Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu nhân nhanh giống địa lan Hồng hoàng Sapa (cymbidium iridioides) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

1. Phần 1: Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nghề trồng hoa cây cảnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sản xuất hoa lan mang lại nhiều lợi nhuận bởi giá trị kinh tế và thẩm mỹ của nó. Nó đã thực sự trở thành sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đặc biệt ở các nước như Thái Lan, Singapo, Malaixia... ở Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt cành năm 1991 đạt 30 triệu USD, Singapore mỗi năm thu lợi nhuận từ lan cắt cành 10 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đạt 1,8 tỷ USD [13].
Việt Nam là một quốc gia có hệ thống rừng với độ che phủ lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phù hợp nhu cầu sinh thái của các loài lan. Mặt khác nước ta nằm trong trung tâm khởi nguồn của nhiều loài lan quý, có tiềm năng to lớn nguồn cây dại và quỹ gen phong phú. Các vùng như Sapa, cao nguyên Mộc Châu, Ba Vì, Đà Lạt... thích hợp cho sự phát triển nhiều loài lan phục vụ công tác chọn tạo giống cây trồng. Tuy nhiên chúng ta còn gặp những khó khăn bởi thiên tai diễn biến bất thường, nạn khai thác rừng tràn lan, nhiều loài lan quý có nguy cơ tuyệt chủng, hệ sinh thái tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
Địa lan hồng hoàng (Cymbidium iridioides) mặc dù số lượng ít nhưng với vẻ đẹp tự nhiên là loài có hoa tự dài nhất, hoa to và bền, màu sắc nâu tím, cánh môi vàng sẫm, số lượng hoa trên chùm có thể lên tới 15,5 hoa, nó đã thực sự thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhưng khả năng đậu quả trong tự nhiên lại rất thấp. Việc nghiên cứu tìm ra nhân giống in - vitro cho loài địa lan này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để khôi phục phát triển lan bản địa nhằm bảo tồn nguồn gen phục vụ cho lai tạo lan rừng trong tương lai, tạo ra nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam là một vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu giải quyết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tui triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân nhanh giống địa lan Hồng hoàng Sapa (cymbidium iridioides) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”.
1.2. Mục đích yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được một số khâu kỹ thuật chính trong quy trình nhân giống địa lan bản địa, trên cơ sở đó xây dựng kỹ thuật trồng nhân giống và công nghệ nhân nhanh giống địa lan bản địa Hồng hoàng Sapa (Cymbidium iridioides)
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Giai đoạn nhân nhanh in - vitro
- Nghiên cứu của việc bổ sung khoai tây vào môi trường đến sự nảy mầm của hạt.
- Nghiên cứu nhân nhanh bằng phương pháp cắt lát mỏng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến chất lượng của chồi
Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính đến quá trình ra rễ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của ỏ - NAA đến quá trình ra rễ.
Giai đoạn sau nuôi cấy in vitro
- Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý giá thể của cây ở giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che tối khi cây đưa ra vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ở giai đoạn vườn ươm.

2. Phần 2. Tổng quan tài liệu
2.1. Sơ lược về cây hoa lan
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Cây hoa lan orchidaceae thuộc họ phong lan orchidaceae, bộ lan orchidales, lớp một lá mầm Monocotyledoneae. Cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông, theo Bretchacider thì từ đời vua Thần Nông (2800) trước công nguyên, lan rừng này được dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau đó cùng với vẻ đẹp và tác dụng chữa bệnh. Robut Bron (1773 – 1858) là người đầu tiên đã phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác [1, 2, 3, 4, 9, 10, 23]. Joanlind (1979 – 1985) là người đặt nền tảng hiện đại cho môn học về lan. Năm 1836, ông công bố sắp xếp các tông họ lan (A tabuler view of the Tribes of orchidalr) tên của họ lan do ông đưa ra đựơc dùng cho đến ngày nay (Trần Hợp – 1990) [10]. Họ lan có mặt ở hầu hết các vùng trên trái đất, nhưng có khoảng 4/5 tập trung ở những vùng nhiệt đới [20], nó đứng thứ hai sau họ cúc, khoảng 15000-35000 loài, phân bố từ 68 độ vĩ bắc cho đến 56 vĩ độ nam. Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt là châu Mỹ và Đông Nam á (Mau – RFL 1983) [23]. Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là kiến lan, đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ 18 sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đi khắp các miền của địa cầu, lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch cập, Hạc đính rồi kiến lan, lan chính thức gia nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới 400 năm nay.
