Link tải miễn phí Luận văn: Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2007
Chủ đề: Danh từ
Dịch
Tiếng Anh
Từ đa nghĩa
Miêu tả: 117 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Nêu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đối chiếu nghĩa của từ đa nghĩa: nghĩa của từ, từ đa nghĩa, lịch sử phân tích đối chiếu đa nghĩa trong các ngôn ngữ. Phân tích, đối chiếu, chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng ở ba phạm vi : nội dung nghĩa, kiểu loại và dung lượng nghĩa, tuyến dẫn xuất phái sinh của các nghĩa. Từ đó chỉ ra đặc điểm tư duy ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá dân tộc của người Anh và người Việt để tìm giải pháp chuyển dịch tương ứng sang Việt ngữ theo kết cấu đa nghĩa và theo hướng dẫn xuất phái sinh nghĩa
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Tƣ liệu nghiên cứu 3
4 Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU ĐỐI CHIẾU NGHĨA CỦA TỪ ĐA NGHĨA
1.1. Nghĩa của từ 5
1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ 5
1.1.2. Các kiểu loại nghĩa trong từ 8
1.2. Từ đa nghĩa 11
1.2.1. Nguồn gốc từ đa nghĩa 11
1.2.2. Định nghĩa từ đa nghĩa 12
1.2.3. Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa 13
1.3. Sơ lƣợc về lịch sử phân tích đối chiếu đa nghĩa trong các ngôn
ngữ 15
1.4. Tiểu kết 16
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐA NGHĨA DANH TỪ
ANH-VIỆT TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU
ĐỊNH LƢỢNG
2.1. Đặt vấn đề 18
2.2. Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Anh, tiếng Việt 19
2.2.1. Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Anh 19
2.2.2. Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Việt 21
2.2.3. Nhận xét 23ii
2.3. Sự phân bố đa nghĩa danh từ tiếng Anh, tiếng Việt xét
trên phƣơng diện cấu tạo từ 25
2.3.1. Sự phân bố danh từ đa nghĩa tiếng Anh trên phƣơng diện cấu
tạo từ 25
2.3.2. Sự phân bố danh từ đa nghĩa tiếng Việt trên phƣơng diện cấu
tạo từ 28
2.3.3. Nhận xét 31
2.4. Tiểu kết
35
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐA NGHĨA DANH TỪ
ANH -VIỆT TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH ANH SANG VIỆT
3.1. Đặt vấn đề 37
3.2. Cấu trúc và tuyến dẫn xuất nghĩa của từ đa nghĩa 38
3.2.1. Cấu trúc nghĩa của từ đa nghĩa 38
3.2.2. Tuyến dẫn xuất, phái sinh nghĩa của từ đa nghĩa 43
3.3. Hƣớng dẫn xuất trong các nhóm danh từ Anh - Việt 46
3.3.1. Cơ sở phân loại chung của danh từ tiếng Anh và
tiếng Việt 46
3.3.2. Hƣớng dẫn xuất của danh từ cụ thể và trừu tƣợng
Anh -Việt 48
3.3.2.1. Nhóm danh từ cụ thể 49
3.3.2.2 Nhóm danh từ trừu tượng 56
3.3. Nhận xét chung về tuyến dẫn xuất trong hai ngôn ngữ 61
3.4. Giải pháp đề xuất chuyển dịch danh từ đa nghĩa
Anh -Việt 62
3.4.1. Đặt vấn đề 62
3.4.2. Chuyển dịch theo kết cấu đa nghĩa 64
3.4.3. Chuyển dịch dựa theo hƣớng dẫn xuất phái sinh nghĩa 65
3.5. Tiểu kết 67
PHẦN KẾT LUẬN
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
71
PHẦN PHỤ LỤC 76
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín hiệu ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt. Nét làm nên tính đặc biệt
so với các hệ thống tín hiệu nhân tạo là tính không tƣơng ứng một đối một giữa
cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện. Hệ quả của hiện tƣợng này làm nên tính
đồng âm đồng nghĩa và tính đa nghĩa của từ vựng. Nhƣ vậy, đa nghĩa là một
hiện tƣợng có tính quy luật của ngôn ngữ. Nó là hệ quả, là sản phẩm tất yếu của
tính không đối xứng, không đồng hình của tín hiệu ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ,
đa nghĩa biểu hiện một cách điển hình ở cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa thông qua
các từ đa nghĩa. Từ đa nghĩa có vị trí quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt trong
cấu tạo, hoạt động của hệ thống từ vựng ngữ nghĩa. Đồng thời, từ đa nghĩa có
các mối quan hệ đặc biệt với văn hoá, lịch sử, với quá trình sử dụng ngôn ngữ.
