daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt nhằm góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng tư duy cho học sinh
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng tư duy cho học sinh
MỞ ĐẦU0 T ..............................................................................................................................1
0 T1. Lý do chọn đề tài0 T..................................................................................................................................1
0 T2. Mục đích nghiên cứu0 T............................................................................................................................2
0 T3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu0 T........................................................................................2
0 T4. Giả thuyết khoa học0 T..............................................................................................................................2
0 T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0 T ...........................................................................................................................2
0 T6. Phương pháp nghiên cứu0 T......................................................................................................................3
0 T7. Đóng góp mới của luận văn0 T..................................................................................................................3
0 T8. Cấu trúc luận văn0 T .................................................................................................................................4
0 TCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY – CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUÁ
TRÌNH TƯ DUY VÀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC0 T.................................................................5
0 T1.1.Khái niệm về tư duy0 T ...........................................................................................................................5
0 T1.1.1.Tư duy là gì?[14]0 T..........................................................................................................................5
0 T1.1.2.Các loại tư duy0 T.............................................................................................................................6
0 T1.1.3.Các thao tác tư duy[14], [15]0 T........................................................................................................9
0 T1.1.4.Nhiệm vụ bồi dưỡng tư duy học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông0 T...........................10
0 T1.2.Khái niệm Bản đồ tư duy0 T..................................................................................................................11
0 T1.2.1.Bản đồ tư duy là gì?0 T ...................................................................................................................11
0 T1.2.2.Lịch sử phát triển của Bản đồ tư duy0 T ..........................................................................................12
0 T1.2.3.Cơ sở tâm lý học của Bản đồ tư duy – công cụ hỗ trợ quá trình tư duy đạt kết quả [7]0 T ................14
0 T1.2.4.Chức năng của Bản đồ tư duy0 T.....................................................................................................15
0 T1.2.4.1.Chức năng chung0 T...............................................................................................................15
0 T1.2.4.2.Chức năng phương tiện dạy học0 T.........................................................................................16
0 T1.2.5.Quy tắc xây dựng Bản đồ tư duy [7]0 T...........................................................................................17
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi0 T1.2.6.Công cụ xây dựng Bản đồ tư duy0 T................................................................................................19
0 T1.2.6.1.Vẽ thủ công0 T.......................................................................................................................19
0 T1.2.6.2.Vẽ bằng phần mềm vi tính0 T.................................................................................................20
0 T1.3.Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học0 T...............................................................................................26
0 T1.3.1.Bản đồ tư duy hỗ trợ hoạt động dạy0 T............................................................................................26
0 T1.3.1.1.Soạn ghi chú cho bài giảng0 T................................................................................................26
0 T1.3.1.2.Xây dựng các kế hoạch cho năm học0 T .................................................................................27
0 T1.3.2.Bản đồ tư duy hỗ trợ hoạt động học0 T............................................................................................27
0 T1.3.3.Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học các loại bài học vật lý ở trường phổ thông0 T........................28
0 T1.3.3.1.Bài học xây dựng kiến thức mới0 T ........................................................................................28
0 T1.3.3.2.Bài học luyện tập giải bài tập vật lý0 T ...................................................................................29
0 T1.3.3.3.Bài học thực hành vật lý0 T ....................................................................................................30
0 T1.3.3.4.Bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức0 T.................................................................30
0 TCHƯƠNG 2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG
HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT0 T..........................................................................32
0 T2.1. Vị trí, đặc điểm chương “Động học chất điểm”0 T................................................................................32
0 T2.2. Mục tiêu dạy học chương “Động học chất điểm” theo định hướng nghiên cứu của đề tài0 T.................32
0 T2.3. Phân tích cấu trúc, nội dung chương “Động học chất điểm” vật lý 10 chương trình chuẩn bằng công
cụ Bản đồ tư duy0 T....................................................................................................................................33
0 T2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học điển hình chương “Động học chất điểm” với công cụ Bản
đồ tư duy0 T................................................................................................................................................39
0 T2.4.1. Minh họa sử dụng Bản đồ tư duy trong bài học xây dựng kiến thức mới0 T....................................39
0 T2.4.2. Minh họa sử dụng Bản đồ tư duy trong bài học luyện tập giải bài tập vật lý0 T...............................45
0 T2.4.3.Minh họa sử dụng Bản đồ tư duy trong bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức0 T .............50
0 TCHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM0 T......................................................................58
0 T3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm0 T......................................................................................................58
0 T3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm0 T............................................................................58
0 T3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm0 T................................................................................................58
0 T3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm0 T...........................................................................................59
0 T3.3Nội dung thực nghiệm sư phạm0 T.........................................................................................................59
0 T3.4.Kết quả thực nghiệm sư phạm0 T ..........................................................................................................600 T3.4.1. Đánh giá định tính0 T.....................................................................................................................60
0 T3.4.2.Đánh giá định lượng0 T...................................................................................................................61
0 T3.4.3.Một số kết quả đạt được khi sử dụng Bản đồ tư duy như một công cụ học tập0 T ............................64
0 TKẾT LUẬN0 T ........................................................................................................................67
0 TPHỤ LỤC0 T.............................................................................................................................1
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làm thế nào để học sinh có thể hứng thú trong học tập, có thể nắm vững kiến thức một cách
nhanh chóng?
