Link tải luận văn miễn phí cho ae

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......6
1.1. Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ...................... 6
1.1.1. Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế............. 6
1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp trong quản lý ngân sách
Nhà nước............................................................................................ 7
1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước............................................ 7
1.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm vận hành đồng bộ
hệ thống ngân sách địa phương........................................................... 8
1.1.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm hạn chế thất thoát,
lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước ........................................ 9
1.2. Nội dung của việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ............. 9
1.2.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước .................................... 9
1.2.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ...................... 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước......... 14
1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước .............................. 17
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 27
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH ............................................... 29
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ
thống chính quyền, hệ thống ngân sách tỉnh Nam Định .............. 29
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định............................................ 29
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định ......................... 30
2.1.3. Tổ chức hệ thống chính quyền và hệ thống ngân sách ở tỉnh Nam Định.... 33
2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách
Nhà nước ở tỉnh Nam Định............................................................ 34
2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006.............................................. 34
2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010.............................................. 46
2.2.3. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - đến nay ....................................... 57
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách
Nhà nước ở tỉnh Nam Định............................................................ 62
2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................... 62
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................ 66
2.3.3. Nguyên nhân .................................................................................... 71
2.3.4. Bài học kinh nghiệm......................................................................... 72
Tiểu kết chương 2....................................................................................... 74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH...........75
3.1. Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.... 75
3.1.1. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải thực hiện đồng bộ, phù
hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội........... 75
3.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ
đạo của ngân sách cấp trên và tính chủ động, sáng tạo của ngân
sách cấp dưới.................................................................................... 76
3.1.3. Phân cấp phải đảm bảo ổn định cả nguồn thu và nhiệm vụ chi
tương đối lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa
phương và có tính khả thi trong quá trình thực hiện.......................... 77
3.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính công
bằng, hợp lý, bao quát đầy đủ các hoạt động thu và chi của ngân
sách Nhà nước.................................................................................. 77
3.1.5. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ chế phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.............. 77
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý
ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định .......................................... 78
3.2.1. Đề xuất và kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật ngân sách Nhà nước ........... 78
3.2.2. Về phân cấp quản lý thu ngân sách................................................... 81
3.2.3. Về phân cấp quản lý chi ngân sách................................................... 84
3.2.4. Một số giải pháp có tính bổ trợ......................................................... 88
3.3. Một số điều kiện thực hiện giải pháp............................................. 94
3.3.1. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững..................................... 94
3.3.2. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đảm bảo
hoạt động tài chính chất lượng và hiệu quả....................................... 95
3.3.3. Về khung pháp lý ............................................................................. 95
Tiểu kết chương 3....................................................................................... 97
KẾT LUẬN................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
NSNN là bộ phận cơ bản, là khâu chủ đạo, có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời là công cụ tài chính để
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt động kinh tế - xã
hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự phân cấp quản
lý kinh tế và hành chính thì NSNN cũng được phân cấp lý quản lý. Phân cấp
quản lý ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân bổ một cách
hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia, nó còn
tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế
xã hội.Sự phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính trị,
kinh tế, xã hội của từng quốc gia.
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 ra đời, có hiệu lực
ngày 01/01/2004 thay thế cho Luật NSNN số 47-L/CTN ngày 20/3/1996 và
Luật sửa đổi một số điều của Luật NSNN số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998
là cơ sở pháp lý quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý NSNN.
NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. Trong đó NSĐP lại bao gồm ngân
sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Việc phân cấp quản lý
NSĐP là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta.
Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng địa
phương mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa
phương cũng rất khác nhau. Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở
địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu
việc phân cấp quản lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những
đảm bảo việc thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tự
chủ, sáng tạo của địa phương trong việc sử dụng ngân sách.
Nam Định là tỉnh nghèo, thu ngân sách còn hạn chế trong khi nhu cầu
chi ngày một tăng. Trong những năm vừa qua phân cấp quản lý NSNN tại
tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên thực tế còn nhiều vướng mắc, hạn chế,
đang bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét và cải tiến. Mặc dù địa phương
được trao quyền quản lý ngân sách nhiều hơn, song hầu hết các địa phương
vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, việc thực hiện
phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng, phân cấp
cho ngân sách cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền
cấp tỉnh. Thực trạng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa tạo thế
chủ động, chưa đảm bảo tính độc lập của ngân sách các cấp, chưa mở rộng
quyền tự chủ để mỗi cấp chính quyền, cấp ngân sách chủ động trong việc khai
thác các nguồn thu tại chỗ và chủ động bố trí chi tiêu hợp lý.
Để quản lý thống nhất nền tài chính, xây dựng NSNN lành mạnh, củng
cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm kinh phí của nhà nước, tăng tích luỹ để
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân, đảm
bảo quốc phòng – an ninh thì việc phân cấp quản lý NSNN nói chung và phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nói riêng cần luôn hoàn thiện để đáp ứng
yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Với lý do đó, tui chọn đề tài: "Phân cấp
quản lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn thạc
sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Để xây dựng được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về phân cấp quản
lý NSNN, điều cần thiết là phải chỉ ra được những vướng mắc, những điểm
không phù hợp với thực tế và bổ sung những quy định mới hợp lý. Từ đó,
ta mới có cơ sở để thảo luận đánh giá, đề ra phương hướng và phương pháp
giải quyết các vướng mắc chính xác và có hiệu quả thực tế cao.
Cùng với sự ra đời của Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002,
các quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được xây dựng và
bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu của hoạt động thực tiễn phát sinh. Bên cạnh
đó, nhiều cuộc hội thảo đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện luật này,
cũng như những điểm còn hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới cho
phù hợp. Nhiều ý kiến, bài viết tham gia đánh giá của các chuyên gia, các
giáo viên và các cá nhân, tổ chức nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN và
thực hiện công việc liên quan đến phân cấp quản lý NSNN. Các ý kiến tham
gia đó đã góp phần bổ sung thêm vào quá trình hoàn thiện hơn pháp luật về
phân cấp quản lý NSNN.
Dựa trên những cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài: "Phân cấp quản
lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn với suy
nghĩ có thể tìm hiểu rõ hơn về phân cấp quản lý NSNN, các vấn đề pháp lý
hiện hành điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN, những vướng mắc, bất cập
trong các quy định pháp luật, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện
các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đưa ra các kiến nghị
có liên quan để giúp cho việc thực hiện luật NSNN đạt được hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về phân cấp
quản lý NSNN, các quy định của pháp luật thực định về phân cấp quản lý
NSNN, thực tế áp dụng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Nam
Định, luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc hoàn thiện khung pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đồng thời
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phân cấp quản lý NSNN
tại địa bàn tỉnh Nam Định.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý
NSNN và pháp luật phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam.
Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến phân cấp quản
lý NSNN phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định và các vấn đề pháp lý liên
quan đến quá trình áp dụng pháp luật quản lý NSNN vào thực tiễn trên địa
bàn tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật quản
lý NSNN, luận văn chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của
pháp luật về quản lý NSNN hiện hành, đồng thời đề xuất những giải pháp,
kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật quản lý NSNN có hiệu quả trên
địa bàn tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về pháp luật quản
lý NSNN và thực tiễn của việc áp dụng luật quản lý NSNN.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
+ Về mặt không gian: Trên địa bàn Tỉnh Nam Định
+ Về mặt thời gian: số liệu thống kê được lấy từ năm 2004-2012
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp song song với các phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sơ đồ.
Phương pháp phân tích dùng để làm rõ khái niệm về NSNN, về phân
cấp quản lý NSNN, làm rõ thực trạng áp dụng quản lý NSNN trên địa bàn
tỉnh Nam Định.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác biệt
của công tác áp dụng phân cấp quản lý NSNN trong từng thời điểm. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các bản biểu, số liệu thống kê để phân tích, chứng
minh các nội dung liên quan.
Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá
nhằm đưa ra các đề xuất, kiến nghị của luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Nhu cầu phải có sự phân cấp quản lý NSNN
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN
ở tỉnh Nam Định
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giang1977

Member
Re: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01

bạn làm ơn cho minh xin tài liệu này nhà "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định"
Thank rất nhiều
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top