queensami308

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Phục hồi chức năng
Ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ
Miêu tả: 104 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày cơ sở lí luận về ngôn ngữ (bao gồm khái niệm, chức năng ngôn ngữ, sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường từ 0 - 6 tuổi) và về hội chứng tự kỉ (khái niệm hội chứng, các hội chứng liên quan, đặc điểm ngôn ngữ trẻ tự kỉ và chương trình can thiệp sớm). Dựa trên kết quả đánh giá của 2 trẻ tự kỉ 3 - 4 tuổi, đưa ra một số nhận xét ban đầu về khả năng ngôn ngữ (khả năng tiếp nhận và khả năng diễn đạt ngôn ngữ). Điều tra thực tế đối tượng khách quan về vai trò, môi trường, phương pháp, những thuận lợi và khó khăn trong việc phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ tại một số trung tâm trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả trên, đưa ra những nhận xét thuận lợi và khó khăn trong việc phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ. Đồng thời, đề xuất một số liệu pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................5
2.Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................8
4. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................9
6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................10
7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ trẻ em ..................................................................11
1.2. Cơ sở lí luận về hội chứng tự kỉ ....................................................................19
1.3. Tiểu kết chƣơng 1.........................................................................................295
CHƢƠNG 2
KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI
2.1.Vài nét về đối tƣợng khảo sát ........................................................................31
2.2. Quy trình khảo sát đánh giá ..........................................................................32
2.3. Kết quả đánh giá...........................................................................................35
2.4. Nhận xét về khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ ................................................47
2.5. Tiểu kết chƣơng 2.........................................................................................50
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỈ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỈ
3.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ...........................................................................52
3.2. Kết quả khảo sát ...........................................................................................53
3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ ............62
3.4. Một số đề xuất về chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ ..................64
3.5. Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................83
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................91
PHỤ LỤC..................................................................................................................98
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội, xuất hiện trong cộng đồng và phục vụ
con ngƣời. Ngôn ngữ có nhiều chức năng, trong đó hai chức năng quan trọng
nhất là công cụ giao tiếp và công cụ tƣ duy. Ngôn ngữ là phƣơng tiện biểu đạt tƣ
duy, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành, phát triển tƣ duy của con ngƣời.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất để trao đổi thông tin, tƣ
tƣởng, tình cảm… giữa các thành viên trong cộng đồng.
Một cá nhân khi bị khiếm khuyết hay giảm thiểu khả năng sử dụng ngôn
ngữ hay quy tắc sử dụng ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn hay không thể giao tiếp.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đề cập tới một thuật ngữ mới “Hội chứng tự kỉ”
(Autism – gọi tắt là Tự kỉ) thƣờng gặp ở trẻ em. Trẻ tự kỉ có những biểu hiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƢƠNG 2
KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI
2.1.Vài nét về đối tƣợng khảo sát ........................................................................31
2.2. Quy trình khảo sát đánh giá ..........................................................................32
2.3. Kết quả đánh giá...........................................................................................35
2.4. Nhận xét về khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ ................................................47
2.5. Tiểu kết chƣơng 2.........................................................................................50
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỈ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỈ
3.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ...........................................................................52
3.2. Kết quả khảo sát ...........................................................................................53
3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ ............62
3.4. Một số đề xuất về chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ ..................64
3.5. Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................83
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................91
PHỤ LỤC..................................................................................................................98
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội, xuất hiện trong cộng đồng và phục vụ
con ngƣời. Ngôn ngữ có nhiều chức năng, trong đó hai chức năng quan trọng
nhất là công cụ giao tiếp và công cụ tƣ duy. Ngôn ngữ là phƣơng tiện biểu đạt tƣ
duy, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành, phát triển tƣ duy của con ngƣời.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất để trao đổi thông tin, tƣ
tƣởng, tình cảm… giữa các thành viên trong cộng đồng.