ở Việt Nam, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro – nhà truyền giáo Bồ Đào nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong cuốn “ Flora cochin chinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến Nam phần Việt Nam là aerides, phaius và sarcopodium mà đã được Ben tham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera plante rum” (1862 – 1883) (Nguyễn Hữu Huy, Phan Ngọc Cấp – 1995) [11], chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu được công bố đáng kể là F. Gagne Pain và A. Gui Ilaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “thực vật Đông Dương chí” (Flora Genera Indochine) do H. Leconte chủ biên xuất bản từ những năm 1932 – 1934.
2.1.2. Đặc tính thực vật học của địa lan
Lan cũng giống như các loại thực vật khác, có 6 bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. theo tác giả Trần Hợp (1990) [10] cây lan được mô tả như sau:
2.1.2.1. Rễ lan
Nhìn chung, họ lan bao gồm các cây thân thảo, sống lâu năm, sống ở đất, vách đá vôi sống phụ, sống hoại. Đối với địa lan khi sống ở đất, chúng thường có củ giả, rễ mập, xum xuê phụ (bì sinh) rễ bò dài hay ngắn. Chúng phát triển thân rễ nạc dài, ngắn mập hay mảnh mai (tuỳ từng trường hợp vào từng loài) đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Hệ rễ cũng nhỏ, đan thành búi, ngược lại ở các loài phong lan có kích thước lớn hay trung bình, hệ rễ khí sinh phát triển rất phong phú, mọc rất dài và mập, khoẻ, vừa giữ cho cơ thể khỏi bị gió làm lung lay và làm nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng. ở một số loài lan có thân, lá kém phát triển hệ rễ phát triển dày đặc và kiêm nhiệm luôn cả vai trò quang hợp. Rễ có dạng dẹt, bò rất dài, màu xanh như lá. Đặc biệt các loài phong lan sống hoại bộ rễ có hình dạng, cấu trúc khá độc đáo, có thể dài đến vài chục mét, nó có khảo năng leo bò cao.
2.1.2.2. Thân cây
Thân rất ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá. Theo M.E.Pfizer (1882) [10] phong lan có 2 loại thân, mà đa số thuộc loại sinh trưởng hợp trụ (nhóm không thân). Thân này gồm hệ thống của nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dải trên giá thể hay ẩn sâu trong lòng đất. Ngược lại, rất ít khi gặp các loài phong lan sinh trưởng đơn trục (nhóm có thân), cơ thể khó có khả năng duy trì được tư thế thẳng đứng, nó phải nhờ đến các rễ chống đỡ để vươn cao, ở các loài phong lan sống phụ, có nhiều đoạn phình lớn, tạo thành củ giả. Đó là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây trong hoàn cảnh khô hạn khi sống bán trên cao. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp.
2.1.2.3. Lá lan
Có thể phân lá lan thành 3 loại: lá đứng, lá nửa đứng, lá cong rũ. Hầu hết các loại địa lan đều là cây tự dưỡng, là “ xương” chế tạo chất dinh dưỡng bằng quang hợp, do đó nó phát triển rất đầy đủ hệ thống lá. Lá mọc đơn độc, hay xếp dày đặc ở gốc, hay xếp cách đề đặn trên thân, trên củ giả. Hình dáng lá thay đổi từ loại lá mọng nước, nạc, dài hình kim, hình trụ dài, tiết diện tròn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng, dài, những lá dưới sát gốc thường tiêu giảm đi chỉ còn những bẹ không có phiến lá hay giảm hẳn thành các vảy. Các loài địa lan có số lá trên nhánh biến động rất lớn: lá trên nhánh ít phải kể đến Đông lan (2,6 lá/ nhánh). trong khi đó Bạc lan (Cerythrostylum) có số lá/ nhánh rất lớn (9,1 lá/ nhánh). Độ dày và độ rộng của lá cũng rất khác nhau, lá dài phải kể đến Bích ngọc (Cymbidium dayamum): 1cm. Thanh ngọc (Cymbidiumensifolium) 40- 80 cm.
