daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Một số khái niệm.....................................................................................3
1.2.Dân số người cao tuổi trên thế giới và việt nam ......................................3
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ................................6
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước................................................10
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .........................................................12
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .........................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu .............................................16
2.5. Cách đánh giá và nhận định kết quả......................................................20
2.6. Xử lý số liệu ..........................................................................................21
2.7. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................21
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................22
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.................................24
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................26
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ..................................................................................34
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..........................................34
4.2. Tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu ....................................36
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................38
KẾT LUẬN.....................................................................................................44
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................47
PHỤ LỤC1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự
sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận
động. Theo thời gian, sự gia tăng tuổi tác cùng với quá trình lão hóa, suy giảm
chức năng và hoạt động của các hệ cơ quan khác thì chức năng dinh dưỡng
này cũng bắt đầu thay đổi [27], [57].
Lão hóa tác động đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa ở người cao tuổi. Khi
tuổi càng cao niêm mạc miệng ngày càng mỏng đi, số lượng thần kinh vị giác
trên lưỡi cũng mất dần, kèm theo đó là giảm tiết dịch vị của dạ dày và lượng
men tiêu hóa ở gan góp phần làm ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn [43].
Bên cạnh sự suy giảm chức năng, hoạt động của các hệ cơ quan thì
người cao tuổi thường hay mắc các bệnh mãn tính [22].
Một chế độ dinh dưỡng tốt bao gồm cung cấp đầy đủ năng lượng,
protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước là cần thiết cho người cao tuổi,
làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình lão
hóa như bệnh tim mạch, loãng xương và tiểu đường [41].
Già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, theo dự báo dân số
của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở
Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10,0% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó,
cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước
vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100
vào năm 2032 [16].
Mặc dù vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết
nhưng ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả của một số
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi ở một số tỉnh thành gần
đây cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao: 24,2%
tại An Giang (2009), 27,5% tại Bến Tre (2011) và Nam Định (2012) là
25,7%, cùng song hành với tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân -
béo phì ở người cao tuổi cũng tăng cao một cách đáng ngại, theo các nghiên
cứu trên thì tỉ lệ thừa cân - béo phì tương ứng là 14,4%, 28,0% và 9,2% [19],
[21], [25].
Điều kiện kinh tế hộ gia đình người cao tuổi nước ta còn khó khăn, theo
thống kê năm 2008 khoảng 43% người cao tuổi nước ta vẫn đang làm việc với
các công việc khác nhau, nhưng đa số vẫn trong lĩnh vực nông nghiệp với
mức thu nhập còn thấp và bấp bênh.
Đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người cao tuổi
thay đổi nhanh chóng. Tỉ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm
nhanh, trong khi tỉ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hay chỉ có
vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Có thể chính những yếu tố trên
đây đã tác động đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi [16].
Xuất phát từ những vấn đề trên nên chúng tui tiến hành nghiên cứu
“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại
xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015” với
những mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi tại xã Hương Vinh,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối
tượng nghiên cứu.3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm về ngƣời cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT). Trước đây,
người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện
nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này
tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là
thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [10].
Về mặt pháp luật: Luật người cao tuổi Việt Nam do Quốc Hội thông qua
ngày 23/11/2009 đã nêu rõ: “Người cao tuổi là tất cả các công dân Việt Nam
từ 60 tuổi trở lên” [23].
1.1.2. Khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân
bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hay thừa
dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hay vấn đề về dinh dưỡng [30].
1.2.DÂN SỐ NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu của Quỹ dân số Liên hợp quốc năm 1980, số người từ độ
tuổi 60 trở lên trên thế giới là 378 triệu. Sau 30 năm, con số này đã tăng lên
gấp đôi (759 triệu) và ước tính đến năm 2050 con số này là 2 tỷ người.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi, cứ 100 phụ nữ
từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thì
chỉ có 61 nam giới [24].
1.2.2. Tại Việt Nam
Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ
60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017
(Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỉ lệ dân số cao
tuổi ở Việt Nam là 9%.), tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai
đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai
thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già
hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032 [16].
Bảng 1.1. Chỉ số giới tính ngƣời cao tuổi tại Việt Nam
Nhóm tuổi 60 - 69 70 -79 ≥ 80
Số cụ bà so với 100 cụ ông 131 149 200
Chỉ số giới tính ở NCT Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như các
quốc gia khác trên thế giới cụ thể là chỉ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ
tuổi ngày càng cao (Bảng 1.1). Nguyên nhân có thể lý giải cho xu hướng này
là nam giới cao tuổi thường có tỉ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùng
nhóm tuổi [16].
1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở NGƢỜI CAO TUỔI
1.3.1. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông của Liên hợp quốc
(FAO) đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI)
để đánh giá TTDD ở người trưởng thành [30].
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản thể hiện cân nặng theo chiều
Kết quả này là tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Kỳ Hậu (2015)
số NCT sống chung người thân là 93,5% và sống riêng hai vợ chồng là 34,6%
[9]. Tuy nhiên, tỉ lệ NCT sống một mình trong nghiên cứu của chúng tui lại
cao hơn 8,9% so với 6,5%.
4.2. TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.2.1. Chỉ số nhân trắc
Kết quả bảng 3.3 cho thấy cân nặng và chiều cao trung bình của đối
tượng nghiên cứu là 50,9 (kg) và 155 (cm), trong đó cân nặng và chiều cao
trung bình của nam là 56,7 (kg) và 161 (cm) lớn hơn cân nặng và chiều cao
trung bình của nữ là 48,4 (kg) và 150 (cm).
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đánh giá về nhân trắc thể lực
của người Việt Nam, với trung bình chiều cao là 160 (cm) ở nam và 150 (cm)
ở nữ [11].
Vòng eo và vòng mông trung bình ở đối tượng nghiên cứu lần lượt là
76,3 cm và 87,3 cm.
4.2.2. Tỉ lệ suy dinh dƣỡng
Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến hầu như tất cả các hệ cơ quan.
Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, phát triển các vết loét ở các vùng
da bị tì đè, nhạy cảm hơn với tiêu điểm nhiễm trùng và gây nhiễm trùng toàn
thân, suy giảm chức năng, suy giảm nhận thức và kéo dài thời gian phục hồi
từ bệnh cấp tính [49].
Qua bảng 3.4 thì tỉ lệ SDD ở NCT trong nghiên cứu là 21,5%, trong đó
SDD độ I là 9,8%, độ II là 7,3%, độ III là 4,4%. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy (2009) tại Hải Dương có tỉ lệ SDD là 21,5%
[12]. Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2003) tại thành phố
Hồ Chí Minh với tỉ lệ SDD là 21,4% [8].
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tình hình cận thị và các yếu tố liên quan đến cận thị tại trường trung học cơ sở hùng vươ Y dược 0
D Tình hình nghiên cứu cây neem ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Ngh Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-20 Luận văn Kinh tế 0
Q Nghiên cứu, đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh & Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội Công nghệ thông tin 0
X Tình hình hoạt động tại Trung tâm mẫu và đào tạo thuộc viện nghiên cứu da - Giầy (fatracen) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top