Một cá nhân khi bị khiếm khuyết hay giảm thiểu khả năng sử dụng ngôn
ngữ hay quy tắc sử dụng ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn hay không thể giao tiếp.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đề cập tới một thuật ngữ mới “Hội chứng tự kỉ”
(Autism – gọi tắt là Tự kỉ) thƣờng gặp ở trẻ em. Trẻ tự kỉ có những biểu hiện6
chậm phát triển trong nhiều lĩnh vực nhƣ nhận thức, giao tiếp, tƣơng tác xã hội,
rối loạn hành vi và ngôn ngữ. Hiện nay, số lƣợng trẻ chẩn đoán mắc hội chứng tự
kỉ ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang tăng cao. Do vậy, việc
nghiên cứu và ứng dựng phƣơng pháp can thiệp phục hồi chức năng, đặc biệt là
chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ trở thành vấn đề cấp thiết.
Đã có nhiều nghiên cứu về Giáo dục học, Y học nhằm hỗ trợ giao tiếp cho
trẻ tự kỉ. Tuy nhiên, những nghiên cứu dƣới góc độ Ngôn ngữ học về trẻ mắc hội
chứng tự kỉ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Từ thực tế trên, chúng tui nhận thấy
tầm quan trọng của việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tự kỉ và thực trạng
phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ, từ đó đề xuất một số biện pháp để
nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ. Chúng tui giới hạn
phạm vi khảo sát tại hai trung tâm giáo dục trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội.
2.Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu phục hồi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ trên thế giới
Trên thế giới, những nghiên cứu về trẻ khuyết tật đã đƣợc đề cập từ sớm,
song việc phát hiện và nghiên cứu hội chứng tự kỉ đƣợc bắt đầu muộn hơn. Giai
đoạn đầu, nhiều bác sĩ, nhiều nhà tâm lí học đã mô tả những trƣờng hợp trẻ có
những hiểu hiện giống nhƣ biểu hiện của trẻ tự kỉ đƣợc mô tả hiện nay. Nghiên
cứu của bác sĩ ngƣời Pháp Jean-Marc-Gaspard Itard (1801) công bố trƣờng hợp
cháu bé Victor 12 tuổi với một số đặc điểm nhƣ không nói đƣợc, đẩy tay ngƣời
khác để thể hiện nhu cầu của mình. Hay, John Haslam (1809) đƣa trƣờng hợp
của cháu bé có hành vi nhƣ nhại lời, thiếu kiên nhẫn, có hành vi chống đối. Năm
1943, hội chứng tự kỉ lần đầu tiên đƣợc nhận dạng nhờ nhà tâm thần học Leo
Kanner (Mỹ). Ông mô tả đặc điểm của trẻ tự kỉ nhƣ sau: khó phát triển quan hệ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
xã hội với ngƣời xung quanh, chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi rập
khuôn, thiếu trí tƣởng tƣợng…. Ông gọi là hội chứng Tự kỉ thời kỳ ấu sinh (Early
Infantile Autism).
Sau đó ngƣời ta bắt đầu nghiên cứu về hội chứng tự kỉ, tiêu biểu nhƣ
Christopher Gillberg, Reichler Schoper và các cộng sự (1988) đã xây dựng bộ
câu hỏi “Thang đánh giá Tự kỉ thời ấu thơ” (CARS) nhằm chẩn đoán trẻ tự kỉ,
phân biệt với những dạng khuyết tật khác và phân biệt mức độ tự kỉ. Các nhà
nghiên cứu đã xây dựng nhiều phƣơng pháp để can thiệp cho trẻ tự kỉ nhƣ ABA
(Applied Behavior Analysis - Phân tích hành vi ứng dụng), TEACCH (Treatment
and Education of Autistic and Related Communication Hadicapped Children -
Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỉ và trẻ có khó khăn về giao tiếp), OT
(Occupation Therapy – Trị liệu vận động), RDI (Relationship Development
Inventation - Can thiệp phát triển mối quan hệ xã hội), hệ thống PECS (Picture
Exchange Communication System - Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi thẻ
tranh)… Mỗi phƣơng pháp đều có thế mạnh can thiệp khía cạnh khiếm khuyết
nào đó của trẻ về các mặt hành vi, nhận thức, kĩ năng ngôn ngữ…
Về hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỉ, các nhà khoa học Bắc Mỹ (1972) đã
nghiên cứu và xây dựng phƣơng pháp TEACCH nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ
và hƣớng trị liệu giáo dục cho trẻ tự kỉ và trẻ gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ.
