daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, kinh tế thế giới và khu vực có sự vận động không ngừng, các doanh nghiệp trong nước đã và đang có nhiều sự thay đổi, phát triển cả về hình thức lẫn quy mô, phương hướng hoạt động của mình. Với mục đích cuối cùng là nâng cao doanh thu, giảm chi phí, duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường; mỗi doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những kế hoạch, phương án kinh doanh khác nhau.
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh cụ thể nguồn giá trị mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới và mong muốn đạt được, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp khi hoạt động luôn tìm ra những biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, tối thiểu hóa chi phí sao cho hiệu quả kinh doanh đạt được là cao nhất. Doanh thu là nguồn thu chủ yếu nhằm trang trải chi phí cho các hoạt động của DN, quay vòng vốn, tái sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng quy mô cũng như thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Vì vậy, doanh thu là chỉ tiêu quan trọng thể hiện tương đối chính xác tình hình, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh mà DN đạt được qua mỗi thời kỳ và thiết lập những mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo.
Phân tích doanh thubán hàng là cơ sở giúp DN có cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh cho DN đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thông qua quá trình tìm hiểu nguyên nhân biến động, đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp với thực trạng của DN và xu hướng phát triển nền kinh tế DN có thể thực hiện được kế hoạch tăng doanh thu. Ngoài ra, phân tích doanh thucòn giúp doanh nghiệp có những dự báo doanh thu trong tương lai từ đó có những quyết định quan trọng trong kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của DN.
Công ty cổ phần tập đoàn Toji là công ty với ngành nghề kinh doanh đa dạng nên kết cấu doanh thu tương đối phức tạp vì vậy việc phân tích doanh thu bán hàng qua các năm gặp phải những khó khăn nhất định. Hơn nữa trong mấy năm gần đây kết quả doanh thu bán hàng của công ty có sự biến động và công tác lập kế hoạch kinh doanh chưa phát huy hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với những kết quả thu thập được về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, em lựa chọn đề tài“Phân tích doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp.
2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh thu vàphân tích doanh thu bán hàng
- Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 2009-2011, xác định các kết quả đạt được, các tồn tại và hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng doanh thu cho công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu doanh thubán hàng
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam
Về thời gian: số liệu từ năm 2009-2011
4. Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này thu thập dữ liệu thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế từ trước cho các đối tượng có liên quan như: kế toán trưởng, nhân viên phòng kế toán và một số đối tượng liên quan khác.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là kết quả thu thập được đôi khi không trung thực khi người được điều tra có thái độ không nghiêm túc, không hợp tác.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm làm rõ hơn kết quả đã thu được từ phiếu điều tra, đồng thời thể hiện được ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân của người được phỏng vấn về thực trạng doanh thu bán hàng tại công ty. Phương pháp này đòi hỏi người phỏng vấn phải có thái độ nghiêm túc, có kỹ năng đặt ra những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn đi sâu tìm hiểu về kết quả doanh thu của công ty . Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn phụ thuộc rất lớn vào thái độ hợp tác của đối tượng được phỏng vấn.Đối tượng được phỏng vấn là quản lý cấp cao tại công ty, kế toán trưởng và nhân viên phòng kế toán.
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp quan sát thực tế: Thông tin thu thập được qua việc quan sát thực tế các tài liệu, chứng từ, sổ sách công ty hay quy trình làm việc của một bộ phận, phòng ban.
Phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là kết quả quan sát có tính thời điểm nên tính chính xác không cao.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Trong phân tích kinh tế thường so sánh các chỉ tiêu:
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần tram hoặc số chênh lệch tăng giảm.
So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước nhằm thấy được sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của đơn vị.
Các chỉ tiêu đem so sánh phải có mối tác động qua lại lẫn nhau và phải đảm bảo tính đồng nhất.
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng , thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó khi có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng công thức tính đơn giản
Ngoài ra trong phân tích kinh tế doanh nghiệp còn sử dụng các phương pháp khác: phương pháp tính chỉ số, hệ số, tỷ lệ, tỷ suất…
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiêp được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thuvà phân tích doanh thu bán hàng
Chương 2: Phân tích thực trạng về doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG

1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14)
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hay sẽ chắc chắn thu được trong tương lai. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Vì vậy trong quá trình xác định doanh thu cần xác định đúng thời điểm ghi nhận doanh thu.
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ (theo giáo trình kế toán tài chính,2008, NXB tài chính, trang 310)
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của DN (nguồn trích dẫn từ website vi.wikipedia.org)
Khóa luận nghiên cứu doanh thu theo cách tiếp cận của chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận thanh toán (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).


