P©tur

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
đề cương

I - Đặt vấn đề
II - giải quyết vấn đề

1. Những vấn đề lý luận về lạm phát.
1.1. Khái niệm
1.2. Các Loại hình của lạm phát
1.3. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế.
2. Những nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
2.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
2.2. Những hậu quả của lạm phát
3. Các giải pháp đối phó và tình trạng thực tế về lạm phát ở việt nam qua một số thời kỳ.
3.1. Giải pháp đối phó với lạm phát.
3.2. Thực tế lạm phát ở Việt Nam.

III - Kết luận
Tài liệu tham khảo







I - Đặt vấn đề

Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ đối với một nền kinh tế hàng hoá và hầu hết quảng đại quần chúng đã có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau, nhưng để hiểu một cách chính xác lạm phát là gì thì thật là không rễ. ở đây ta có thể hiểu một cách nôm na rằng lạm phát là: lạm phát trong lĩnh vực lưu thông tràn ngập khối lượng tiền thừa làm cho tiền tệ ngày càng mất giá so vời toàn bộ các sản phẩm hàng hoá, vàng và để lại những hậu quả hết sức trầm trọng cho nền kinh tế.


II - Giải quyết vấn đề

1. Những vấn đề lý luận về lạm phát.
1.1. Khái niệm
Vậy lạm phát là gì ? đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.
Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định :lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất.
G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng ( tự phát hay có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M. Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”
ở Việt Nam, ông Bùi Huy Khoát thì chia sẻ quan điểm của luận thuyết”Lạm phát cầu kéo”và đánh giá là lạm phát nẩy sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hoá tăng lên...Xét đến cùng thì lạm phát là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu biểu hiện ra ở hàng và tiền.
Còn ông Nguyễn Văn kỷ lại thiên về luận thuyết”lạm phát lưu thông tiền tệ “ khi khẳng định lạm phát là hiện tượng tiền quá thừa trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi.
Ông Vũ ngọc nhung thì chỉ ra đặc trưng của lạm phát là hiện tượng giá cả tăng lên phổ biến do tiền giấy mất giá so với vàng loại tiền mà có thay mặt và so với mọi giá cả hàng hoá trừ hàng hoá sức lao động.
Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát, và theo quan điểm của tui về vấn đề này sau khi nghiên cứu một số luận thuyết ở trên thì nhận thấy ở một khía cạnh nào đó của lạm phát thì: khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức cho phép thì nó dẫn đến lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng hoá khác.
1.2. Các Loại hình của lạm phát
Cũng như ở trên đã có rất nhiều cách hiểu ở các góc độ khác nhau về lạm phát thì ở phần này cũng như vậy người ta có thể phân loại lạm phát theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Căn cứ vào tốc độ lạm phát, người ta chia lạm phát ra làm ba loại
+ Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát xẩy ra với tốc độ gia tăng giá cả chậm, chỉ ở mức một con số hay dưới 10%.
+ lạn phát phi mã:là loại lạm phát biết được khi giá cả đạt tới ngưỡng từ 2 con số đến 3 con số ( 20%,100%,200%) một năm.
+ Siêu lạm phát : Siêu lạm phát là thời kì mà tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định.
- Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát người ta phân biệt
+ Lạm phát cầu dư thừa tổng quát
+ Lạm phát chi phí đẩy
+ Lạm phát cơ cấu
+ Lạm phát nhập khẩu
- Căn cứ vào tính chất chủ động bị động từ phía chính phủ đối phó với lạm phát người ta chia ra:
+ Lạm phát cân bằng và có thể đoán trước
+ lạm phát không cân bằng và không đoán trước
- Căn cứ voà quá trình bộc lộ hiện hình lạm phát người ta phân biệt
+ Lạm phát ngầm đây là loại lạm phát đang ở giai đoạn ẩn náu, bị kiềm chế về t ốc độ tăng giá.
+ Lạm phát công khai đây là loại lạm phát mà sự tăng giá cả hàng háo, dịch vụ rõ rệt trên thị trường.
1.3. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế.
Lạm phát tác động mọi mặt tới nền kinh tế và sự tác động đó theo hai chiều hướng đó là tích cưc và tiêu cực.
+ Các tác động tiêu cực của lạm phát.
Tiêu cực của lạm phát có thể có ở một số tác đông sau:
- Vì làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố của thị trường
- kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị xuy giảm, thậm chí bị vô hiệu hoá, do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kì phi mã hay siêu lạm phát.
- Lạm phát kiềm chế các đầu tư dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn có tính đầu cơ. gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá,
- Lạm phát làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị trưòng vốn và tín dụng.
- Việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát.
- Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của cả các doanh nghiệp lẫn chính phủ, do lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát.
- Dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị chậm, chững lại, thậm chí còn bị suy giảm, đi đôi với sự ra đi của vốn tronh nước là do sự mất ổn định của của giá cả và tiền tệ.
+ Các tác động tích cực của lạm phát
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây ra những tiêu cực như trên bên cạnh đó nó còn có một số mặt tích cực sau.
- lạm phát tựa như dầu mỡ giúp bôi trơn nền kinh tế. trong điều kiện nào đó có thể thông qua lạm phát từ 2%-4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát.giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo định hướng mục tiêu và tronh khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Như vậy ta có thể nói rằng bên cạnh nhữnh tác hại của lạm phát thì vẫn còn những mặt có lợi của nó.nếu như một nước nào đó có thể duy trì mức lạm phát ở mức vừa phải và kiềm chế, điều tiết được mức lạm phát đó có lợi cho sự phát triển kinh tế thì lạm phát ở đây không còn là một căn bệnh nguy hiểm của nền kinh tế nữa, mà nó đã trở thành một công cụ điều tiết kinh tế .
2. Những nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
2.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
- Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lạm phát, song dù có những sự khác nhau như thế nào đi nữa thì cấc cuộc lạm phát đều có những nguyên nhân có tính chất chung đó là:
+ Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước như: Chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nước, phát hành tiền đáp ứng các nhu cầ chi tiêu của nhà nước quá mức, định mức cho vay và lãi suất thấp hơn mức lạm phát, chính sách thuế không hợp lý, không đảm bảo được các nguồn thu... chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý khuyến khích các ngành có chi phí cao kém hiệu quả phát triển.
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí tiền lương, nguyên nhiên liệu...


