nam77trung

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Trình bày khái niệm, vị trí, ý nghĩa, nội dung và cơ chế của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án. Nghiên cứu các nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự ở Việt Nam từ 1945 đến nay và ở một số nước trên thế giới như cộng hòa nhân dân Trung Hoa, cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga. Nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực trạng áp dụng các nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa ở Việt Nam từ năm 1989 đến nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguyên nhân của thực trạng, đưa ra định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa: Cải cách thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành Tòa án, đảm bảo vị trí độc lập của Tòa án và Thẩm phán trong hoạt động xét xử; hoàn thiện Bộ luật tố tụng pháp luật tố tụng hình sự; kiện toàn các cơ quan bổ trợ tư pháp; cần nâng cao điều kiện vật chất và kinh tế (quan tâm đào tạo cán bộ, thành lập các cơ quan bổ trợ tư pháp)
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM
QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TÒA ÁN
6
1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng
trƣớc tòa án
6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Vị trí 11
1.1.3. Ý nghĩa 16
1.2. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tòa án 19
1.2.1. Bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ 20
1.2.2. Bình đẳng trong việc đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu 29
1.2.3. Bình đẳng trong tranh luận 31
1.3. Cơ chế bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tòa án 34
1.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tòa án trong luật tố tụng
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay
38
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945- đến năm 1988 38
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay 40
1.5. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tòa án trong luật tố tụng
hình sự một số nƣớc
43
1.5.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 44
1.5.2. Cộng hòa liên bang Đức 46
1.5.3. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản 50
1.5.4. Cộng hòa Liên bang Nga 53
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TRẠNG
ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TÒA ÁN
57
2.1. Quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc bảo đảm
quyền bình đẳng trƣớc tòa án
57
2.1.1. Nhóm các điều luật quy định về quyền của những người tham gia tố 57
tụng
2.1.2. Nhóm các điều luật thể hiện nội dung bảo đảm quyền bình đẳng trong
việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật
60
2.1.3. Nhóm các điều luật thể hiện nội dung bảo đảm quyền bình đẳng trong
việc đưa ra yêu cầu
62
2.1.4. Nhóm các điều luật thể hiện nội dung bảo đảm quyền bình đẳng trong
tranh luận
65
2.2. Thực trạng áp dụng nguyên tắc bảo đẳm quyền bình đẳng trƣớc tòa án 67
2.2.1. Giai đoạn từ năm 1989 - 2002 67
2.2.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay 69
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC
BẢO ĐẢM ĐẲNG TRƢỚC TÒA ÁN
79
3.1. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng 79
3.1.1. Nguyên nhân từ pháp luật 80
3.1.2. Nguyên nhân từ những người tiến hành tố tụng và những người tham
gia tố tụng.
85
3.1.3. Nguyên nhân từ điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế 87
3.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng
trƣớc tòa án
89
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả 93
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
1- Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền bình đẳng trước tòa án không những thể hiện quyền bình đẳng
của công dân trước pháp luật, trước các cơ quan công quyền mà còn là sự bảo
đảm cho những người tham gia tố tụng được bình đẳng trong việc đưa ra
chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án.
Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 qui định nguyên tắc cơ bản bảo đảm
quyền bình đẳng trước toà án làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ án.
Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi nguyên tắc này chưa thật hiệu quả,
còn để xảy ra những vi phạm làm ảnh đến tính khách quan của bản án và
quyết định của toà án, làm oan người vô tội hay bỏ lọt tội phạm…Thực tiễn
xét xử cho thấy, Viện kiểm sát còn có những biểu hiện như: không đáp ứng
yêu cầu của những người tham tố tụng, ít tranh luận hay không tranh luận
với bị cáo, với người bào chữa, không tạo điều kiện để họ có thể đưa ra chứng
cứ và lập luận bào chữa. Toà án chưa bảo đảm thực hiện tốt việc tranh luận,
thẩm vấn, đánh giá chứng cứ tại phiên toà, vẫn còn những biêu hiện thiếu dân
chủ trong tranh luận. Thực trạng này chưa phù hợp với mục tiêu của Nghị
quyết 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp "xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng
bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa nguyên tắc bảo đảm
quyền bình đẳng trước tòa án để làm sáng tỏ về mặt khoa học và áp dụng
nguyên tắc này trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện
để góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc đã nêu không
những có ý nghĩa lý luận- thực tiễn pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề
mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do tui quyết định lựa chọn đề tài
“Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong Luật tố tụng
hình sự- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
2- Tình hình nghiên cứu
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1988 và được sửa đổi bổ sung năm 2003, cũng đã có những
bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc này như:
- Nguyễn Ngọc Chí (2007), Đề cương chi tiết bài giảng : Các nguyên
tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, Tài liệu tập huấn việc thi hành Bộ luật
hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
- Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân.
