thiểu cho công nhân là 510.000đồng/người/tháng trong năm 2005 và 580.000đồng/người/tháng trong năm 2006. Do đó ta có thể coi đây là khoản chi phí cố định trong CPNCTT của công ty.
+ Biến phí: là khoản lương biến động trên mỗi đơn vị sản phẩm làm ra hay đôi khi theo giờ công lao động của người công nhân. Khoản lương này sẽ biến động tăng khi công nhân làm việc vượt định mức số sản phẩm qui định hay định mức giờ công lao động vì ứng với mỗi định mức là một hệ số lương cao hơn. Ví dụ: tương ứng với 10 sản phẩm/ngày thì hệ số lương bằng 1; nếu số lượng vượt 10 sản phẩm/ngày (11 hay 12 sản phẩm chẳng hạn) thì ứng với hệ số lương là 1,2.
- Về CP SXC: là chi phí hỗn hợp, bao gồm nhiều khoản như: CP nhân viên phân xưởng, CP vật liệu dùng trong sản xuất, CP công cụ sản xuất, CP khấu hao, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác.
+ Trong đó, nếu phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu thì gồm có phần định phí là:
CP nhân viên phân xưởng: cách tính lương tương tự như chi phí nhân công trực tiếp nhưng ở đây chính sách lương tối thiểu cho mỗi người công nhân là 480.000 đồng/tháng trong năm 2005 và 540.000 đồng/tháng trong năm 2006.
CP khấu hao: khoản trích khấu hao các loại máy móc, tài sản cố định dùng trong phân xưởng.
CP công cụ sản xuất: là khoản chi mua sắm các loại vật dụng, thiết bị có giá trị nhỏ như dao, rổ, cân...
+ Biến phí gồm: lương công nhân phân xưởng tính theo giờ công, CP vật liệu dùng trong sản xuất, CP dịch vụ mua ngoài, CP khác bằng tiền...
- Về CP bán hàng: đây cũng là khoản chi phí hỗn hợp
+ Với biến phí là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho việc bán và xuất khẩu hàng hóa: vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan, các loại chứng từ, giấy tờ liên quan đến việc bán hàng.
+ Định phí bao gồm chi phí mua công cụ đồ dùng cho việc bán hàng và chi phí cho việc quảng cáo. CP quảng cáo ở đây được coi là một khoản chi phí cố định bởi nó được chi theo từng thời kỳ quảng cáo. Thông thường việc quảng cáo ở công ty được thực hiện một năm 2 lần.
- Về CP quản lý doanh nghiệp: nhìn chung đây là những khoản chi phí cố định. Không hay ít thay đổi theo nhu cầu sản xuất hay doanh thu. Bao gồm lương cho người nhân viên quản lý tính theo tháng, CP vật liệu quản lý, CP đồ dùng văn phòng, CP khấu hao TSCĐ, thuế và các phí,... Các khoản chi phí tăng chủ yếu là do nhu cầu cần thiết cho việc tự trang bị khi quy mô công ty được mở rộng.
Về cách phân loại chi phí này, nhìn chung chỉ ở mức tương đối, bởi vì thực tế có nhiều loại chi phí phát sinh rất phức tạp nên khó mà phân biệt được định phí và biến phí một cách rõ ràng.
4.1.2. Xác định điểm hòa vốn
Qua các số liệu thu thập được từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể tiến hành phân tích hòa vốn thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Bảng 4.2: Bảng phân tích hòa vốn
Đơn vị: triệu đồng
KHOẢN MỤC
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 2006/2005
Tuyệt đối
Tương đối
Định phí
6.700
15.5...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tuyển dụng của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Luận văn Kinh tế 0
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH CHI NHÁNH HÀ NỘI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Vận dụng mô hình mundell-fleming để phân tích tác động của chính sách tài khóa Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top