Trƣớc hết phải thừa nhận rằng, từ đa nghĩa là từ có kết cấu nghĩa khá phức
tạp. Tổng thể các nghĩa của từ đa nghĩa tạo thành một hệ thống con của các
biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, các biến thể này đƣợc tổ hợp trên cơ sở một vài
nét nghĩa chung và loại biệt. Mối quan hệ giữa các nghĩa nằm trong tƣơng quan
dẫn xuất phái sinh, là kết quả của việc sử dụng và phát triển lịch đại ngữ nghĩa.
Các nghĩa của từ đa nghĩa đƣợc nhìn nhận từ góc độ biểu vật trong quá trình ký
hiệu hiện thực, nhƣng lại đƣợc định hình nhƣ một đơn vị, một cấu tạo từ góc độ
biểu niệm. Nhƣ vậy, nội dung đa nghĩa của từ là một thế giới riêng, một thế
giới khác biệt nhiều hơn là đồng nhất. Điều này càng làm nên tính đặc trƣng,
tính loại biệt khi nhìn từ bình diện so sánh đối chiếu các ngôn ngữ.
Hơn nữa, từ đa nghĩa có thể xem nhƣ là một vốn tích luỹ, nhƣ là một tài
sản liên quan đến hoạt động của ngôn ngữ cho nên nó là hiện tƣợng ngôn ngữ
và cũng là hiện tƣợng văn hoá. Từ đa nghĩa là kết quả của sự phát triển lịch sử
nghĩa của từ trong quá trình tồn tại và sử dụng; là sản phẩm của sự phát triển
ngôn ngữ văn hoá, sự giàu có, phong phú tƣ duy và kinh nghiệm của cộng đồng2
ngƣời nói một thứ tiếng nhất định. Có thể nói, nằm trong nội dung từ đa nghĩa
là chiều sâu tinh tế, tính dân tộc sâu sắc và biểu hiện của sự phát triển tƣ duy và
giao tiếp sáng tạo của chủ nhân các ngôn ngữ.
Trong quá trình học tập và giảng dạy tiếng Anh chúng tui gặp một số
lƣợng không nhỏ các từ đa nghĩa. Kết cấu nghĩa phức tạp của từ đa nghĩa đã
gây không ít khó khăn cho ngƣời học cũng nhƣ ngƣời dạy ngoại ngữ trong việc
lĩnh hội, giải thích và chuyển dịch tƣơng ứng sang tiếng Việt. Tuy nhiên, khó
khăn này còn do một nguyên nhân khách quan nữa phải kể đến là từ đa nghĩa
liên quan đến chiều sâu của cấu tạo ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, và quan
trọng hơn là liên quan đến cách tƣ duy ngôn ngữ của từng dân tộc.
Chính vì những lẽ trên mà chúng tui lựa chọn đề tài: Phân tích đối chiếu
chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh
sang tiếng Việt.
Thực hiện đề tài này chúng tui mong muốn đƣợc nghiên cứu sâu sắc hơn
về tiếng Anh, tiếng Việt cũng nhƣ tìm hiểu về văn hoá, tƣ duy ngôn ngữ của hai
dân tộc. Đáng chú ý là chúng tui hiểu đƣợc, tìm cách nhận thức, chuyển dịch
nội dung phong phú đa dạng hàm chứa trong nghĩa của từ đa nghĩa mà thiếu
đào sâu phân tích thì không thể nào hiểu đƣợc, giải quyết đƣợc.
2. Mục đích nghiên cứu
* Khảo sát một số lƣợng nhất định các danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh
và các danh từ đa nghĩa trong tiếng Việt để có đƣợc kết quả phân tích định
lƣợng của chúng ở hai ngôn ngữ.
* Phân tích, đối chiếu, chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa
nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt tƣơng ứng ở ba phạm vi cụ thể: nội dung
nghĩa, kiểu loại và dung lƣợng nghĩa, tuyến dẫn xuất phái sinh của các nghĩa.
* Từ kết quả đối chiếu, chúng tui chỉ ra sự giống và khác nhau ở ba phạm
vi ngữ nghĩa này. Qua đó, chúng tui chỉ ra đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ và đặc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
trƣng văn hoá dân tộc của ngƣời Anh và ngƣời Việt. Và đặc biệt chúng tui hiểu
đƣợc, tìm giải pháp chuyển dịch tƣơng ứng sang Việt ngữ.
* Vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy và học tiếng Anh và
tiếng Việt với tƣ cách là ngoại ngữ.
3. Tƣ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên kết quả phân tích nghĩa của các nhà nghiên cứu
ngữ nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, chúng tui có sử dụng kết
quả phân tích nghĩa của từ trong các cuốn từ điển có uy tín để lấy ra những tƣ
liệu mà các nhà chuyên môn đã phân tích, tổng hợp trong hai ngôn ngữ Anh,
Việt. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đối chiếu, chúng tui tiến hành phân
tích bổ sung những hiểu biết của mình với những tƣ liệu cần thiết.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp mà chúng tui sử dụng trong luận văn này là các phƣơng
pháp thƣờng đƣợc dùng trong khoa học ngôn ngữ. Cụ thể là các phƣơng pháp sau:
 Phƣơng pháp thống kê, định lƣợng: thông qua các nguồn tài liệu tin
cậy, chúng tui tiến hành tập hợp, thống kê các nét nghĩa, kiểu nghĩa của các
nhóm danh từ đa nghĩa trên vốn tƣ liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt.
 Phƣơng pháp phân tích thành tố: nói chung phƣơng pháp phân tích
thành tố nghĩa có thể đƣợc hiểu là phƣơng pháp nghiên cứu mặt nội dung các
đơn vị có nghĩa, đƣợc khởi thảo ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có
mục đích là phân giải ý nghĩa ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu là các
nghĩa hay các nghĩa vị (các ý niệm sơ đẳng, các nhân tử ngữ nghĩa, các đặc
trƣng ngữ nghĩa). Đối tƣợng phân tích bằng phƣơng pháp này giả định là một
tổng thể các nghĩa liên quan với nhau về ngữ nghĩa trong cấu tạo và hoạt động
của chúng.
 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đối chiếu là phƣơng pháp nghiên cứu
dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ về cấu trúc, chức năng và hoạt
động của các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu để tìm ra những giống4
nhau, khác nhau hay tìm giải pháp chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn ra ngôn
ngữ đích một cách tƣơng ứng, chính xác.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu nghĩa của từ đa nghĩa.
Chƣơng 2: Đặc điểm đa nghĩa danh từ Anh - Việt từ kết quả phân tích đối
chiếu định lƣợng.
Chƣơng 3: Phân tích, đối chiếu định tính danh từ đa nghĩa Anh - Việt và
cách thức chuyển dịch Anh ra Việt.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐỐI CHIẾU NGHĨA CỦA TỪ ĐA NGHĨA
1.1. Nghĩa của từ
1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm phức tạp và khó xác định. Cho đến nay có
đến hàng trăm cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ. Ý kiến khác nhau có nhiều.
Chúng tui thử tạm chấp nhận một cách hiểu sơ bộ làm cơ sở cho việc nghiên
cứu ở luận văn này. Nhìn một cách đại thể có thể hiểu nghĩa là một thực thể
tinh thần tồn tại trong mọi cấp độ của ngôn ngữ, đặc biệt trong từ vựng. Trong
ngôn ngữ học, nghĩa của từ là một trong những khái niệm quan trọng nhất.
Khái niệm này đã đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt nam quan tâm.
Một số ngƣời cho rằng nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do từ biểu
thị. Chẳng hạn, từ nhà là bản thân cái nhà có trong thực tế, từ đẹp, xấu là tính
chất tƣơng ứng của nó.
Quan điểm thứ hai rất phổ biến về nghĩa của từ là đồng nhất nghĩa với
khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí có liên quan đến từ ấy. Tiêu biểu quan
điểm này là A.I. Smirnitcki. V.M. Solncev... Những ngƣời theo quan điểm này
cho rằng nghĩa của từ là khái niệm, biểu tƣợng, tức là nghĩa của từ gắn liền với
tƣ tƣởng của ngƣời nói và nghĩa đƣợc xem là toàn bộ các nội dung biểu tƣợng
đƣợc biểu hiện bằng hình thức ngữ âm của từ.
Cách hiểu thứ ba về nghĩa của từ là quy nó về mối quan hệ giữa từ và đối
tƣợng. Theo V.A. Arlomov: “nghĩa của từ là sự lệ thuộc của nó với sự vật, hiện
tƣợng của thế giới hiện thực”. [1,216]. Tƣơng tự nhƣ thế, A.C. Chikobava định
nghĩa: “nghĩa của từ là mối liên hệ giữa từ với sự vật của thực tế”. [10, 120].6
Quan điểm thứ tƣ cũng cho nghĩa của từ là quan hệ nhƣng không phải quan
hệ giữa từ và đối tƣợng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tƣợng. P.A.
