Download Khóa luận Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Download miễn phí Khóa luận Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam





MôC LôC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3
1.1. Sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật quy định nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con 3
1.1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ cho con 3
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con 4
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam 6
1.2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam thời kì phong kiến 6
1.2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 8
1.2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật Miền Nam từ năm 1954-1975 11
1.2.4. Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Nhà nước ta từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay 14
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 19
2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 19
2.1.1. Khái niệm “con trong giá thú” 19
2.1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 20
2.1.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 21
2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú 29
2.2.1. Khái niệm “con ngoài giá thú” 29
2.2.2. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú 29
2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 33
2.3.1. Một số khái niệm 33
2.3.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 34
2.3.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 35
2.4. Thủ tục xác định cha, mẹ cho con 38
2.4.1. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính 38
2.4.2. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp 42
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 44
3.1. Khái quát về thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con những năm qua ở nước ta 44
3.1.1. Nhận xét chung 44
3.1.2. Một số trường hợp cụ thể xác định cha, mẹ cho con 46
3.2. Một số kiến nghị 53
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề xác định cha, mẹ, con 53
3.2.2. Một số kiến nghị về các giải pháp thực hiện nguyên tắc xác định cha, mẹ, con 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng thời gian “chín tháng mười ngày” tuy nhiên vẫn có những trường hợp đẻ non hay “chửa trâu” (thời gian mang thai có thể kéo dài quá 300 ngày).
Trước kia thời kỳ mang thai được quy định trong hai văn bản dưới luật, đó là Thông tư số 733/BYT ban hành ngày 22/05/1965 và Thông tư số 15/TANDTC ban hành ngày 29/07/1974.
Theo Thông tư số 733/BYT thì: “Thời kỳ thụ thai của một đứa trẻ dài nhất là 285 ngày đối với thai đủ tháng, có trường hợp thai già tháng lên tới 300 ngày, thời gian ít nhất là 200 ngày đối với thai thiếu tháng”.
Theo Thông tư số 15/TANDTC nhắc lại đường lối xử ly hôn với loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn: “Về thời gian có thể thụ thai đứa con thông thường dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày”.
Như vậy, để xác định được thời điểm thụ thai đứa con, ta có thể tính từ ngày sinh đứa con đó ngược trở lại tối thiểu là 180 ngày (theo Thông tư số 15/TANDTC) hay 200 ngày (theo Thông tư số 733/BYT) và tối đa là 300 ngày.
Hiện nay, pháp luật nước ta đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối đa của người mẹ là 300 ngày, điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hay kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.”
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ quy định thời gian mang thai tối đa mà không đề cập tới thời gian mang thai tối thiểu, điều đó đã dẫn đến việc Tòa án khi thụ lý các vụ việc về xác định cha, mẹ, con đã có những cách giải quyết khác nhau, vì không có quy định cụ thể về thời gian mang thai tối thiểu của người phụ nữ hay có quy định trong các văn bản pháp luật cũ nhưng không có sự đồng nhất (180 ngày và 200 ngày), dẫn đến việc xác định sai thời kỳ thụ thai đứa trẻ, nên không xác định được chính xác ai là cha đứa trẻ vì người mẹ có thể có quan hệ sinh lý với nhiều người đàn ông trong thời gian có thể thụ thai. Vì vậy, các nhà làm luật cần xem xét, bổ sung quy định về thời gian mang thai của người phụ nữ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng pháp luật trong việc xác định cha, mẹ cho con.
Pháp luật của một số nước trên thế giới cũng quy định về thời kỳ mang thai của người phụ nữ và nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định thời gian mang thai tối thiểu và tối đa gần giống nhau, ví dụ:
BLDS Nhật Bản quy định tại Điều 722: “Con được mẹ thai nghén trong thời gian hôn nhân được coi là con của chồng. Con sinh ra sau 200 ngày hay lâu hơn sau ngày kết hôn hay trong phạm vi 300 kể từ ngày hôn nhân bị hủy bỏ hay bị vô hiệu được coi là thai nghén trong thời kỳ hôn nhân”.
Bộ Dân luật Cộng hòa Pháp quy định tại Điều 311, Điều 312: “đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh ra quá 180 ngày kể từ ngày kết hôn hay không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”.