- Phạm Hồng Hải (1998), Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc
tội, NXB Công an nhân dân.
- Vũ Mộc (2002) "Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
nhằm nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm
tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác theo tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị", Thông
tin khoa học pháp lý.
Ngoài ra, nguyên tắc còn được đề cập, phân tích trong một số Giáo
trình và sách tham khảo như:
- Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật- Đại học Quốc
Gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà
Nội, NXB Tư pháp.
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới ở dưới
dạng là các bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục
trong các giáo trình, sách chuyên khảo hay sách tham khảo. Cho đến nay trong
khoa học Luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập riêng đến nguyên tắc này một cách tương đối đồng bộ và có hệ thống. Đặc
biệt, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh nguyên tắc này cũng đòi hỏi
cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Vì vậy, luận
văn sẽ tiếp cận, nghiên cứu tương đối có hệ thống nguyên tắc đảm bảo quyền
bình đằng trước toà án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của nguyên tắc này.
3- Mục đích của đề tài
Với đề tài, này tác giả mong muốn:
- Làm rõ cơ sở lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa
án.
- Phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc
bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án. Chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp
luật và áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn.
- Đề ra phương hướng, giải pháp đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong giai đoạn hiện
nay.
4- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu một số vấn đề sau:
a) Khái niệm, vị trí, ý nghĩa quyền bình đẳng trong tố tụng hình sự.
b) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bình đẳng
trước tòa án trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. So sánh quy định của
một số nước trên thế giới về nội dung nguyên tắc này.
c) Nghiên cứu thực tiễn áp dụng nguyên tắc.
d) Đưa ra giải pháp hoàn thiện nguyên tắc bình đẳng trước tòa án.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên trong luận văn này, tác giả tập trung
vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
a) Phân tích và xây dựng định nghĩa khoa học của khái niệm quyền
bình đẳng trước tòa án và so sánh nguyên tắc này với một số nguyên tắc liên
quan.
b) Nêu được vị trí, ý nghĩa của nguyên tắc này.
c) Khái quát sự hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền
bình đẳng trước tòa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. So sánh quy
định của một số nước trên thế giới về nội dung nguyên tắc này. Nghiên cứu
thực tiễn áp dụng nguyên tắc này.
d) Luận chứng cho sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc bình đẳng, đánh giá thực tiễn,
nêu được vai trò, ý nghĩa của việc hoàn thiện nguyên tắc bình đẳng trước tòa,
đề xuất các giải pháp hoàn thiện nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003.
6- Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử
và phương pháp tổng hợp, cũng như những thành tựu của khoa học Luật hình
sự, khoa học luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật; v.v... và các công trình
của các nhà khoa học-luật gia ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số vụ án
hình sự trong thực tiễn xét xử và thông tin trên mạng Internet để phân tích và
đánh giá, tổng hợp các tri thức khoa học Luật hình sự.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

Chào admin, cho mình xin tài liệu này nhé, Thank you!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
B Tầm quan trọng của nguyên tắc: “Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
D Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
N Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việ Văn hóa, Xã hội 0
M Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong Luật Tố tụng h Luận văn Luật 0
T Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan t Luận văn Luật 0
L Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo : Luận văn ThS. Luật: 60 38 4 Luận văn Luật 0
A Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 2
A Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia Luận văn Luật 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top