Về màu sắc, phiến lá thường có màu xanh bóng như các chi Lan kiếm (Cymbidium. SW), chi lan Bầu rượu (Calanthe R.Br), có loài có màu xanh đậm như Hạc Đính Vàng (P. flavum).
2.1.2.4. Hoa lan
Cấu tạo của hoa lan phong phú và đa dạng. Ta có thể gặp nhiều loài mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hay có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một bông. Mặc dù muôn hình muôn vẻ nhưng nếu ta quan sát hoa của bất kỳ cây lan nào cũng có một tổ chức đồng nhất của hoa mẫu 3 là một kiểu hoa đặc trưng của lớp một lá mầm, nhưng đã biến đổi rất nhiều để hoa có đối xứng qua một mặt phẳng.
1. Phần 5. kết luận và kiến nghị
1.1. Kết luận
Từ kết quả thu được chúng tui rút ra kết luận:
1. Môi trường thích hợp để gieo hạt địa lan Hồng hoàng là VW + (100ml ND +10g đường saccaroza + 1g peptôn + 65g agar + 50g khoai tây)/lít. Việc bổ sung khoai tây vào môi trường gieo hạt có tác dụng tích cực đến sự nảy mầm của hạt. Vậy lượng khoai tây bổ sung thích hợp là 50 g/ lít
2. Phương pháp nuôi cấy lớp mỏng tế bào có hiệu quả rất cao đối với việc nhân nhanh. Bằng phương pháp này có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát sinh thể protocorm có thể thu được 27 – 30 thể protocorm từ một protocorm ban đầu sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường xác định để nuôi cấy lớp mỏng thích hợp là: MS + 1pPhần mềm kinetin (hay 0,5pPhần mềm BA) +2% đường saccaroza + 0,65% agar.
3. Môi trường thích hợp để nhân nhanh thể protocorm là: MS + 2% đường saccaroza +1,5pPhần mềm BA (hay 1,5pPhần mềm K) + 0,65% agar hệ số nhân đạt cao nhất 2,12( kinetin ) và 2,35(BA).
4. Nồng độ nước dừa có hiệu quả cao trong việc nhân nhanh, bằng phương pháp này ND có tác dụng làm tăng số lượng, chất lượng chồi nuôi cấy. Môi trường thích hợp cho nhân nhanh: MS +15%ND + 2% đường saccaroza + 0,65 % agar
5. Môi trường thích hợp để tạo cây hoàn chỉnh là: MS + 2% đường saccaroza + 0,3pPhần mềm NAA (hay 1,0g than hoạt tính)+ 0,65% agar. Trên môi trường này sau 20 ngày nuôi cấy 100% số cây ra rễ, số rễ trên cây đạt 1,89 và 2,56.
6. Giá thể thích hợp để ra cây địa lan là: Xử lý bằng thuốc nấm khuẩn, thuốc trừ sâu deterex+ dinh dưỡng chuyên dùng cho lan Trung Quốc (20: 20: 20). Sử dụng che sáng đối với cây đưa ra vườn ươm
7. Trong các loại dinh dưỡng đã dùng, phân bón có tỷ lệ 30: 10: 10+ vitamin+ vi lượng tỏ ra thích hợp nhất cho lan con
1.2. Đề nghị
- Nghiên cứu, tìm hiểu khi tổ hợp một số loại phytohoomon trong giai đoạn nhân nhanh có khác so với dùng riêng hay không.
- Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây trên nền giá thể khác nhau.
- Cho sử dụng các kỹ thuật đã được xác định trên vào việc xây dựng quy trình nhân nhanh địa lan Hồng hoàng.
- Tiếp tục nghiên cứu tối ưu hoá các khâu đã xác định ban đầu.