Budagov phát biểu: “Nghĩa của từ là mối liên hệ đƣợc hình thành về mặt lịch sử
giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hay hiện tƣợng, sự phản ánh đó
nảy sinh trong nhận thức của chúng ta” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, [20, 120]).
B.N. Golovin cũng có cái nhìn tƣơng tự: “...sự thống nhất của sự phản ánh vỏ vật
chất của từ và sự vật tƣơng ứng chúng tui gọi là nghĩa”(Dẫn theo Nguyễn Thiện
Giáp, [20, 120]). Quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F. de Saussure. Ông
cho rằng nghĩa là quan hệ giữa cái biểu hiện (significant) và cái đƣợc biểu hiện
(signifié). Trên cơ sở đó, St. Ullman – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Pháp nổi
tiếng lí giải nghĩa của từ chính là mối liên hệ liên tƣởng giữa âm thanh của từ
(name) và nội dung khái niệm(sense) của nó.
Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc hiện đại, nghĩa của từ lại đƣợc
quan niệm là mối quan hệ giữa các từ với nhau. Theo Ju. D. Apresjan, “ Nội
dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái gì tự thân. Nó hoàn toàn đƣợc quy
định bởi nhƣng mối quan hệ đƣợc hình thành trong hệ thống những sự đối lập
của từ này với từ khác cũng thuộc trƣờng từ ấy”. [33, 53]. Những nhà ngôn ngữ
học mô tả Mĩ quan niệm “phân bố theo nghĩa rộng” chính là nghĩa của từ. Họ
xem nhƣ miêu tả nghĩa của từ thực chất là miêu tả sự phân bố của nó. Trong
khi đó, những ngƣời theo thuyết chức năng mà thay mặt nổi tiếng của họ là
Wittgenstein và J. Rile lại cho nghĩa của từ là chức năng, là vai trò từ đảm nhận
trong ngôn ngữ.
Nhƣ vậy, có nhiều cách lý giải khác nhau về khái niệm nghĩa của từ. Ở
Việt Nam cũng vậy. Theo Nguyễn Văn Tu [51, 105], “Nghĩa từ vựng của từ
đƣợc quy định bằng những yếu tố tác động lẫn nhau nhƣ:
a) thuộc tính đối tƣợng.
b) khái niệm về đối tƣợng.
c) hệ thống ngôn ngữ giúp cho việc diễn đạt
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Theo Nguyễn Thiện Giáp khi nghiên cứu về nghĩa của từ ông thấy nổi lên
hai khuynh hƣớng:
Thứ nhất, cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tƣợng, khái niệm,
sự phản ánh…).
Thứ hai, cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối
tƣợng hay quan hệ của từ với khái niệm…).
Hoàng Văn Hành trong công trình Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết
và khám phá [23] ông có đề cập đến cách tiếp cận hệ thống từ vựng từ góc độ
ngữ nghĩa học. Tác giả chấp nhận cách hiểu nghĩa theo cách hiểu “phản ánh
của hiện thực khách quan vào ý thức và đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ” của
A.I.Smirnixki và áp dụng phƣơng pháp phân tích thành tố để xác định cấu trúc
nghĩa từ vựng của từ”.
Hoàng Phê trong tác phẩm Logic – ngôn ngữ học đã đƣa ra quan niệm rất
xác đáng:
1) Ngữ nghĩa quan hệ trực tiếp với nhận thức và qua nhận thức quan hệ
với hiện thực nhờ đó ngôn ngữ thực hiện chức năng chủ yếu của nó là công cụ
tƣ duy và công cụ giao tiếp [36, 2].
2) Nghĩa của từ cần đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt, không
những trong quan hệ với nhận thức và với hiện thực, mà còn quan hệ với cấu
trúc nội tại, cũng nhƣ trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những
nghĩa từ khác trong ngữ, trong câu, trong lời” [36].
Cũng có những điểm tƣơng đồng nhƣ Hoàng Phê trong cách nhìn nhận về
nghĩa, Lê Quang Thiêm cho rằng nghĩa của ngôn ngữ thể hiện trong mọi hình
thức tồn tại của tín hiệu nên ngữ nghĩa học và nghĩa của tín hiệu phải đƣợc xem
xét ở loại đơn vị có thuộc tính tín hiệu. Nghĩa có đƣợc là do con ngƣời, con
ngƣời cấu tạo và sử dụng nhƣ một loại phƣơng tiện, công cụ nên quan điểm
chức năng phải đƣợc xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa. Hơn nữa,8
mỗi loại nghĩa đều thể hiện trong quan hệ với chức năng và toàn bộ các loại
nghĩa thuộc các loại hình thức của biểu thức trong ngôn ngữ.
