daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014
Danh mục bảng...................................................................................................3
Danh mục hình...................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................5
1. Khí CO2 là gì?..............................................................................................5
2. Các nguồn chính gây ra khí CO2.................................................................5
a. Nguồn tự nhiên.........................................................................................6
b. Nguồn nhân tạo.........................................................................................6
.

Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................7

II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG.......................................................................8
1. Lựa chọn các biến trong mô hình.................................................................8
a. Biến phụ thuộc: Lượng khí thải CO2 trung bình...................................8
b. Biến giải thích:..........................................................................................8
2. Mô hình........................................................................................................9
a. Hàm hồi quy tổng thể (PRF):....................................................................9
b. Hàm hồi quy mẫu (SRF):..........................................................................9
c. Kì vọng về dấu của biến...........................................................................9
d. Nguồn số liệu..........................................................................................11
e. Mô tả số liệu thống kê.............................................................................11
f. Mô tả sự tương quan giữa các biến.........................................................12
III.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH............................................................................14

1. Mô hình hồi quy bội...................................................................................14
2. Kiểm định mô hình....................................................................................16

a. Kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy......................................................16
b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình........................................................18
c. Kiểm định sai phạm đa cộng tuyến.........................................................19
KẾT LUẬN.........................................................................................................21
2


DANH SÁCH HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Danh mục bảng:
Bảng 1: Kỳ vọng về dấu của biến...........................................................................10
Bảng 2: Mô tả số liệu thống kê...............................................................................11
Bảng 3: Mô tả sự tương quan giữa các biến...........................................................13
Bảng 4: Kết quả hồi quy OLS.................................................................................15
Bảng 5: Kết luận về kiểm định hệ số hồi quy..........................................................17
Bảng 6: Thừa số tăng phương sai của mô hình......................................................20
Danh mục hình:
Hình 1: Đồ thị phân bố của biến ffc........................................................................12
Hình 2: Đồ thị phân bố của biến lind.....................................................................12
Hình 3: Đồ thị phân bố của biến lfa......................................................................12
Hình 4: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến độc lập ffc............13
Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến độc lập lind..........14
Hình 6: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến giải thích lfa........14

3


LỜI MỞ ĐẦU
Bốn năm vừa qua nhiệt độ Trái đất đạt mức cao nhất trong lịch sử kể từ
khi đo lường nhiệt độ ra đời. Đỉnh điểm là tháng 3/ 2017, chúng ta ghi nhận
mức tăng nhiệt độ trung bình trái đất là 1.95°C so với mức trung bình 12.7°C

của thế kỉ 20. Hiện tượng này ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người:
hạn hán, mất đất do nước biển dâng...
Khoa học đã chứng minh rằng sự gia tăng nồng độ CO2 trong không khí
là yếu tố trực tiếp dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phát
triển kinh tế kéo theo lượng tiêu thụ về nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản
xuất càng lớn. Các cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra về việc bảo vệ môi trường hay
khai thác lượng nhiên liệu này nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế. Để làm rõ
điều này, ở bài tiểu luận, chúng em sẽ tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa
lượng khí thải CO2 và tỷ trọng năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng
tiêu thụ cùng các nhân tố khác là giá trị ngành công nghiệp khai thác, chế tạo
và diện tích rừng. Chúng em lựa chọn dạng dữ liệu chéo và phương pháp hồi
quy OLS với số lượng mẫu là 185 quốc gia trên thế giới trong năm 2014 để dự
đoán mối quan hệ.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
(1) Cơ sở lí thuyết
(2) Mô hình kinh tế lượng
(3)Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Mặc dù rất cố gắng, nhưng bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và bạn đọc.