2. 3. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Tiến Bân (1990), Các cây họ kín (Magnolioplyta) ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 34-41.
2. Võ Văn Chi – Lê Khả Kế (1969), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB Khoa Học, tr 57-80.
3. Võ Văn Chi – Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật – Thực vật bậc cao, NXB Đại học và THCN, tr 38.
4. Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991), Từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp, Trung tâm quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr 67-69
5. Dự án đầu tư, phát triển hoa cây và cây kiểng tại TP HCM, 14-7-2005, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM
6. Dự án xây dựng khu Nông-lâm nghiệp, công nghệ cao tại Trung tâm phát triển lâm nghiệp Hải Phòng, 5-2003, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hải Phòng.
7. Vũ Hài, Trần Quý Hiển (2001), Nghề làm vườn, NXB Giáo Dục.
8. Phạm Hoàng Hộ (1973), cỏ cây miền Nam, quyển 1,2, Bộ giáo duc – Trung tâm dược liệu, tr 195
9. Phạm Hoàng Hộ (1992), Cây Cỏ Việt Nam, quyển 3, NXB Trẻ, tr 918.
10. Trần Hợp (1990), Phong Lan Việt Nam, tập 1-2, NXB Khoa học và Kĩ Thuật, tr 68-72.
11. Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp (1995), Mấy nét về cội nguồn phong lan, Đặc sản quý của các nước nhiệt đới, Việt Nam hương sắc, số 1, tr 15-16.
12. Phạm Thúc Huân (1989), Hoa lan cây cảnh và vấn đề sản xuất kinh doanh xuất khẩu, NXB TPHCM.
13. GS-TS Trần Văn Mão (2001), TS Nguyễn Thế Nhã, Phòng trừ sâu bệnh loại cây cảnh, NXB Nông nghiệp.
14. Nguyễn Công Nghiệp (1995), Trồng hoa lan, NXB TPHCM.
15. Phạm Thị Liên (2001), Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số giống địa lan ở miền Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ nông nghiệp.
16. Nguyễn Xuân Linh, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Kim Lý, Đoàn Duy Thanh (2001), Kỹ Thuật trồng hoa, NXB Hà Nội.
17. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo (2004), giáo trình Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, tr 49-50, tr 54-55.
18. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga, Báo cáo thống kê đề tài nhánh, Viện sinh học Nông ngiệp - Đại học Nông nghiệp I.
19. Nguyễn Thiện Tịch, Đoàn Thị Hoa, Trần Sỹ Dũng, Huỳnh Thị Ngọc Nhân (1998), Kỹ thuật trồng hoa lan, tr 216.
20. Vũ Văn Yến, Trồng lan trong ống nghiệm (1987), NXB TPHCM.
21. Nguyễn Khánh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Các biểu đồ Việt Nam.
Trang Web:
22.

Tiếng Anh:
23. Koopowitz,-H (1986), “Effect of Biostimin on growth of meristematic tissue and protocom formation of some orchids in in vitro culture”. American – Orchid – Society – Bulltin 55: N0.167, p.273-287.
24. Mau, - RFL (1983), “Development of the orchid weevil, Orchidophilus aterrimus (Waterhouse)”, Proceedings-of-the-Hawaiian-Entomological-Society: p.293-297.
25. Nesbitt,-LT, nesbitt,-MK (1985), “Terrestrial orchids, their culture” Austrilian – Plants.13:105, p.219-223.
26. Pais,-MS; Barroso,-J; Fevereiro,- P; Oliveira,-M (1983), “Intergeneric fusion of terrestrial orchid protoplast induced by different fussion promoting agents Protoplasts” Poster proceedings: p.74-75.
27. Tisserat,-B; Vandercook,-CE (1986), “Computerized long – term tissue culture for orchids” American- Orchid- Society- Bulletin. 51:2, p.185-198.
