rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tính cấp thiết của đề tài
Theo kế hoạch đã được phê duyệt, đối tượng móng granit nứt nẻ
mỏ Sư Tử Đen đang trong giai đoạn khai thác thứ cấp và suy thoái sản
lượng với hệ số thu hồi dầu hiện tại chỉ đạt khoảng 16,3%. Lượng dầu
còn có thể khai thác chỉ còn 5,0% lượng dầu tại chỗ ban đầu với thời
gian khai thác trên 10 năm. Trong khi đó, đối tượng móng granit nứt
nẻ hang hốc bể Cửu Long nói chung và của mỏ Sư Tử Đen nói riêng,
đang là đối tượng chính trong khai thác dầu của Việt nam với đặc tính
thấm chứa rất phức tạp, mức độ bất đồng nhất cao và chưa dự báo
được dòng chảy chất lưu trong từng điều kiện khai thác.
Trên cơ sở các kết quả đánh giá khả năng áp dụng, khai thác dầu
tam cấp bằng bơm ép CO2 trộn lẫn với dầu trong điều kiện vỉa là
phương pháp có tiềm năng đối với đối tượng móng granit nứt nẻ mỏ
Sư Tử Đen. Bơm ép CO2 với cơ chế trộn lẫn, theo hướng từ trên
xuống, có khả năng vượt qua được những thách thức của thân dầu
dạng khối của đối tượng móng có nhiệt độ cao (trên 120oC); mức độ
bất đồng nhất cao về độ thấm. Ngoài ra phương pháp bơm ép CO2 có
thể giải quyết đồng thời trong nâng cao hệ số thu hồi dầu và tàng trữ
CO2 trong lòng đất nhằm bảo vệ môi trường.
Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu ứng dụng giải pháp khai thác tam cấp bằng bơm ép
CO2 theo cơ chế trộn lẫn cho đối tượng móng nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen.
Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích đề ra, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ mô hình dòng chảy của hệ thống chất lưu (dầu, khí
và nước) trong quá trình khai thác vỉa. Trên cơ sở đó đưa ra sơ đồ
thiết kế khai thác tam cấp cho đối tượng móng nứt nẻ mỏ Sư Tử
Đen cũng như các mỏ khác trong bể Cửu Long.

- Khảo sát và hoàn thiện cơ chế trộn lẫn CO2 với dầu thô trong
điều kiện thân dầu móng Sư Tử Đen.
- Hoàn thiện mô hình đẩy dầu trên mẫu lõi granit nứt nẻ, đánh giá
hiệu quả quét dầu và đẩy dầu trộn lẫn CO2.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả (mang ý nghĩa định tính) khi ứng dụng
bơm ép CO2 trộn lẫn trong khai thác tam cấp trên cơ sở mô hình
mô phỏng khai thác cho thân dầu móng nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen.
Tổng quan các công trình đã nghiên cứu
Áp dụng CO2 trộn lẫn cho vỉa chứa dầu nứt nẻ được áp dụng thực
tế lần đầu tiên năm 1972 tại mỏ Sacroc (Hoa kỳ). Phương pháp bơm
ép CO2 đã được đầu tư nghiên cứu phát triển và trở thành một trong
những phương pháp khai thác tam cấp được sử dụng nhiều nhất hiện
nay cho các mỏ ở nhiều nơi trên thế giới do có khả năng ứng dụng với
hầu hết các loại dầu. Tuy vậy, hiện chưa có văn liệu nào viết về bơm
ép CO2 cho đối tượng móng granit nứt nẻ như tại mỏ Sư Tử Đen.
Hiện tại, thân dầu trong đá móng mỏ Sư Tử Đen đang ở cuối giai
đoạn khai thác thứ cấp có áp dụng bơm ép nước duy trì áp suất vỉa,
nhưng hệ số thu hồi dầu không cao và bơm ép nước được đánh giá là
không hiệu quả. Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng ở tối ưu chế
độ khai thác nhằm duy trì sản lượng, chưa có các nghiên cứu chuyên
sâu về khai thác tam cấp cho móng nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen.
Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thư mục: tổng hợp cơ sở lý thuyết và công nghệ của
phương pháp khai thác tam cấp bằng bơm ép CO2 theo cơ chế
trộn lẫn. Phân tích đánh giá đặc tính thấm chứa của vỉa dầu trong
móng granit nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen.
- Phương pháp thí nghiệm: xây dựng mô hình thí nghiệm đẩy dầu
bằng CO2 trên mẫu tổ hợp granit nứt nẻ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top