Công thức:
M = pi .qi
Trong đó:
M: Doanh thu tiêu thụ
pi: Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hóa
qi: Khối lượng sản phẩm, hàng hóa i đã tiêu thụ trong kỳ
i=1,..n: Số lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng bao gồm các nội dung kinh tế sau:
Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành và tiêu thụ ngay trong thời kỳ phân tích
Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành trong các kỳ trước nhưng mới tiêu thụ được trong kỳ phân tích
Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành và giao cho khách hàng trong các kỳ trước nhưng nhận thanh toán trong kỳ phân tích
Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước để sử dụng cho doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép
Giá trị các sản phẩm, hàng hóa đem biếu tặng hay tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào giá trị thị trường ở thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ để xác định đúng doanh thu. Thời điểm xác nhận doanh thu: là khi người mua chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan
1.1.2.1 Ý nghĩa của việc tăng doanh thu
- Đối với xã hội:
Việc tăng doanh thu trong các doanh nghiệp góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội, đảm bảo cân đối cung cầu, góp phần ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, khu vực, các quốc gia.
Tăng doanh thu là điều kiện giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo luật định.
Tăng doanh thu sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tái sản xuất xã hội, đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
- Đối với doanh nghiệp:
Tăng doanh thu giúp DN thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Tăng doanh thu tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, xoay vòng vốn, thực hiện quá trình tái sản xuất, tạo điều kiện đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tăng doanh thu bán hàng sẽ ảnh hưởng tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động.
Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích doanh thu bán hàng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Mục đích phân tích và nguồn tài liệu phân tích doanh thu bán hàng
Phân tích doanh thu bán hàng nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán… qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những mâu thuẫn tồn tại, những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.Những số liệu, tài liệu phân tích doanh thu bán hàng là cơ sở, căn cứ để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ sau.
Nguồn số liệu căn cứ để phân tích doanh thu bán hàng gồm:
Các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ
Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng được sử dụng trong phân tích tình hình doanh thu bán hàng bao gồm cả kế toán tổng hợp, chi tiết, các hợp đồng, chứng từ…
Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả của những mặt hàng mà DN sản xuất kinh doanh
Các chế độ, chính sách về thương mại, tài chính- tín dụng… có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước hoặc ngành ban hành
1.2. Nội dung phân tích doanh thu bán hàng
1.2.1. Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm
Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm nhằm thấy được sự tăng giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng. Qua đó, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn, dài hạn. Nguồn số liệu để phân tích là các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua các năm. Phương pháp phân tích được áp dụng là tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân.
Tốc độ phát triển liên hoàn:
ti = Mi / M(i-1)
Tốc độ phát triển định gốc:
t01= M1 / M0
Tốc độ phát triển bình quân:t = ∏ti
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn
t01: Tốc độ phát triển định gốc
t: Tốc độ phát triển bình quân
Mi: Doanh thu bán hàng kỳ i
M(i-1): Doanh thu bán hàng kỳ i-1
M0: Doanh thu bán hàng kỳ gốc
∏ti: Tích các ti, i=1…n

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Tran Linh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, kinh tế thế giới và khu vực có sự vận động không ngừng, các doanh nghiệp trong nước đã và đang có nhiều sự thay đổi, phát triển cả về hình thức lẫn quy mô, phương hướng hoạt động của mình. Với mục đích cuối cùng là nâng cao doanh thu, giảm chi phí, duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường; mỗi doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những kế hoạch, phương án kinh doanh khác nhau.
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh cụ thể nguồn giá trị mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới và mong muốn đạt được, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp khi hoạt động luôn tìm ra những biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, tối thiểu hóa chi phí sao cho hiệu quả kinh doanh đạt được là cao nhất. Doanh thu là nguồn thu chủ yếu nhằm trang trải chi phí cho các hoạt động của DN, quay vòng vốn, tái sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng quy mô cũng như thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Vì vậy, doanh thu là chỉ tiêu quan trọng thể hiện tương đối chính xác tình hình, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh mà DN đạt được qua mỗi thời kỳ và thiết lập những mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo.
Phân tích doanh thubán hàng là cơ sở giúp DN có cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh cho DN đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thông qua quá trình tìm hiểu nguyên nhân biến động, đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp với thực trạng của DN và xu hướng phát triển nền kinh tế DN có thể thực hiện được kế hoạch tăng doanh thu. Ngoài ra, phân tích doanh thucòn giúp doanh nghiệp có những dự báo doanh thu trong tương lai từ đó có những quyết định quan trọng trong kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của DN.
Công ty cổ phần tập đoàn Toji là công ty với ngành nghề kinh doanh đa dạng nên kết cấu doanh thu tương đối phức tạp vì vậy việc phân tích doanh thu bán hàng qua các năm gặp phải những khó khăn nhất định. Hơn nữa trong mấy năm gần đây kết quả doanh thu bán hàng của công ty có sự biến động và công tác lập kế hoạch kinh doanh chưa phát huy hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với những kết quả thu thập được về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, em lựa chọn đề tài“Phân tích doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp.
2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh thu vàphân tích doanh thu bán hàng
- Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 2009-2011, xác định các kết quả đạt được, các tồn tại và hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng doanh thu cho công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu doanh thubán hàng
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam
Về thời gian: số liệu từ năm 2009-2011
4. Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này thu thập dữ liệu thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế từ trước cho các đối tượng có liên quan như: kế toán trưởng, nhân viên phòng kế toán và một số đối tượng liên quan khác.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là kết quả thu thập được đôi khi không trung thực khi người được điều tra có thái độ không nghiêm túc, không hợp tác.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm làm rõ hơn kết quả đã thu được từ phiếu điều tra, đồng thời thể hiện được ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân của người được phỏng vấn về thực trạng doanh thu bán hàng tại công ty. Phương pháp này đòi hỏi người phỏng vấn phải có thái độ nghiêm túc, có kỹ năng đặt ra những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn đi sâu tìm hiểu về kết quả doanh thu của công ty . Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn phụ thuộc rất lớn vào thái độ hợp tác của đối tượng được phỏng vấn.Đối tượng được phỏng vấn là quản lý cấp cao tại công ty, kế toán trưởng và nhân viên phòng kế toán.
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp quan sát thực tế: Thông tin thu thập được qua việc quan sát thực tế các tài liệu, chứng từ, sổ sách công ty hay quy trình làm việc của một bộ phận, phòng ban.
Phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là kết quả quan sát có tính thời điểm nên tính chính xác không cao.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Trong phân tích kinh tế thường so sánh các chỉ tiêu:
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần tram hoặc số chênh lệch tăng giảm.
So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước nhằm thấy được sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của đơn vị.
Các chỉ tiêu đem so sánh phải có mối tác động qua lại lẫn nhau và phải đảm bảo tính đồng nhất.
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng , thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó khi có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng công thức tính đơn giản
Ngoài ra trong phân tích kinh tế doanh nghiệp còn sử dụng các phương pháp khác: phương pháp tính chỉ số, hệ số, tỷ lệ, tỷ suất…
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiêp được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thuvà phân tích doanh thu bán hàng
Chương 2: Phân tích thực trạng về doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Toji Việt Nam