4


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khí CO2 là gì?
Khí CO2 hay Cacbon đioxit (các tên gọi khác thán khí, anhiđrit
cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có
dạng khí trong khí quyển trái đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên
tử ôxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được

gọi theo công thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.
Cacbon đioxit thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra
từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của
các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên
men và sự hô hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ điôxít cacbon trong quá
trình quang hợp và sử dụng cả cacbon và ôxy để tạo ra các cacbohyđrat. Ngoài
ra, thực vật cũng giải phóng ôxy trở lại khí quyển, ôxy này sẽ được các sinh vật
dị dưỡng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt
trong khí quyển trái đất với nồng độ thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng
nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu trình cacbon.
2. Các nguồn chính gây ra khí CO2
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn, có 2 nguồn chính sinh ra CO 2:
nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn phát thải CO 2 tự nhiên bao gồm quá
trình phân hủy, quá trình giải phóng khí CO2 từ đại dương và sự hô hấp của động
thực vật, trong đó có con người. Nguồn phát thải CO2 nhân tạo đến từ các hoạt
động như sản xuất công nghiệp, phá rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch như than,
dầu và khí tự nhiên. Kể từ sau khi Cách mạng Công nghiệp diễn ra, nồng độ khí
CO2 trong khí quyển đã tăng lên rất nhiều và đã đạt đến mức cao chưa từng thấy
trong 3 triệu năm qua. Điều đó đã cho thấy tác động không hề nhỏ của con
người tới lượng CO2 có trong bầu khí quyển. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung vào các
nguồn phát thải CO2 nhân tạo.
5


a. Nguồn tự nhiên
Các đại dương, đất, thực vật, động vật và núi lửa của trái đất là tất cả các
nguồn khí CO2 tự nhiên. Phần lớn khí thải CO2 sản xuất tự nhiên là từ trao đổi
đại dương và khí quyển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác bao
gồm hít thở thực vật và động vật cũng như hô hấp và phân hủy đất. Một lượng
nhỏ cũng được tạo ra do phun trào núi lửa. Lượng CO 2 được tạo ra bởi các

nguồn tự nhiên luân chuyển liên tục từ các nguồn phát đến các bể chứa carbon
đã tồn tại hàng ngàn năm, do đó lượng CO2 luôn ở mức an toàn.
b. Nguồn nhân tạo
Lượng CO2 do con người tạo ra nhỏ hơn nhiều so với khí thải tự nhiên
nhưng chúng đã làm mất sự cân bằng trong chu kỳ carbon tồn tại trước Cách
mạng Công nghiệp. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, nguồn phát
thải CO2 nhân tạo ngày càng tăng. Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch cũng
như nạn phá rừng là nguyên nhân chính làm tăng nồng độ carbon đioxit trong
khí quyển. 87% lượng phát thải CO 2 do con người tạo ra từ việc đốt các nhiên
liệu hoá thạch như than đá, khí tự nhiên và dầu. Phần còn lại là kết quả của phá
rừng và các hoạt động sử dụng đất (9%), cũng như một số quy trình công nghiệp
(4%).
 Xử lý và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Nguồn phát thải CO2 lớn nhất của con người là từ sự đốt cháy các nhiên liệu
hóa thạch để tạo ra năng lượng. Hầu hết lượng cacbon được lưu trữ trong nhiên
liệu hóa thạch được chuyển thành CO 2 trong quá trình này. Ba loại nhiên liệu
hóa thạch được sử dụng nhiều nhất là than, khí tự nhiên và dầu. Than là nhiên
liệu hóa thạch có hàm lượng cacbon nhiều nhất và có tỉ lệ sử dụng tương đối
cao. Đối với mỗi tấn than đốt, khoảng 2,5 tấn CO 2 được tạo ra. Ba ngành kinh tế
chính sử dụng nhiên liệu hóa thạch là: điện - nhiệt, giao thông và công nghiệp.
 Nạn phá rừng và những thay đổi trong việc sử dụng đất
Nạn phá rừng, và đặc biệt là sự phá hủy rừng nhiệt đới cũng là một nguyên
nhân đáng kể dẫn tới sự gia tăng lượng khí CO 2. Các nhà khoa học ước tính rằng
phá rừng và những thay đổi khác trong việc sử dụng đất chiếm khoảng 23%
6