Bằng cách nào rèn luyện được nếp tư duy sáng tạo cho học sinh trong học tập, tự tin trình bày
bài thuyết trình, có khả năng làm việc nhóm một cách hiệu quả và đặc biệt sử dụng những kỹ năng
ấy vào cuộc sống hiện tại và trong tương lai?
Ngày nay học tập chăm chỉ cũng chưa phải là một giải pháp tối ưu mà sẽ là ta học được gì trong
quá trình học tập, ta tạo ra giá trị gì, tạo ra sản phẩm gì từ kiến thức được học.
Có nhiều phương pháp dạy học được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên hầu như những phương pháp
dạy học hiện nay phần lớn là làm chức năng truyền thụ kiến thức cho học sinh hơn là rèn luyện cho
học sinh những kỹ năng sống và làm việc cần thiết trong hiện tại và tương lai.
tui xin mạnh dạn thêm vào những phương pháp dạy học trên một công cụ giúp học sinh tư duy
sáng tạo, có một cách nhìn tổng quát cho công việc, tiếp nhận và gia tăng giá trị từ kiến thức đó là
Bản đồ tư duy (Mind maps).
Tony Buzan là tác giả của Bản đồ tư duy – công cụ hỗ trợ tư duy được mô tả là “công cụ của
bộ não”. Bằng kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp,
tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp khai thác tiềm năng vô tận của
não bộ.
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức kinh doanh, chính phủ … đã và đang sử dụng Bản đồ tư duy
như một công cụ làm việc hiệu quả và hầu như tất cả đều công nhận sự thành công vượt bậc khi sử
dụng Bản đồ tư duy.
Tại Việt Nam, vào tháng 03 – 2006 nhóm “Tư duy mới” đã thực hiện dự án “Ứng dụng công
cụ hỗ trợ tư duy – Bản đồ tư duy” cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. các bạn sinh viên ứng
dụng bản đồ tư duy trong học tập, trong làm việc theo nhóm, trong học ngoại ngữ, học các môn xã
hội khác đã đạt những thành tích rất cao.
Trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, sử dụng bản đồ tư duy dễ dàng thu gom
các ý tưởng, ghép nhóm chúng khi đứng trước một vấn đề, có được cái nhìn tổng quan và các suy
nghĩ được tổ chức sẽ lần lượt đi theo các hướng xác định, các ý tưởng được gợi mở và đều được
xem xét. Như vậy việc ứng dụng Bản đồ tư duy vào việc dạy học sẽ thu được kết quả mong đợi.
Chương “Động học chất điểm” là chương mở đầu cho chương trình vật lý THPT, chương có
nhiều khái niệm mới, trừu tượng, mối liên hệ giữa các khái niệm hiểu sao cho thấu đáo là một việcrất cần thiết cho việc học các chương tiếp theo của chương trình. Sử dụng Bản đồ tư duy sẽ giúp cho
học sinh nắm vững kiến thức, có một cái nhìn vấn đề tổng quát, sáng tạo và hình thành, rèn luyện kỹ
năng sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập vật lý ngay từ chương đầu tiên của chương trình vật lý
phổ thông.