Từ đó, ông đã đề xuất một cách hiểu về nghĩa: “Nghĩa là một thực thể tinh
thần trừu tƣợng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ thực hiện chức
năng công cụ của giao tiếp và tƣ duy cũng nhƣ mọi loại chức năng cụ thể đa dạng
khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, trong diễn ngôn” [46, 19].
Nhìn chung, để chọn cơ sở làm việc chúng tui chấp nhận nghĩa của từ có
thể đƣợc hiểu một cách khái quát nhƣ sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần
mà từ biểu hiện, nó đƣợc hình thành do sự kết hợp của nhiều nhân tố. Trong số
đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn
ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ nhƣ sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan,
tƣ duy và ngƣời sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ nhƣ chức năng tín hiệu học,
hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể xác lập, phân tích, xác định nội dung, dung
lƣợng, kiểu loại nghĩa của từ và nhờ đó ta có thể so sánh đối chiếu nghĩa của từ
trong ngôn ngữ này với từ tƣơng ứng trong ngôn ngữ khác để tìm ra sự tƣơng
đồng, dị biệt, cũng nhƣ chuyển dịch tƣơng ứng.
1.1.2. Các kiểu loại nghĩa từ vựng trong từ
Trong lịch sử ngữ nghĩa học, các nhà nghiên cứu đã có khá nhiều kiến giải
khác nhau về nghĩa của từ. Ngƣời ta đã phân chia nghĩa của từ thành nhiều loại.
Trên quan điểm lịch đại, ngƣời ta cho rằng: nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa
phái sinh. Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, nghĩa vốn có ban đầu của từ. Nghĩa phái
sinh là nghĩa có sau, chúng đƣợc tạo nên trên cơ sở nghĩa gốc. Nghĩa này đƣợc
sinh ra nhờ quá trình sử dụng sáng tạo của ngƣời dùng trong quá trình tồn tại
của từ đó.
Trên quan điểm đồng đại, ngƣời ta phân chia nghĩa thành nghĩa cơ bản –
nghĩa không cơ bản, nghĩa đen – nghĩa bóng, nghĩa độc lập – nghĩa phụ thuộc
văn cảnh.... Nghĩa đen là nghĩa có chứa nhiều nét nghĩa khái quát, phạm trù,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
gắn với các dấu hiệu của hiện thực. Nghĩa bóng là nghĩa chứa nhiều nét nghĩa
khu biệt, gắn với hình tƣợng, biểu trƣng hoá.
Chúng ta đều biết rằng, một từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Khi một từ
có nhiều hơn một nghĩa thì các nghĩa có quan hệ với nhau, đƣợc sắp xếp theo tổ
chức cơ cấu nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gồm
những thành tố nhỏ hơn có thể phân tích và cũng đƣợc sắp xếp theo một tổ
chức nào đó.
Đỗ Hữu Châu phân chia nghĩa của từ dựa theo đặc điểm nội dung ngữ
nghĩa của từ. Một từ sẽ có ý nghĩa nào đó tuỳ chức năng mà từ đó đảm nhận.
Từ có tính chất liên quan đến khái niệm thì từ đó mang nghĩa biểu niệm, liên
quan đến sự vật, hiện tƣợng, thì mang nghĩa biểu vật... Theo ông nghĩa của từ
có bốn loại ngữ nghĩa cơ bản sau:
 Ý nghĩa biểu vật (ứng với chức năng biểu vật).
 Ý nghĩa biểu niệm (ứng với chức năng biểu niệm).
 Ý nghĩa biểu thái (ứng với chức năng biểu thái).
 Ý nghĩa ngữ pháp (ứng với chức năng ngữ pháp).
Nhƣ vậy, có thể nói cách phân chia này dựa theo đặc điểm nội dung, dựa
vào chức năng định danh mà ông chƣa quan tâm nhiều tới tính cấu trúc hệ
thống. Trong nghiên cứu của mình ông quan tâm chú ý nhiều phân tích nghĩa
của từ, song chủ yếu chỉ là thực từ (từ miêu tả) và có thể nói nghĩa từ vựng ở
đây chỉ giới hạn ở nghĩa miêu tả.
