ngocngan_world

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm

MỤC LỤC
MỤC LỤC: 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU LẮP ĐẶT 5
I. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt: 5
1. Giới thiệu khái quát về đấu thầu 5
2. Khái niệm đấu thầu lắp đặt 6
3. Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt 8
4. Hình thức dự thầu và cách đấu thầu 9
4.1 Hình thức dự thầu: 9
4.2 cách đấu thầu: 11
4.2.1. Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì) 11
4.2.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì) 11
4.2.3. Đấu thầu hai giai đoạn 11
5. Văn bản liên quan đến đấu thầu 12
6. Quá trình tham gia đấu thầu 13
6.1 Trình tự tổ chức đấu thầu 13
6.2 Trình tự dự thầu 14
II. Ứng dụng marketing trong đấu thầu 17
1. Vai trò của Marketing trong đấu thầu 17
2. Khái niệm Marketing ứng dụng trong đấu thầu 17
3. Cạnh tranh trong đấu thầu 17
3.1 Bản chất của cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt 18
3.2 Yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH CÁT LÂM 20
I. Giới thiệu chung về công ty và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty. 20
1. Sự hình thành và phát triển 20
2. Giới thiệu chung 20
3. Hoạt động sản xuất 21
4. Sản phẩm và con người 21
5. Chiến lược phát triển trong tương lai 22
6. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh trong công ty 22
6.1 Cơ cấu tổ chức trong công ty 22
6.2 Đặc điểm về vốn và tài chính 23
6.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật 26
6.4 Tình hình lao động 26
6.5 Đặc điểm tổ chức kinh doanh 27
II. Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm 29
1. Công tác mua hồ sơ dự thầu 29
2. Công tác lập hồ sơ dự thầu, nộp hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng 30
2.1 Lập hồ sơ dự thầu 31
2.2 Nộp hồ sơ dự thầu 31
2.3 Thời gian đánh giá 31
2.4 Ký kết hợp đồng 32
III. Đánh giá quá trình tham gia đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm 32
1. Những thuận lợi 32
2. Những khó khăn 33
3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và phát triển của công ty 33
IV. Tác động của môi trường tới hoạt động marketing của công ty 34
1. Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của công ty. 35
1.1 Các lực lượng bên trong công ty 35
1.2 Các lực lượng bên ngoài công ty 35
1.2.1 Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất 35
1.2.2 Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing 35
1.2.3 Đối thủ cạnh tranh 36
1.2.4 Công chúng trực tiếp 37
1.2.5 Khách hàng 37
2. Tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing 38
2.1 Nhân Khẩu 38
2.2 Kinh tế 38
2.3 Tự nhiên 38
2.4 Khoa học kỹ thuật 39
2.5 Chính trị 39
2.6 Văn hóa 39
V. Ứng dụng marketing trong công tác đấu thầu của công ty 40
1. Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường 40
1.1. Phân đoạn thị trường 40
1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 42
1.3. Chiến lược định vị thị trường 42
1.3.1 Khái quát về quá trình định vị của công ty. 42
1.3.2 Các hoạt động trọng tâm đối với chiến lược định vị của công ty 43
2.Những hoạt động Marketing đã thực hiện 44
3. Đánh giá hoạt động Marketing trong công tác đấu thầu của công ty. 45
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH CÁT LÂM 46
I. Dự báo môi trường kinh doanh 46
II. Dự báo thị trường máy phát điện trong những năm tới 46
1. Đánh giá chung về tình hình thị trường và những mục tiêu đặt ra trong tương lai. 46
2. Các biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. 49
2.1 Khái quát chung 49
2.2 Các giải pháp marketing 50
2.2.1 Xây dựng chính sách giá hợp lý 50
2.2.2 Định hướng chiến lược sản phẩm 51
2.2.3 Chính sách về kênh phân phối 51
2.2.4 Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến 52
2.3. Các biện pháp khác 53
KẾT LUẬN 55
PHỤ LỤC 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 59

LỜI NÓI ĐẦU

Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất của xã hội phát triển phản ánh trình độ phát triển của xã hội hay nói cách khác nó nói lên diện mạo và sức mạnh của xã hội đó.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nền sản xuất ngày càng phát triển, những sản phẩm được sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đời sống. Để quản lý tốt quá trình kinh doanh trong điều kiện nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần nhận biết đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, hiện tượng xã hội, để từ đó ra các quyết định đúng đắn thúc đẩy sản xuất, quá trình kĩ thuật, hoạt động tài chính, nắm bắt đầy đủ và kịp thời hơn thông tin về nhu cầu ngày càng tăng n xuất xã hội phát triển.
Trước tình hình đó, hoạt động Marketing ra đời. Đối với nước ta thì đây là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới mẻ và có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Marketing vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó là một công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, nhằm hiểu biết sâu hơn về tình hình thị trường, về khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nó góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những mặt tích cực và mặt hạn chế. Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là quy luật đào thải. Chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn luôn vận động theo chiều hướng đi lên. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố tiên quyết là phải có phương án kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận. Nhưng làm sao để xây dựng và thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn nhân lực, thị trường… doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới cả về chiến lược và nội dung kinh doanh, ngoài ra còn phải đổi mới cả chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chiến lược kinh doanh đó, có như vậy mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và tăng dần sức cạnh tranh của sản phẩm mà mình kinh doanh trên thị trường.
Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Cát Lâm (doanh nghiệp kinh doanh máy phát điện), được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Marketing mà trực tiếp là Giảng viên Phạm Hồng Hoa, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty thực tập, tác giả đã lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm”.
Với kết cấu bài viết gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung về đấu thầu lắp đặt.
Chương II: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm.
Chương III: Những biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.































CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU LẮP ĐẶT
I. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt:
1. Giới thiệu khái quát về đấu thầu
Ngày nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng và không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nó góp phần đáng kể trong việc giúp làm tăng tính sôi động, làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh và đem lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Qua đấu thầu ta có thể khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp. Nhờ tính hữu ích của nó mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang tích cực áp dụng vào hoạt động kinh tế. Ở Việt Nam cũng vậy, quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính Phủ nhằm thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu, để thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, thuật ngữ “Đấu thầu” được hiểu như sau:
- Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau.
- Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất.
- Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Mua sắm đặc biệt
Đấu thầu bao gồm các loại sau:
- Đấu thầu dự án hay từng phần dự án đầu tư
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
- Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị
- Đấu thầu thi công xây lắp
Đấu thầu dự án hay từng phần dự án đầu tư được áp dụng đối với những dự án không cần chia thành các gói thầu, dự án thực hiện theo cách xây dựng chuyển giao (BT), dự án thực hiện theo cách xây dựng vận hành chuyển giao (BOT). Trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải bao gồm đủ các nội dung về đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vật tư, thiết bị, xây lắp, vận hành và chuyển giao (nếu có). Đấu thầu dự án thực hiện theo chỉ dẫn được quy định trong một văn bản riêng do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn bao gồm tư vấn chuẩn bị đầu tư, tư vấn thực hiện đầu tư và các tư vấn khác. Với loại hình này, đòi hỏi nhà tư vấn đầu tư và xây dựng phải có chứng chỉ xác định trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án. Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính đúng đắn, chính xác, khách quan về chuyên môn và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ của hợp đồng.
Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cũng có quy trình gần giống với các loại hình đấu thầu khác. Tuy nhiên, với loại hình này hồ sơ dự thầu sơ tuyển chỉ áp dụng đối với những thiết bị có công nghệ phức tạp, nếu có thì chỉ nêu các yêu cầu chính để lựa chọn nhanh các nhà thầu có đủ điều kiện tiếp tục tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm hướng dẫn để các nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu của bên mình, các thủ tục sẽ được áp dụng trong quá trình đấu thầu. Những nội dung chủ yếu gồm: mô tả tóm tắt dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, năng lực, kinh nghiệm và địa vị pháp lý của nhà thầu, các chứng chỉ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong thời gian từ 5 đến 10 năm trước thời điểm dự thầu, tổ chức thăm hiện trường (nếu có) và giải đáp các câu hỏi của nhà thầu.
Đấu thầu thi công xây lắp là một cách đấu thầu được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc nhóm A (theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng cơ quan thuộc thẩm quyền thực hiện công tác xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, theo dõi chỉ đạo bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu.