Vì những lý do ở trên tui chọn đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng Bản đồ tư duy (mind maps) trong dạy học chương “Động học chất
điểm” vật lý 10 THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng
tư duy học sinh”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng Bản đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ dạy và học chương “Động học
chất điểm” góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng năng lực tư duy cho
học sinh.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 10 THPT, ban cơ bản.
- Đối tượng nghiên cứu : Quá trình dạy học Vật lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Chương “Động học chất điểm” lớp 10 THPT, ban cơ bản
4. Giả thuyết khoa học
Có thể sử dụng Bản đồ tư duy hỗ trợ hoạt động dạy và học chương “Động học chất điểm” vật lý
10 đảm bảo tính khoa học, sư phạm và khả thi trong điều kiện hiện nay của trường THPT; việc sử
dụng Bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức kỹ năng và
bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu cơ sở tâm lý học về Bản đồ tư duy - một công cụ hỗ trợ quá trình tư duy đạt kết quả.
5.2 Tìm hiểu cơ sở lý luận dạy học về Bản đồ tư duy và cách thành lập Bản
đồ tư duy trong quá trình dạy học.
5.3 Xác định mục tiêu dạy học chương “Động học chất điểm” theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục
tiêu dạy học theo định hướng nghiên cứu (chú ý đến bồi dưỡng kỹ năng tư duy: liên tưởng, lô-gic,
hệ thống hóa, khái quát hóa).
5.4 Phân tích nội dung kiến thức chương động học chất điểm bằng công cụ Bản đồ tư duy.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5.5 Thiết kế ý tưởng sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học chương “Động học chất điểm”.
5.6 Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học điển hình chương “Động học chất điểm” với công cụ
Bản đồ tư duy.
5.7 Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và tính hiệu
quả của các bài học thiết kế.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Thống kê toán học
7. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu lý luận: Bổ sung vào phương pháp dạy học một công cụ dạy học mới là Bản đồ tư duy.
Nghiên cứu ứng dụng:
- Ứng dụng dạy học bằng Bản đồ tư duy trong chương 1 “Động học chất điểm”.
+ tui đã vẽ được Bản đồ tư duy các bài trong chương 1 “Động học chất điểm”.
+ tui đã soạn một số giáo án trong chương 1 có sử dụng tư duy làm công cụ dạy học: giáo án bài
Chuyển động cơ, giáo án Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều, giáo án bài Ôn tập chương 1.
+ tui đã hướng dẫn học sinh vẽ và sử dụng Bản đồ tư duy trong các hoạt động học tập: phân tích đề
và giải bài tập, ôn tập hệ thống hóa kiến thức…
+ Học sinh đã vẽ được Bản đồ tư duy các bài trong chương 1 “Động học chất điểm”.
+ Học sinh đã biết thuyết minh lại nội dung kiến thức từ Bản đồ tư duy.
- Ứng dụng Bản đồ tư duy trong việc giáo dục học sinh làm việc nhóm và thuyết trình.
+ Việc sử dụng Bản đồ tư duy thường xuyên giúp học sinh có thói quen sơ đồ hóa công việc cần
làm, tư duy rõ ràng, rành mạch, có nhiều ý tưởng sáng tạo trong giải quyết công việc: xây dựng bài
học trong lớp học sinh dễ dàng phân tích câu hỏi của giáo viên, tìm ra câu trả lời chính xác và trình
bày một cách rõ ràng.
+ Khi làm việc nhóm có sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy, mỗi thành viên trong nhóm sẽ thấy rõ được
nhiệm vụ của mình trong công việc, sẽ nắm rõ tiến trình thực hiện công việc, vì vậy họ sẽ có ý thức
hơn trong việc hoàn thành tốt công việc được giao, không chậm trễ làm ảnh hưởng đến công việc
chung của nhóm: trong bài thực hành Đo gia tốc rơi tự do, học sinh đã biết cách phân chia công việc
và thực hiện công việc của mình đúng thời gian.8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu – 4 trang.
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bản đồ tư duy – công cụ hỗ trợ quá trình tư duy và quá trình dạy học –
33 trang.
Chương 2: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT –
32 trang.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm – 10 trang.
