daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TỔNG QUAN
Ngành công nghiệp giặt tẩy là một ngành công nghiệp dịch vụ mới phát triển ở nước ta và vấn đề môi trường chủ yếu của ngành này là vấn đề về nước thải, nước thải của ngành giặt tẩy có nguồn gốc từ việc sử dụng xà phòng, sô đa, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ, nước thải của ngành giặt tẩy có sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng cần giặt tẩy, theo mặt bằng sản xuất và chất lượng sản phẩm, nước thải sản xuất của ngành giặt tẩy có pH cao, chứa các chất giặt tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, độ đục, tổng chất rắn hàm lượng chất hữu cơ cao.
Trên thế giới ngành công nghiệp giặt tẩy phát triển từ rất sớm, có những tiệm giặt tự động, đây là một ngành công nghiệp khá bận rộn, doanh thu từ ngành này ngày càng tăng cao do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đây là một ngành công nghiệp dịch vụ chứ không phải là một ngành công nghiệp sản xuất như nhiều người vẫn thường nghĩ. Ngành công nghiệp giặt tẩy là một ngành công nghiệp giặt tẫy là một ngành công nghiệp dịch vụ lớn nhất tại Mỹ. Theo báo cáo của tổ chức giặt tẩy của Mỹ tháng 1 năm 1961 thì doanh thu của ngành này đạt hơn 1,6 tỷ đô la, mỗi tuần giặt hơn 5 tỷ pound ( cân Anh ) bao gồm hơn 50 triệu áo sơ mi.
Thị trrường tiêu thụ của các sản phẩm wash là các thị trường Mỹ , Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan,…
Một số kết luận của Gehm liên quan đến phương pháp xử lý nước thải giặt tẩy:
• Loại bỏ khoảng 75% lượng oxy, tổng chất rắn và dầu mỡ nước thải giặt tẩy có thể được xử lý kinh tế nhất bởi sự axít hóa với H2SO¬¬4, CO¬¬¬2 hay SO2. Sau đó được đông tụ bởi phèn sắt. Đông tụ bằng một số loại muối khác và vôi có thể có hiệu quả trong vài trường hợp, nhưng nó thường đắt tiền.
• Nước thải giặt tẩy có thể được xử lý hiệu quả bằng quá trình lọc nhỏ giọt hay quá trình bùn hoạt tính với gian đoạn tiền xử lý là aerotank.
• Bùn thu được có thể được phơi trực tiếp trên sân phơi bùn và được tiêu hóa bởi vi khuẩn kỵ khí hay bùn được nén lại.
• Sau quá trình đông tụ hóa học nước thải giặt tẩy có thể được làm sạch hơn nữa bởi quá trình lọc sinh học và quá trình bùn hoạt tính.
Một số biện pháp xử lý nước thải giặt tẩy phổ biến hiện nay bao gồm các hệ thống sau:
• Biện pháp loại bỏ tự nhiên trong các giếng sâu, hồ nhân tạo.
• Lọc nhỏ giọt
• Quá trình bùn hoạt tính.
• Quá trình kết tủa hóa học.
• Lọc cát và lọc nhỏ giọt với vận tốc cao.
• Quá trình axít hóa với H2SO4, CO2, hay SO2¬, sau đó là đông tụ với phèn nhôm hay phèn sắt.
• Phương pháp cacbon hoạt tính và lọc địa chất ( diatomacous-earth filter), nếu không dùng phương pháp đông tụ và lắng thì phương pháp này chiếm rất ít diện tích và nó hoàn toàn là quá trình lọc tự động. Tuy nhiên bất lợi chính là không có khả năng xử lý với lưu lượng lớn. Lưu lượng kinh tế lớn nhất có thể xử lý là 180 m¬3/ngày đêm.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay hầu hết các công ty giặt tẩy đều có hệ thống xử lý nước thải, nhưng trong hệ thống xử lý nước thải thường dùng bể lắng cát, hiệu quả lượng chất nhiễm bẩn không hòa tan khoảng 40-60% đồng thời bể lắng ngang và một số bể lắng khác, chiếm một khối tích công trình lớn, thiếu tính kinh tế. Trong nước thải giặt tẩy nếu như sử dụng bể lắng ngang sẽ tạo ra một lượng bùn khá lớn làm tăng diện tích sân phơi bùn và sẽ không hiệu quả kinh tế trong xử lý.