Một cách nhìn khác hơn, sâu hơn về nghĩa của từ là dựa trên nhân tố các
mối quan hệ của nó để phân loại nghĩa của từ. Nguyễn Thiện Giáp đồng quan
điểm với nhiều nhà nghiên cứu, cho rằng nghĩa của từ là một loạt các quan hệ của từ
với các hiện tƣợng khác. Trƣớc hết, nghĩa của từ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà
nó biểu thị đó là các sự vật, quá trình, tính chất. Hơn nữa, nghĩa của từ là quan hệ của
từ với các biểu tƣợng, khái niệm. Nghĩa của từ là quan hệ của một từ với các từ khác
trong cùng một hệ thống từ vựng và còn là quan hệ của từ với ngƣời sử dụng nó. Nhƣ10
vậy, từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tƣợng cho nên nghĩa của từ cũng là đối
tƣợng không kém phần phức tạp. Ông phân chia nghĩa của từ thành 4 loại:
• Nghĩa sở chỉ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà từ biểu thị. Đối tƣợng mà từ
biểu thị là các sự vật, các quá trình, tính chất hay hiện tƣợng thực tế nào đó đƣợc gọi
là cái sở chỉ của từ. Cái sở chỉ có thể bao gồm các đối tƣợng trong ngôn ngữ lẫn các
đối tƣợng ngoài ngôn ngữ .
• Nghĩa sở biểu là quan hệ của từ với biểu tƣợng, khái niệm. Khái niệm hoặc
biểu tƣợng có quan hệ với từ gọi là cái sở biểu và quan hệ giữa từ khái niệm hoặc
biểu tƣợng là nghĩa sở biểu.
• Nghĩa sở dụng là quan hệ của từ với ngƣời sử dụng (ngƣời nói, ngƣời viết,
ngƣời nghe, ngƣời đọc). Ngƣời sử dụng ngôn ngữ bộc lộ thái độ chủ quan của mình
đối với từ ngữ và qua đó tới cái sở biểu và sở chỉ của từ ngữ.
• Nghĩa kết cấu: Mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ
đa dạng và phức tạp với những từ khác. Quan hệ giữa từ với những từ khác
trong hệ thống từ vựng đƣợc gọi là nghĩa kết cấu của từ.
Tuy nhiên việc phân tích đối chiếu đa nghĩa trong luận văn này chúng tôi
chƣa có điều kiện sử dụng sự phân chia thuộc tính đồng đại thành các kiểu
nghĩa của các tác giả vừa nêu. Chỗ dựa mà chúng tui chọn là:
- Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa phái sinh để đi tìm tuyến dẫn xuất phái sinh
nghĩa theo phân tích thành tố nghĩa.
- Phân biệt dung lƣợng đồng đại của nghĩa từ đa nghĩa theo kết quả phân tích từ
điển để đối chiếu dung lƣợng nghĩa.
- Phân biệt định lƣợng với định tính để xét cấu trúc nghĩa, tuyến phát triển nghĩa
để làm rõ đặc trƣng từng ngôn ngữ trong phái sinh đa nghĩa liên hệ đặc trƣng văn hoá
dân tộc.
Nhiệm vụ luận văn của chúng tui là phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ
nghĩa của một số nhóm từ danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh sang tiếng Việt.
Xét về đặc điểm nội dung nghĩa của từ đa nghĩa, chúng tui nhận thấy tiếp theo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
cần xác định một cách hiểu đa nghĩa cũng nhƣ lịch sử nghiên cứu đối chiếu đa
nghĩa để làm chỗ dựa cho khảo sát ở luận văn này.
1.2. Từ đa nghĩa
1.2.1. Nguồn gốc từ đa nghĩa
Ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng: mọi từ lúc mới sinh ra từ chỉ có một nghĩa.
Theo dòng thời gian tồn tại và phát triển từ trở thành nhiều nghĩa. Sự xuất hiện
nghĩa mới của từ có quan hệ với sự phát triển một cách có quy luật và sự giàu
có, phong phú của thành phần từ vựng một ngôn ngữ. Điều đó cho thấy kết cấu
ý nghĩa của từ không nhất thành bất biến mà luôn vận động phát triển. Đó là do
sự phát triển của đời sống, của nhận thức và của chính hệ thống ngôn ngữ.