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG

1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14)
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hay sẽ chắc chắn thu được trong tương lai. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Vì vậy trong quá trình xác định doanh thu cần xác định đúng thời điểm ghi nhận doanh thu.
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ (theo giáo trình kế toán tài chính,2008, NXB tài chính, trang 310)
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của DN (nguồn trích dẫn từ website vi.wikipedia.org)
Khóa luận nghiên cứu doanh thu theo cách tiếp cận của chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận thanh toán (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).


Công thức:
M = pi .qi
Trong đó:
M: Doanh thu tiêu thụ
pi: Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hóa
qi: Khối lượng sản phẩm, hàng hóa i đã tiêu thụ trong kỳ
i=1,..n: Số lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng bao gồm các nội dung kinh tế sau:
Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành và tiêu thụ ngay trong thời kỳ phân tích
Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành trong các kỳ trước nhưng mới tiêu thụ được trong kỳ phân tích
Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành và giao cho khách hàng trong các kỳ trước nhưng nhận thanh toán trong kỳ phân tích
Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước để sử dụng cho doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép
Giá trị các sản phẩm, hàng hóa đem biếu tặng hay tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào giá trị thị trường ở thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ để xác định đúng doanh thu. Thời điểm xác nhận doanh thu: là khi người mua chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan
1.1.2.1 Ý nghĩa của việc tăng doanh thu
- Đối với xã hội:
Việc tăng doanh thu trong các doanh nghiệp góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội, đảm bảo cân đối cung cầu, góp phần ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, khu vực, các quốc gia.
Tăng doanh thu là điều kiện giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo luật định.
Tăng doanh thu sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tái sản xuất xã hội, đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
- Đối với doanh nghiệp:
Tăng doanh thu giúp DN thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Tăng doanh thu tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, xoay vòng vốn, thực hiện quá trình tái sản xuất, tạo điều kiện đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tăng doanh thu bán hàng sẽ ảnh hưởng tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động.
Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích doanh thu bán hàng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Mục đích phân tích và nguồn tài liệu phân tích doanh thu bán hàng
Phân tích doanh thu bán hàng nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán… qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những mâu thuẫn tồn tại, những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.Những số liệu, tài liệu phân tích doanh thu bán hàng là cơ sở, căn cứ để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ sau.
Nguồn số liệu căn cứ để phân tích doanh thu bán hàng gồm:
Các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ
Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng được sử dụng trong phân tích tình hình doanh thu bán hàng bao gồm cả kế toán tổng hợp, chi tiết, các hợp đồng, chứng từ…
Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả của những mặt hàng mà DN sản xuất kinh doanh
Các chế độ, chính sách về thương mại, tài chính- tín dụng… có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước hoặc ngành ban hành
1.2. Nội dung phân tích doanh thu bán hàng
1.2.1. Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm
Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm nhằm thấy được sự tăng giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng. Qua đó, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn, dài hạn. Nguồn số liệu để phân tích là các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua các năm. Phương pháp phân tích được áp dụng là tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân.
Tốc độ phát triển liên hoàn:
ti = Mi / M(i-1)
Tốc độ phát triển định gốc:
t01= M1 / M0
Tốc độ phát triển bình quân:t = ∏ti
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn
t01: Tốc độ phát triển định gốc
t: Tốc độ phát triển bình quân
Mi: Doanh thu bán hàng kỳ i
M(i-1): Doanh thu bán hàng kỳ i-1
M0: Doanh thu bán hàng kỳ gốc
∏ti: Tích các ti, i=1…n

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Thank b nhiều nhiều <3
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top