2. Khái niệm đấu thầu lắp đặt
Đây là một hình thức đấu thầu thuộc đấu thầu mua sắm vật tư thiết
bị, bởi lẽ hoạt động lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã hoàn tất công việc mua sắm. Hình thức đấu thầu này được áp dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều đơn vị kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu cầu của cùng một khách hàng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng luôn có quyền chủ động trong lựa chọn nhà thầu có khả năng nhất, phù hợp với những yêu cầu của mình, nhằm đảm bảo tính kinh tế của dự án. Tuy nhiên, đứng ở các góc độ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về loại hình này.
- Về phía chủ đầu tư với cương vị như một người đi mua hàng thì đấu thầu là một cách thức tập hợp tất cả các nhà thầu (người bán) có khả năng, để từ đó lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Đồng thời buộc nhà thầu phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, cả trước và sau khi hoàn tất công việc đấu thầu (mua bán).
- Về phía các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, mà thông qua đó nhà thầu có được cơ hội để thể hiện được những ưu thế của mình với chủ đầu tư. Từ đó, bán được sản phẩm và tăng dần uy tín của mình trên thị trường.
- Đứng dưới góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một hình thức hợp tác bảo đảm tính pháp lý cao, nó gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng đấu thầu. Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước trong quản lý các hoạt động buôn bán.
Như vậy, đấu thầu cũng giống như việc mua bán. Ở đây người bán là các nhà thầu còn người mua là các chủ đầu tư, họ thực hiện giao dịch “mua – bán ” này ngoài việc phải tuân theo một quy định chung của nhà nước, còn phải tuân theo các thoả thuận chung của hai bên. Khi tham gia và giao dịch này, mỗi bên đều cố gắng tìm kiếm những mục đích của riêng họ, Với chủ đầu tư thì họ mong sao sẽ có được những thiết bị có công nghệ hiện đại, có chất lượng tốt để thoả mãn nhu cầu thực tại mà chỉ mất một lượng chi phí tối thiểu. Còn với nhà thầu, họ mong sao sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ dự án đồng thời tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu marketing tiếp theo.
Có thể khái quát nội dung chung của đấu thầu lắp đặt bằng sơ đồ sau:
trong đấu thầu.
2.3. Các biện pháp khác
Hiện nay, sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao, ổn định, nhưng khả năng đáp ứng dịch vụ còn ở mức thấp. để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, ngoài những biện pháp trên, công ty cần tiến hành đồng thời một số biện pháp bổ sung như:
- Quan hệ mật thiết hơn nữa với khách hàng và nhà sản xuất. Luôn tìm giải pháp hai bên cùng có lợi, trao đổi thường xuyên để nắm bắt những phản hồi nhanh nhất. Mục tiêu cuối cùng là để luôn có được những tri thức về khách hàng và về nhà sản xuất. Từ đó ra các quyết định kịp thời hiệu quả đối với chiến lược kinh doanh.
- Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ thường xuyên cũng như thái độ phục vụ khách hàng cho tập thể cán bộ công ty.
- Hoàn thiện hơn nữa các bước trong quy trình kinh doanh và nhập khẩu, chuyên môn hoá khâu vận chuyển từ nhà sản xuất về công ty… Để giảm bớt chi phí, hạ thấp dần mức giá dự thầu.
- Đảm bảo giao hàng đúng hẹn: Hiện nay, sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao, nhưng khả năng đảm bảo thời gian giao hàng còn ở mức thấp. Để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh công ty cần tối thiểu dần số lần sai hẹn giao hàng cho khách hàng. Một trong những giải pháp là công ty cần tăng cường nguồn vốn, xây dựng nhà kho có khả năng bảo quản tốt hàng dự trữ, đảm bảo sản phẩm luôn sẳn sàng.
- Thực hiện tốt khâu tư vấn cả trước và sau khi mua. Trước khi mua,
nhằm giúp cho khách hàng muốn trao đổi với công ty. Sau khi mua, tư vấn giúp cho khách hàng cách sử dụng bảo quản nhằm đảm bảo cho máy luôn được hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
- Tạo ấn tượng tốt và sự khác biệt cho công ty thông qua các dịch vụ bảo hành , sửa chữa nhanh bảo đảm chất lượng. Khách hàng khi mua máy phát điện họ rất quan tâm đến dịch vụ lắp đặt của người bán, vì vậy công ty cần cố gắng sao cho đạt mức tối thiểu nhất là duy trì được hình thức dịch vụ như hiện tại, nghĩa là chuyên chở toàn bộ thiết bị chính và phụ kèm máy phát điện để lắp ráp ngay sau khi đến công trình và cho chạy thử theo thời gian quy định trước sự chứng kiến của các bên tham gia. Khi có bất kì sự cố nào về thiết bị được khách hàng phản hồi, công ty cần cử ngay cán bộ của công ty đến ngay hiện trường nghiên cứu xác định lý do để khắc phục, hay tư vấn qua điện thoại hướng dẫn khách hàng tự sửa chữa.
- Tăng khả năng nhận biết của khách hàng về công ty, có thể dán logo của công ty lên trên mỗi sản phẩm khi bán cho khách hàng.
- Kiến nghị với nhà nước cần có những đổi mới nhằm khuyến khích hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị như giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh.
Tóm lại, bằng sự cố gắng vươn lên không ngừng của cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với những phương hướng, biện pháp kinh doanh được đưa ra bởi ban lãnh đạo năng động dựa trên cơ sở những chính sách, quy định của nhà nước. Công ty TNHH Cát Lâm sẽ ngày càng phát triển và củng cố thế mạnh của mình trên thị trường vốn đang cạnh tranh rất gay gắt hiện nay.
KẾT LUẬN

Trong xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay, ranh giới giữa các vùng miền, các thị trường khác nhau đã bắt đầu mờ nhạt và đang dần mở ra một nền kinh thống nhất, cơ hội là như nhau. Điều đó có nghĩa là mức độ cạnh tranh không còn bị bó hẹp trong bất kì một thị trường đơn lẻ nào nữa, nó đã mang tính toàn cầu và ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đứng vững trong môi trường kinh doanh mới đầy biến
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top