Kết luận – 1 trang.
Phụ lục – 19 trang.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY – CÔNG CỤ HỖ
TRỢ QUÁ TRÌNH TƯ DUY VÀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Trong chương 1 tui trình bày những tìm hiểu về tư duy, Bản đồ tư duy về lịch sử hình thành, cơ sở
tâm lý học, phương pháp và công cụ xây dựng Bản đồ tư duy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sử
dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học.
1.1.Khái niệm về tư duy
Phát triển tư duy học sinh trong quá trình dạy học là một trong 4 nhiệm vụ của dạy học vật lý ở
trường phổ thông – và là nhiệm vụ then chốt, là mục đích cuối cùng của dạy học.
1.1.1.Tư duy là gì?[14]
Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng của
hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của chúng, những mối quan hệ khách
quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu
được vào những dấu hiệu cụ thể, đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới.
Đặc điểm của tư duy[14]
a. Tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu. Bởi vậy, tư duy có quan hệ mật thiết với
nhận thức cảm tính, sử dụng những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm thực tế, những cơ sở trực
quan sinh động.
b. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: Tư duy phản ánh cái bản chất chung cho nhiều sự vật
hiện tượng, đồng thời đã trừu xuất khỏi những sự vật, hiện tượng đó. Nhờ tính chất trừu tượng và
khái quát, tư duy có thể cho phép ta đi sâu vào bản chất và mở rộng phạm vi nhận thức sang cả
những sự vật, hiện tượng cụ thể mới mà trước đây ta chưa quen biết.
c. Tính gián tiếp: Trong quá trình tư duy, quá trình hoạt động nhận thức của con người nhanh
chóng thoát khỏi những sự vật cụ thể cảm tính mà sử dụng những khái niệm để biểu đạt chúng, thay
thế những sự vật cụ thể bằng những ký hiệu, bằng ngôn ngữ.
d. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện, là hình thức biểu đạt của tư
duy. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người
khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không thể
diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không thể sử dụng được.e. Tính “có vấn đề”: Hoạt động tư duy chỉ bắt đầu khi con người đứng trước một câu hỏi về một
vấn đề mà mình quan tâm nhưng chưa giải đáp được bằng những hiểu biết đã có của mình, nghĩa là
gặp phải tình huống có vấn đề.
1.1.2.Các loại tư duy
Có nhiều cách phân biệt tư duy, dựa theo những dấu hiệu khác nhau. Trong dạy học vật lý,
theo Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông của Nguyễn Đức Thâm ông chia ra làm những
loại tư duy chủ yếu dưới đây[14]
a. Tư duy kinh nghiệm
Tư duy kinh nghiệm là một tư duy dựa chủ yếu trên kinh nghiệm cảm tính và sử dụng
phương pháp “thử và sai”. Chủ thể phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó, ngẫu nhiên gặp một trường
hợp thành công, sau đó lặp lại đúng như thế mà không biết nguyên nhân vì sao.
Ví dụ : Đứng trước một máy thu hình có nhiều nút bấm, một học sinh bấm thử tất cả các nút.
Sau một số lần bấm, em đó nhận ra rằng ấn nút thứ nhất thì có hình ảnh, ấn nút thứ hai thì có tiếng
mà không hiểu tại sao. Kinh nghiệm này không áp dụng được cho các loại máy thu hình khác, trong
đó không có núm bấm mà có núm xoay hay cần gạt.
b. Tư duy lý luận
Tư duy lý luận là loại tư duy giải quyết nhiệm vụ được đề ra dựa trên sử dụng những khái niệm
trừu tượng, những tri thức lý luận. Đặc trưng của loại tư duy này là :
- Không dừng lại ở kinh nghiệm rời rạc mà luôn hướng đến xây dựng quy tắc, quy luật chung
ngày một sâu rộng hơn.
- Tư định hướng hành động, suy nghĩ về cách thức hành động trước khi hành động.
- Luôn sử dụng những tri thức khái quát đã có để lý giải, đoán những sự vật, hiện tượng cụ
thể.
- Luôn lật đi, lật lại vấn đề để đạt đến sự nhất quán về mặt lý luận, xác định được phạm vi ứng
dụng của mỗi lý thuyết.