Bộ luật gia đình Cộng hòa dân chủ Đức trước đây quy định: “người ta gọi thời kỳ thụ thai ở vào giữa ngày thứ 181 và ngày thứ 302 trước ngày sinh ra đứa trẻ đó, kể cả hai ngày nói trên”.
2.1.3.2. Những trường hợp được xác định là con trong giá thú
Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Theo tinh thần của Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì có thể xác định con trong giá thú theo những trường hợp sau:
* Thứ nhất, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó đương nhiên được thừa nhận là con chung (trong giá thú) của vợ chồng. Đây là trường hợp phổ biến nhất vì khi hai bên nam nữ yêu nhau, muốn chung sống với nhau rồi tiến đến hôn nhân, sinh con đẻ cái là lẽ thường, người vợ trong thời kỳ hôn nhân lại hiếm khi ngoại tình (vì đạo đức, thuần phong mỹ tục…), cho nên đứa con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mặc nhiên là con chung của vợ chồng.
* Thứ hai, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó cũng được coi là con chung của vợ chồng (con trong giá thú). Luật HN&GĐ không quy định về thời gian mang thai tối thiểu sau khi kết hôn mà chỉ quy định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, vậy nên người mẹ sinh con ra ở bất cứ thời điểm nào sau khi kết hôn đều được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Đây là quy định mới, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em. Do thực trạng vấn đề hôn nhân và gia đình ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu trước khi kết hôn, Có nhiều trường hợp hai bên nam nữ đã có quan hệ sinh lý với nhau, hay người phụ nữ đã thụ thai trước khi kết hôn; sau khi kết hôn với nhau được một thời gian ngắn, người vợ đã sinh con. Khi đó, hầu hết người chồng đều biết rằng đứa con đó chắc chắn là con mình nên sẽ đương nhiên thừa nhận quan hệ cha - con.
* Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ thừa nhận: cũng được coi là con chung của vợ chồng. Khi con được sinh ra, cha mẹ của đứa con đó chưa chính thức trở thành vợ chồng trước pháp luật nên đứa trẻ không thể được coi là con trong giá thú được, sau khi cha mẹ kết hôn và thừa nhận con thì đứa con sẽ trở thành con trong giá thú. Đây là một quy định “mở” theo hướng công nhận người con sinh ra trong trường hợp này cũng là con chung với điều kiện là cha mẹ kết hôn và tự nguyện thừa nhận đứa con là con chung. Cũng gần tương tự như trường hợp trên, sở dĩ Luật HN&GĐ quy định như vậy cũng là do thực trạng xã hội hiện nay, nhiều đôi nam nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng, hay có quan hệ sinh lý rồi sinh con, sau đó mới kết hôn, vì thế Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu thêm trường hợp này để phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp này giống với trường hợp “chính thức hóa” con trong giá thú đã được quy định trong pháp luật dưới chế độ cũ ở nước ta.
* Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định tối đa là 300 ngày: được coi là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân trước khi đứa trẻ được sinh ra. Theo nghiên cứu khoa học và cả theo kinh nghiệm dân gian, thời gian
mang thai tối đa của người phụ nữ khoảng 300 ngày, điều này là phù hợp với thời gian mang thai tối đa được quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hay kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”. Trên cơ sở thời gian mang thai tối đa này, Luật HN&GĐ đã dự liệu trường hợp đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được coi là con chung của vợ chồng, nghĩa là không loại trừ trường hợp đứa trẻ được ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
K Xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc của hiệp định trị giá GATT 1994 cơ hội và thách thức đối v Luận văn Luật 0
T Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Uti Possidetis trong quan hệ quốc tế và trong quá trình xác định biên g Tài liệu chưa phân loại 0
P Đề án Vận dụng lý luận tiền lương của Mác để xác định những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây d Tài liệu chưa phân loại 0
G Bài tập: Nguyên tắc giá gốc? Vận dụng nguyên tắc giá gốc trong việc xác định giá trị tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
B Tiểu luận: Vận dụng lý luận tiền lương của Mác để xác định những quan điểm có tính nguyên tắc trong Văn hóa, Xã hội 0
E Tiểu luận: Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 Luận văn Luật 0
B Tiểu luận Điều kiện, các nguyên tắc trong việc bồi thường thiệt hại, cách xác định thiệt hại Tài liệu chưa phân loại 0
V Phân tích nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 2
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top