Nếu như sử dụng bể lắng xoáy thì có thể tuần hoàn bùn trong bể đồng thời không nhất thiết phải xả bùn liên tục, lắng xoáy cũng chiếm khối tích nhỏ, dễ vận hành, hiệu quả xử lý cao,… vì vậy việc nghiên cứu, ứng dụng bể lắng xoáy để xử lý nước thải giặt tẩy là một nghiên cứu hết sức cần thiết để ứng dụng hiệu quả bể lắng xoáy trong xử lý nước thải từ ngành giặt tẩy.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1) Xác định các thông số thủy lực và các chỉ tiêu hoá lý để làm cơ sở cho việc tính toán và thiết kế tiến hành vận hành trong phòng thí nghiệm và trên mô hình.
2) Nghiên cứu khả năng xử lý và ứng dụng của bể lắng xoáy để xử lý nước thải ngành giặt tẩy tại Tp.Hồ Chí Minh thông qua việc đánh giá hiệu quả xử lý COD,BOD, SS, độ màu, độ đục,… của bể lắng xoáy đối với nước thải giặt tẩy.
1.4. GIỚI HẠN CỦA KHÓA LUẬN
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2005¬¬¬¬¬¬¬—tháng 6/2005.
Nguồn nước thải là nước thải ngành giặt tẩy. Nước thải được lấy tại công ty Lâm Quang: 17/5K Phan Huy Ích P.12, Q. Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh.
Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên mô hình thực nghiệm.
Các dữ liệu nghiên cứu : Hiệu quả xử lý của bể lắng xoáy dựa trên cơ sở phân tích các số liệu đầu vào và đầu ra và chế độ vận hành.
Các số liệu nghiên cứu đầu vào và ra: nghiên cứu chủ yếu trên 03 chỉ tiêu là hàm lượng chất hữu cơ sinh hóa (COD), chất lơ lửng (SS), độ màu.
Số liệu về chế độ vận hành: thời gian lưu, tỷ lệ hóa chất và tỷ lệ tuần hoàn bùn.
1.5. LUẬN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Bể lắng xoáy đã được áp dụng một số nơi trên thế giới như Hồng Kông, Trung Quốc, Hoa Kỳ,… để xử lý nước thải dệt nhuộm và các loại nước thải có SS cao.
Tại Việt Nam bể lắng xoáy đã được áp dụng và cho thấy hiệu quả xử lý cao đối với nước thải giặt tẩy, giấy và dệt nhuộm.
Nước thải giặt tẩy có đặc trưng là SS và độ màu cao, do đó việc nghiên cứu và ứng dụng lắng xoáy cho xử lý nước thải giặt tẩy là rất thích hợp.

CHƯƠNG 2 - NƯỚC THẢI GIẶT TẨY VÀ SỰ CẦN THIẾT XỬ LÝ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẶT TẨY
Ngành công nghiệp giặt tẩy là một ngành công nghiệp dịch vụ mới phát triển ở nước ta, sản phẩm chủ yếu của ngành giặt tẩy thường là quần áo Jeans, Kaki được wash theo yêu cầu của khách hàng và giặt các loại khác như quần áo, khăn trải bàn, trải giường cho khách sạn, nhà hàng và dân dụng, …


Công nghệ Wash


Công nghệ giặt ủi
Hình 2.1. Công nghệ giặt ủi công nghệ wash
Nguyên liệu chủ yếu của ngành giặt tẩy là bột giặt, các tác nhân giặt tẩy như: đá wash, thuốc tẩy,…
Về công nghệ giặt tẩy có thể tóm tắt theo 2 hình sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top