Tư duy lý luận rất cần thiết cho hoạt động nhận thức và phải rèn lâu dài mới có được. Nhờ có
tư duy lý luận, con người mới có thể đi sâu được vào bản chất của sự vật hiện tượng, phát hiện được
qui luật vận động của chúng và sử dụng những tri thức khái quát đó để cải tạo bản thân và làm biến
đổi thế giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho mình.
c. Tư duy lôgic
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTư duy lôgic là tư duy tuân theo các quy tắc, quy luật của lôgic học một cách chặt chẽ, chính
xác, không phạm phải sai lầm trong các lập luận, biết phát hiện ra các mâu thuẫn, nhờ đó mà nhận
thức được đúng đắn chân lý khách quan.
Lôgic học là một khoa học nghiên cứu những tư tưởng của con người về mặt hình thức lôgic
của chúng và xây dựng những quy tắc, quy luật mà việc tuân theo chúng là điều kiện cần để đạt tới
chân lý trong quá trình suy luận. Con người bằng kinh nghiệm của mình đã suy nghĩ theo những
quy luật nhất định rất lâu trước khi những quy luật này được khoa học lôgic khám phá ra. Những
quy luật của lôgic học mà mỗi người sử dụng trong quá trình hoạt động tư duy không phải là con
người tự ý tạo ra mà là sự phản ánh những mối liên hệ và quan hệ khách quan của các sự vật và hiện
tượng quanh ta. Bởi thế, dù chưa biết lôgic học, nhưng con người bằng kinh nghiệm sống của mình
đã có thể trao đổi tư tưởng với nhau, thông hiểu nhau và thống nhất được với nhau trong một số lập
luận, phán đoán. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra trong một số trường hợp đơn giản, còn khi gặp
những trường hợp phức tạp thì khó có thể thông hiểu lẫn nhau hay khó phân biệt đúng hay sai, nếu
không nắm vững và vận dụng đúng đắn những quy tắc, quy luật lôgic học.
Ví dụ : học sinh có thể dễ dàng tin rằng lập luận sau đây là đúng, dù không hiểu lý do vì sao:
Tất cả kim loại đều dẫn điện.
Vật này là kim loại.
Vậy : Vật này dẫn điện.
Nhưng họ khó có thể biết rằng lập luận dưới đây là đúng hay sai:
Tất cả kim loại đều dẫn điện.
Vât này dẫn điện.
Vậy : Vật này là kim loại.
Tuy nhiên, đối với học sinh ở trường phổ thông, không thể dạy cho họ lôgic học để sau đó,
họ mới vận dụng các quy tắc và quy luật lôgic để suy nghĩ, lập luận. Trái lại ta có thể thông qua việc
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà tích lũy dần kinh nghiệm và đến một lúc nào đó sẽ tự tổng kết
thành những quy tắc đơn giản thường dùng.
d. Tư duy vật lý
Ta hiểu tư duy vật lý là sự quan sát các hiện tượng vật lý, phân tích một hiện tượng phức tạp
thành những bộ phận đơn giản và xác lập giữa chúng những mối quan hệ và những sự phụ thuộc xác
định, tìm ra mối liên hệ giữa mặt định tính và mặt định hướng của các hiện tượng và các đại lượng
vật lý, đoán các hệ quả mới từ các lý thuyết và áp dụng những kiến thức khái quát thu được vào
thực tiễn.Các hiện tượng vật lý trong tự nhiên rất phức tạp, nhưng những định luật chi phối chúng
thường lại rất đơn giản, vì mỗi hiện tượng bị nhiều yếu tố tác động chồng chéo lên nhau hay nối
tiếp nhau mà ta chỉ quan sát được kết quả tổng hợp cuối cùng. Bởi vậy, muốn nhận thức được
những đặc tính bản chất và quy luật của tự nhiên thì việc đầu tiên là phải phân tích được hiện tượng
phức tạp thành những bộ phận, những giai đoạn bị chi phối bởi một số ít nguyên nhân, bị tác động
bởi một số ít yếu tố, tốt nhất là một nguyên nhân, một yếu tố. Có như thế ta mới xác lập được những
mối quan hệ bản chất, trực tiếp, những sự phụ thuộc định lượng giữa các đại lượng vật lý dùng để
đo lường những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
Muốn biết những kết luận khái quát thu được có phản ánh đúng thực tế khách quan không, ta
phải kiểm tra lại trong thực tiễn. Để làm việc đó, ta phải xuất phát từ những kết luận khái quát, suy
ra những hệ quả, đoán những hiện tượng mới có thể quan sát được thực tiễn. Nếu thí nghiệm xác
nhận hiện tượng mới đúng như đoán thì kết luận khái quát ban đầu mới được xác nhận là chân
lý. Mặt khác, việc vận dụng những kiến thức vật lý khái quát vào thực tiễn tạo điều kiện cho con
người cải tạo thực tiễn, làm cho các hiện tượng vật lý xảy ra theo hướng có lợi cho con người, thỏa
mãn được nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Trong quá trình nhận thức vật lý như trên, con người sử dụng tổng hợp, xen kẽ nhiều hình
thức tư duy, trong đó có hình thức chung như tư duy lý luận, tư duy lôgic và những hình thức đặc
thù của vật lý học như thực nghiệm, mô hình hóa….