Ta thấy rằng nếu biểu diễn sơ đồ tốc độ lạm phát suốt thời kỳ 1976-1998 ta thấy động thái của lạm phát có dạng hình sin lớn được hình thành từ chuỗi hình hình sin nhỏ nội hàm. về cơ bản, thời kỳ 1976 đến 1986 là thời kỳ lạm phát tăng liên tục nhưng không đều và đạt đỉnh cao nhất vào năm 1986. sau đó là sụt giảm với hai nấc thời điểm ghi nhận rõ rệt là năm 1989 và năm 1992. Điểm thấp nhất của lạm phát được ghi nhận vào năm 1997.song kể từ năm 1998, áp lực lạm phát đã bắt đầu ra tăng mạnh, đồ thị lạm phát đã bắt đầu ngóc lên xấp xỉ10% cho cả năm 1998 tức là gần bằng năm 1995. Xu hướng ra tăng lạm phát sẽ còn kéo dài cùng với sự ra tăng sưc ép khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam .cũng như cùng với sự chậm trễ giải quyết các vấn đề do khủng hoảng và yêu cầu cải cách kinh tế bên trong dặt ra cho việt nam. Tuy vậy , có thể khẳng định được răng, kể từ năm 1992, lạm phát ở việt nam đã thực sự vượt qua tình trạng “bất kham” để đạt tới trạng thái ôn hoà và bị kiềm chế khá chủ động và vững chắc từ phía chính phủ

III - Kết luận

Lạm phát là một vấn đề trung tâm và nhậy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế- xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hoà quện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đến lượt mình đã có sự tác động gián tiếp hay trực tiếp , nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực, ở mức đọ này hay mức độ khác...đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Nói chung khi nói tới lạm phát là nói tới sự tác động mạnh mẽ của nó tới nền kinh tế, sự tác động đó luôn luôn biến đổi và ở một khía cạnh nào đó thì lạm phát là một động lực để phát triển nền kinh tế.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận ở mức độ Đại học, với kiến thức được trang bị ở trường và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tác giả của bài tiểu luận chỉ dừng lại ở một số vấn đề lí luận cơ bản về lạm phát và tác giả của bài viết này không có tham vọng đưa ra những những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn vận dụng những hiểu biết này để phân tích bài tiểu luận được tốt. Hy vọng ở những nghiên cứu tiếp theo trong quá trình học tập, tác giả sẽ có những ý tưởng sâu sắc và phong phú hơn.


Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình tài chính của trường Quản Lý &Kinh Doanh
Tác giả:pGS:Lê Thế Tường
2. Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam.
Tập thể tác giả:pTS:Nguyễn Minh Phong,TS:Võ Đại Lược,TS:Nguyễn Thị Hiền, Và một số tác giả khác.
3. Tạp chí “Thông tin kinh tế kế hoạch “5-1993,t13.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top