Sự biến đổi, phát triển không ngừng của đời sống tất yếu dẫn đến phát
triển thêm nghĩa mới của từ. Trong thực tế, con ngƣời luôn có ý thức tìm hiểu,
khám phá, chinh phục thiên nhiên và kết quả là những kinh nghiệm lao động,
những thành tựu khoa học phục vụ cho cuộc sống. Bên cạnh đó, con ngƣời luôn
có ý thức xây dựng xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh, thế giới ngày
càng trở nên phong phú. Những cái mới nảy sinh trong thiên nhiên, xã hội và
con ngƣời đòi hỏi phải đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ.
Một nguyên nhân làm cho nghĩa của từ phát triển nữa là sự phát triển của
nhận thức. Đồng thời với sự phát triển của xã hội, nhận thức của con ngƣời
cũng ngày một nâng cao. Vẫn những sự vật, hiện tƣợng hay quan hệ ấy nhƣng
càng ngày ngƣời ta càng nhận thức sâu sắc hơn. Nhiều thuộc tính của sự vật
trƣớc đây bị che mờ thì bây giờ đƣợc phát hiện. Do đó, ý nghĩa không thể
không thay đổi theo sự phát triển của nhận thức.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ (với tƣ cách là nhân tố
bên trong) cũng ảnh hƣởng tới kết cấu ý nghĩa của từ. Với thời gian, ngôn ngữ
cũng đƣợc bổ sung thêm nhiều yếu tố mới, đồng thời yếu tố cũ không thông
dụng nữa. Do đó mối quan hệ giữa các từ trong ngôn ngữ cùng với kết cấu
chung của nó bị thay đổi. Điều này cũng làm cho từ có thêm nghĩa mới.12
Nhƣ vậy, sự phát triển từ đa nghĩa liên quan đến sự phát triển xã hội và sự
phát triển của ngôn ngữ. Các ngôn ngữ gắn liền với văn hoá thành văn, nền văn
minh tiên tiến thƣờng phát triển với tỷ lệ cao những từ đa nghĩa bởi lẽ đa nghĩa
liên quan đến trình độ, đến sự sáng tạo của cả một dân tộc.
Đa nghĩa là qui luật chung của ngôn ngữ nhân loại. Việc tìm hiểu những
nét tƣơng đồng và dị biệt trong nội dung từ đa nghĩa của các dân tộc lại liên
quan đến ngôn ngữ và văn hoá của riêng của mỗi quốc gia. Bởi vì đặc điểm đa
nghĩa của mỗi ngôn ngữ nhƣ là sản phẩm sáng tạo, nhƣ là thành tựu đƣợc tập
thể cộng đồng ngôn ngữ ấy xây dựng nên.
1.2.2. Định nghĩa từ đa nghĩa
Theo cách hiểu thông thƣờng và rất đơn giản: từ đa nghĩa là từ có nhiều
hơn một nghĩa. Trong nghiên cứu ngôn ngữ vấn đề lại không phải giản đơn nhƣ
thế. Cho đến nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về từ đa nghĩa từ vựng.
Có tác giả cho đa nghĩa là sự thể hiện chức năng định danh của từ. Theo
quan niệm trên, từ đa nghĩa bao gồm trong nội dung của nó các nghĩa biểu vật
khác nhau. Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, Mátxcơva, 1969,
A.A.Rêphomatski cho rằng: “Vấn đề đa nghĩa trƣớc hết là vấn đề định danh,
tức là có các nội dung biểu vật khác nhau trong cái đồng nhất của từ” (Dẫn theo
Lê Quang Thiêm) [44, 305].
Một cách hiểu khác đƣợc nhiều ngƣời đồng tình hơn là quan niệm cho
rằng: mọi ý nghĩa của từ là nội dung khái quát trừu tƣợng đƣợc tổ hợp từ một
số dấu hiệu, thuộc tính của một lớp sự vật, hiện tƣợng mà từ biểu thị. Đa nghĩa
của từ bao gồm nhiều khái quát khác nhau tạo lập một hệ thống. Cách hiểu này
có thể gọi là cách hiểu đa nghĩa biểu niệm. O.C.Akhmanôva cho rằng: “đa
nghĩa là sự tồn tại ở từ một số nghĩa vốn thƣờng xuất hiện do việc sử dụng từ
và sự phát triển các nghĩa bóng của từ” (Dẫn theo Lê Quang Thiêm) [44].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Vũ Đức Nghiệu cho rằng: “Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu
thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tƣợng, hay biểu thị
những đối tƣợng khác nhau của thực tại.”[12, 172]
Sau khi phân tích đánh giá một số cách hiểu Lê Quang Thiêm cho rằng:
“Từ đa nghĩa là từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa
này lập thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm
một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối
tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức
năng, hình thức hay thuộc tính nào đó của đối tượng”. [44, 305]. Chúng tôi
chấp nhận cách hiểu này làm chỗ dựa cho sự phân tích, nghiên cứu của luận
văn này.