Ví dụ : Quan sát hiện tượng các vật nổi hay chìm trong nước, ta thấy rất phức tạp. Thông
thường, vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi, nhưng cũng có trường hợp vật nặng lại nổi mà vật nhẹ lại
chìm. Hai vật nặng như nhau cùng thả trong nước nhưng một vật thì chìm, vật kia lại nổi. Hình như
cả trọng lượng, hình dạng, kích thước, bản chất của vật, của chất lỏng đều ảnh hưởng đến hiện
tượng nổi này. Sự quan sát trực tiếp những hiện tượng đa dạng đó trong tự nhiên khó có thể rút ra
điều gì là chung, khó mà phát hiện được quy luật chi phối hiện tượng. Ta phải phân tích xem có yếu
tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng nổi và xem xét từng yếu tố một. Chẳng hạn vật nhúng trong nước
chịu tác dụng của hai lực : trọng lượng kéo vật xuống và nước đẩy vật lên. Lực đẩy của nước lên vật
cũng là một hiện tượng phức tạp, phụ thuộc vào cả vật và cả chất lỏng: phụ thuộc vào thể tích của
vật và vào trọng lượng riêng của chất lỏng. Cuối cùng thì hiện tượng nổi của một vật nhúng trong
chất lỏng rất đa dạng và phức tạp lại bị chi phối bởi một loạt những tính chất, quy luật đơn giản sau
:
Trọng lượng của vật : P=dV.
Lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong nó bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị
chiếm chỗ :
Kết luận chương 1
Bản đồ tư duy có cơ sở khoa học là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng, nó là sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù
hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não nhằm khai thác nhiều hơn, có
hiệu quả hơn tiềm năng vô tận của bộ não.
Bản đồ tư duy có chức năng là định hướng tư duy, phát xuất ý tưởng sáng tạo, nâng cao hiệu
suất ghi nhớ và hệ thống cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, Bản đồ tư duy còn được xem như một phương tiện
dạy học, nó có chức năng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển tư duy và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Vì
vậy, có thể khai thác các chức năng của Bản đồ tư duy vào dạy học bằng cách sử dụng Bản đồ tư
duy như một phương tiện hỗ trợ dạy học.
Bản đồ tư duy được sử dụng trong tất cả các loại bài học vật lý, với các nguyên tắc và công
cụ thành lập một Bản đồ tư duy như đã trình bày ở chương 1 giúp ta thiết kế nội dung các bài giảng
phù hợp với học sinh và nâng cao khả năng ghi nhớ và kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Trong chương tiếp theo, chúng tui trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng Bản đồ tư duy trong
dạy học chương “Động học chất điểm” như một thử nghiệm khoa học nhằm kiểm tra giả thuyết
khoa học của đề tài.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu depolymer hóa nhựa PET bằng acid sử dụng Microwave Reactor Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch Khoa học kỹ thuật 2
D Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ứng dụng PLC để đo, điều khiển và cảnh báo mức nước trong bể sử dụng cảm biến alalog là module mở rộng ADC của PLC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top