28. Valmayor, -H.L (1989), Growing dendrobiums for cutflower production, Los Banos, Laguna (Phillipines). PCARRD.
Mục lục

1. Phần 1: Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích yêu cầu đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
2. Phần 2. Tổng quan tài liệu 3
2.1. Sơ lược về cây hoa lan 3
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí trong hệ thống phân loại thực vật 3
2.1.2. Đặc tính thực vật học của địa lan 4
2.1.3. Đặc điểm thực vật của địa lan Hồng hoàng Sapa 7
2.1.4. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây lan 7
2.2. Tình hình sản xuất hoa lan trong và ngoài nước 11
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới 11
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 12
2.3. Các nghiên cứu về nhân giống địa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào 13
2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào 13
2.3.2. Một số nghiên cứu tiêu biểu 14
2.4. Phương pháp cắt lớp mỏng tế bào (Thin cell layers - TCL) 15
2.4.1. Khái niệm: 15
2.4.2. Một số nghiên cứu về phương pháp cắt lớp mỏng tế bào 15
2.5. Kĩ thuật cắt lớp mỏng tế bào (tcl) 16
2.5.1. Phương pháp TCL kinh điển 16
2.5.2. Phương pháp TCL cải tiến 16
2.6. Quy trình kỹ thuật về nuôi cấy mô tế bào 17
2.7. Các vấn đề cần quan tâm trong nhân giống in - vitro 18
2.7.1. Tính bất định về mặt di truyền (genetic in stability) 18
2.7.2. Sự nhiễm mẫu (explantcontamination) 19
2.7.3. Sự tiết độc tố từ mẫu cấy (Toxic compounds) 19
2.7.4. Hiện tượng thuỷ tinh hoá (vitri fication, hyperhy dricity) 20
2.8. Quy trình trồng và chăm sóc cây Địa lan nhân bằng nuôi cấy mô 20
2.8.1. Giai đoạn lấy từ trong ống nghiệm ra 21
2.8.2. Giai đoạn ở trong chậu chung 21
2.8.3. Giai đoạn trồng vào chậu nhỏ 22
2.8.4. Giai đoạn thay chậu nhỏ và trồng vào chậu lớn 23
2.9. Một số kỹ thuật trồng Địa lan cơ bản 23
2.9.1. Kĩ thuật trồng cây con vào chậu 23
2.9.2. Kỹ thuật chuyển chậu 24
2.9.3. Nước tưới cho lan 25
2.9.4. Kỹ thuật thúc mầm cây 25
2.9.5. Phòng trừ bệnh cho cây 26
3. Phần 3: vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
3.1. vật liệu 27
3.2. Nội dung nghiên cứu 27
3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung khoai tây vào môi trường đến sự nảy mầm của hạt: 27
3.2.2. Thí nghiệm 2: Xác định môi trường khởi động thích hợp cho sự phát sinh hình thái của lát cắt 27
3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kinetin và BA tới quá trình nhân nhanh thể protocorm. 28
3.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa( ND) đến hệ số nhân, chất lượng của chồi: 29
3.2.5. Thí nghiệm 5: ảnh hưởng của than hoạt tính và -NAA đối với sự ra rễ của cây. 29
3.2.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng việc xử lý giá thể đối với cây ra vườn ươm 30
3.2.7. Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ che đối với cây ra vườn ươm. 30
3.2.8. Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Cách bố trí thí nghiệm 30
3.3.2. Phương pháp tiến hành 31
4. Phần 4: Kết quả và thảo luận 33
4.1. Tạo nguồn vật liệu vô trùng 34
4.2. Nghiên cứu nhân nhanh bằng phương pháp cát lát mỏng 35
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nhóm Cytokinin đến quả trình nhân nhanh thể protocorm 39
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa lên hệ số nhân và chất lượng của chồi 43
4.5. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh 43
4.6. Các nghiên cứu ở giai đoạn sau nuôi cấy mô 43
4.6.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý giá thể đến sự sinh trưởng phát triển của cây địa lan Hồng hoàng giai đoạn bồn mạ. 43
4.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che tối khi cây địa lan đưa ra vườn ươm 43
4.6.3. ảnh hưởng của dinh dưỡng khác nhau đến sự sinh trưởng 43
5. Phần 5. kết luận và kiến nghị 43
5.1. Kết luận 43
5.2. Đề nghị 43
Tài liệu tham khảo 43


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top