1.2.3. Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa
Các nghĩa của từ đa nghĩa đƣợc xây dựng và tổ chức theo những cách thức
và trật tự nhất định. Việc phân loại các nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa giúp
chúng ta tìm ra đƣợc mối quan hệ của chúng và từ đó có cơ sở hiểu rõ hơn ý
nghĩa của từ.
 Dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai
loại: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, vốn có đối với
một từ nào đó. Vì thế nghĩa gốc thƣờng là nghĩa không giải thích đƣợc lí do và
có thể nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác. Nghĩa phái
sinh là nghĩa có sau đƣợc tạo nên trên cơ sở nghĩa gốc cho nên chúng thƣờng
có lí do và đƣợc nhận ra qua nghĩa gốc của từ. Ví dụ, trong Từ điển tiếng Việt
của Hoàng Phê [35] có định nghĩa từ chân nhƣ sau:
1. Bộ phận dƣới cùng của cơ thể ngƣời và động vật, dùng để đi, đứng,
thƣờng đƣợc coi là biểu tƣợng của hoạt động đi lại của con ngƣời (Què chân;
Vui chân đi quá xa; Nƣớc đến chân mới nhảy).
Trong chƣơng trƣớc chúng tui đã thực hiện phân tích và đối sánh dung
lƣợng nghĩa của danh từ đa nghĩa trong hai ngôn ngữ Anh - Việt ở mặt định
lƣợng. Dựa trên kết quả định lƣợng đó, trong chƣơng này chúng tui tiến hành
đối chiếu về mặt định tính danh từ đa nghĩa Anh - Việt trên hai bình diện: mạng
lƣới cấu trúc nghĩa, tuyến dẫn xuất nghĩa của danh từ đa nghĩa, cụ thể là khả
năng dẫn xuất nghĩa của các loại danh từ trong hai ngôn ngữ. Thực tế cho thấy,
đối chiếu những cặp danh từ Anh - Việt cụ thể là ta có cơ hội đi tìm những
điểm giống và khác nhau về cấu trúc ngữ nghĩa cũng nhƣ phong tục, tập quán,
đặc trƣng văn hoá, đặc điểm tƣ duy của hai dân tộc. Vì thế, luận văn sẽ thực
hiện đối chiếu những cặp từ cụ thể thuộc nhóm danh từ trong phạm vi khảo sát
của luận văn, đó là: các nhóm danh từ thuộc loại danh từ cụ thể, các nhóm danh
thuộc loại danh từ trừu tượng. Từ đó luận văn chỉ ra đƣợc những đặc điểm
giống và khác nhau về “tính chất” cũng nhƣ sự “biến đổi tính chất” trong nội
dung ngữ nghĩa của từ đa nghĩa Anh - Việt trong các loại danh từ nói chung.
Xem xét từ đa nghĩa ở cấu trúc ngữ nghĩa, tuyến dẫn xuất của chúng đồng
nghĩa với việc chúng ta có thể tìm hiểu đƣợc dung lƣợng nghĩa hiện thời và hơn
nữa chúng còn bộc lộ xu hƣớng phát triển ngữ nghĩa của chúng trong tƣơng lai.
Dựa vào những đặc điểm đa nghĩa ấy trong hai ngôn ngữ, chúng tui đƣa ra một
số giải pháp chuyển dịch danh từ đa nghĩa Anh sang Việt.
3.2. Cấu trúc và tuyến dẫn xuất nghĩa của từ đa nghĩa
3.2.1. Cấu trúc nghĩa của từ đa nghĩa
Xem xét cấu trúc nghĩa của từ tức là chúng ta xem xét nghĩa trên quan
điểm đồng đại. Trên quan điểm này cấu trúc nghĩa đƣợc xem xét trong trạng
thái tƣơng đối tĩnh. Trong tình trạng này, sự giống nhau và khác nhau của từ đa
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Phân tích thiết kế hướng đối tượng quản lý khách sạn Công nghệ thông tin 0
D phân tích tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể Marketing 0
D Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty Ford Vietnam là hãng Mitsubishi và Chevrolet Luận văn Kinh tế 1
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
D phân tích vai trò của thực tiễn đối với lí luận Văn hóa, Xã hội 0
S Phân tích tác động gia nhập WTO của Việt Nam đối với xuất Khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt N Luận văn Kinh tế 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệ Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top