lượng khí thải CO2 do con người thải ra. Cây cối và các loài thực vật khác hấp
thụ CO2 từ không khí. Sử dụng năng lượng từ mặt trời, chúng biến carbon thu
được từ các phân tử CO2 thành các chất dinh dưỡng cho thân cây, cành cây và lá

của chúng. Đây là một phần của chu trình carbon. Nói cách khác, trong bối cảnh
biến đổi khí hậu, điều quan trọng nhất đối với rừng không phải là chúng hỗ trợ
làm giảm lượng CO2 trong không khí mà rừng chính là những hồ chứa carbon
lớn. Nếu một khu rừng như vậy bị đốt hay phá thì phần lớn lượng carbon đó sẽ
được giải phóng trở lại bầu khí quyển, làm tăng lượng CO2 trong khí quyển.
 Sự phát triển của các ngành công nghiệp
Trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa cùng với sự phát triển kinh
tế xã hội, ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây
dựng và đưa vào hoạt động và đã xả thải vào môi trường một lượng rất lớn các
chất khí thải công nghiệp, đặc biệt là các Khu công nghiệp còn sử dụng công
nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi xả
ra môi trường. Điều này đã gây ra một tác động vô cùng lớn đối với môi trường
không khí mà cụ thể là làm tăng nồng độ khí CO2 trong không khí.
 Dân số
Sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng và hiệu ứng
nhà kính trong vài thập kỷ qua. Mối quan hệ giữa dân số và lượng khí thải CO 2
là rất rõ ràng. Khi dân số tăng thì nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên, việc sử
dụng năng lượng từ nhiên liệu sẽ khiến nhiều khí CO2 được tạo ra hơn.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về mức độ ô nhiễm môi trường mà
cụ thể là nồng độ khí CO2 trong không khí. Tập trung vào lượng khí thải CO 2,
nhóm nhận thấy rằng hầu hết các bài nghiên cứu đều có chung những đặc điểm
sau:
o Các bài nghiên cứu đã đề cập đến mối liên hệ giữa lượng khí thải CO 2
bình quân và thu nhập bình quân đầu người.

7


o Các bài nghiên cứu thường được tiến hành dựa trên một chuỗi dữ liệu của

các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, dữ liệu cho biết lượng khí thải CO 2
hầu hết đều được lấy từ một nguồn độc lập.
o Các mối quan hệ được xét tới hay là tuyến tính hay không tuyến tính
hay cả hai.
Tuy nhiên các bài nghiên cứu trước đó hầu hết chỉ phân tích lượng khi thải
CO2 tại 1 quốc gia cụ thể qua các thời kỳ từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục mà
chỉ áp dụng được trên một phạm vi nhất định. Dựa trên số liệu có được nhóm
phân tích những ảnh hưởng tác động tới lượng CO 2 trên 1 nhóm các quốc gia
trên thế giới. Mong rằng đề tài này của nhóm sẽ giúp người đọc có được cái nhìn
tổng quan hơn về tình hình ô nhiễm trên thế giới đồng thời có những đánh giá
chính xác và giải pháp cụ thể để khắc phục được tình trạng ô nhiễm một cách
hiệu quả nhất.

II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích quy định về một loại hợp đồng thông dụng trong BLDS 2015 Luận văn Luật 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu phân tích và kiểm tra một số chỉ tiêu trong sản xuất bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D phân tích tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể Marketing 0
D Phân tích cấu trúc một số hợp chất Flavonoid tách chiết từ lá cây Sen hồng Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích cấu trúc một số hợp chất flavonoid tách chiết từ vỏ hạt đậu xanh (Vigna Radiata) Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích năng lực tài chính và một số giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top