Các nghiên cứu về hội chứng này, đặc biệt từ góc độ ngôn ngữ, đang đƣợc tiếp
tục phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới.
2.2. Lịch sử nghiên cứu phục hồi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ngôn ngữ - tâm lí trẻ em nói chung đã
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến các tác giả Nguyễn Khắc
Viện, Nguyễn Huy Cẩn, Lƣu Thị Lan, Vũ Thị Chín, Phạm Thị Cơi… Một số tác
giả đã có những nghiên cứu về hành vi rối nhiễu ngôn ngữ nhƣ Phạm Thị Cơi
trong luận án tiến sĩ Quá trình hình thành ngôn ngữ nói ở trẻ Điếc Việt Nam8
(1989), Nguyễn Huy Cẩn (2001) nghiên cứu Rối nhiễu ngôn ngữ và chậm phát
triển ngôn ngữ [8, tr. 27-39]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hội chứng tự kỉ và
những khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ của trẻ tự kỉ mới bắt đầu đƣợc tiến hành
gần đây. Năm 2002, Câu lạc bộ cha mẹ trẻ tự kỉ Hà Nội đƣợc thành lập nhằm
chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, nhận đƣợc sự giúp đỡ của các chuyên gia trong
và ngoài nƣớc. Tại các thành phố nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng... nhiều
trung tâm đƣợc thành lập để giảng dạy, phục hồi các chức năng trong đó có chức
năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.
Việc nghiên cứu lí luận về hội chứng này mới chỉ tập trung tại một số cơ
sở nhƣ Khoa Giáo dục đặc biệt của Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Trƣờng Cao đẳng
Sƣ phạm Trung ƣơng, Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, Bệnh viện Đại học Y…
Những nghiên cứu về đặc điểm hành vi, nhận thức, ngôn ngữ của trẻ tự kỉ chủ
yếu từ góc độ Tâm lí học, Y học, Giáo dục học nhƣ Trẻ em tự kỉ - cách
giáo dục của tác giả Nguyễn Văn Thành (2006) trình bày sơ lƣợc về hội chứng
tự kỉ và những phƣơng pháp can thiệp điển hình. Hay tài liệu Tự kỉ - phát hiện
sớm và can thiệp sớm của tác giả Vũ Thị Bích Hạnh (NXB Y học, 2007); Luận
án tiến sĩ Tâm lí học Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỉ tại thành phố Hồ Chí
Minh của Ngô Xuân Điệp (2009), Luận án tiến sĩ Y học Nghiên cứu phát hiện
sớm tự kỉ bằng M-CHAT, đặc điểm dịch tễ - lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi
chức năng cho trẻ nhỏ tự kỉ của Nguyễn Thị Hƣơng Giang (2012)… Dƣới góc
độ Ngôn ngữ học, chúng tui nhận thấy chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về
hội chứng này. Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ tác giả Đào Thị Thu Thủy
Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỉ 5 – 6 tuổi (Đề tài nghiên cứu cấp
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012).
Những nghiên cứu ứng dụng các phƣơng pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ
dần đƣợc thực hiện tại Việt Nam và có xu hƣởng mở rộng trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Mục đích của đề tài luận văn là tìm hiểu thực trạng phục hồi chức năng
ngôn ngữ của trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội và khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ
trong độ tuổi 3 – 4 tuổi.
Từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài đƣợc đặt ra là nghiên cứu cơ sở lí
thuyết về hội chứng tự kỉ; khảo sát thực trạng can thiệp phục hồi chức năng ngôn
ngữ cho trẻ tại một số trung tâm chuyên biệt trên địa bàn Hà Nội; nghiên cứu khả
năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ; đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phục
hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hai nhóm đối tƣợng: đối tƣợng khách thể và đối tƣợng
chủ thể.
Đối tƣợng khách thể đƣợc xác định là những giáo viên, phụ huynh và
những cá nhân liên quan đến trẻ tự kỉ. Chúng tui lập bảng hỏi anket phỏng vấn
đối tƣợng khách thể nhằm khảo sát thực trạng can thiệp phục hồi chức năng
ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ tại các cơ sở nhƣ Trung tâm An Phúc Thành, Trung tâm
Can thiệp sớm (Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng)…
Đối tƣợng chủ thể bao gồm 02 trẻ tự kỉ 3 - 4 tuổi (N.D.C và C.H.N) đang
đƣợc can thiệp tại trung tâm An Phúc Thành nhằm tìm hiểu khả năng ngôn ngữ
của trẻ tự kỉ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu trên, chúng tui sử dụng các phƣơng
pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát trực tiếp: Dự giờ, quan sát việc tổ chức hoạt động
giảng dạy của giáo viên cho trẻ tự kỉ (quan sát bài học và sự tƣơng tác giữa trẻ và
giáo viên / phụ huynh / bạn học…)
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi đƣợc xây dựng đối với đối
tƣợng giáo viên và phụ huynh trực tiếp tiếp xúc với trẻ tự kỉ nhằm khảo sát thực10
trạng phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ; những ƣu điểm, hạn chế của các
phƣơng pháp phục hồi cho trẻ…
Phương pháp thực nghiệm: phƣơng pháp này áp dụng với đối tƣợng chủ
thể bằng cách tiến hành yêu cầu trẻ thực hiện những bài tập kiểm tra đánh giá
khả năng ngôn ngữ của trẻ.
6. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lí luận: Đề tài mong muốn đƣợc đóng góp làm sáng tỏ thêm một
phần cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu về hội chứng tự kỉ từ góc độ ngôn ngữ
học.
Về mặt thực tiễn: Ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất của đề tài là hƣớng tới
việc nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ, ứng
dụng trong trị liệu cho trẻ tự kỉ về mặt ngôn ngữ.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích,
nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu.
Phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Trong chƣơng này, chúng tui trình bày cơ sở lí luận về ngôn ngữ (bao gồm
khái niệm, chức năng ngôn ngữ, sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, các giai đoạn phát
triển ngôn ngữ của trẻ bình thƣờng từ 0 - 6 tuổi) và về hội chứng tự kỉ (khái niệm
hội chứng, các hội chứng liên quan, đặc điểm ngôn ngữ trẻ tự kỉ và chƣơng trình
can thiệp sớm).
Chương 2. Khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Dựa trên kết quả đánh giá của 2 trẻ tự kỉ 3 - 4 tuổi, chúng tui đƣa ra một số
nhận xét ban đầu về khả năng ngôn ngữ (khả năng tiếp nhận và khả năng diễn
đạt ngôn ngữ).
Chương 3. Thực trạng phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ trên địa bàn
Hà Nội
Trong chƣơng 3, chúng tui điều tra thực tế đối tƣợng khách quan về vai
trò, môi trƣờng, phƣơng pháp, những thuận lợi và khó khăn trong việc phục hồi
chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ tại một số trung tâm trên địa bàn Hà Nội. Từ
kết quả trên, chúng tui đƣa ra những nhận xét thuận lợi và khó khăn trong việc
phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ. Đồng thời, chúng tui xin đề xuất một
số liệu pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.
Phần kết luận
Trong phần này, chúng tui đƣa ra một số nhận xét chung về đặc điểm ngôn
ngữ cho trẻ tự kỉ và thực trạng phục hồi chức năng cho trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà
Nội.
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ trẻ em
1.1.1. Về quá trình giao tiếp
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ ngƣời này đến ngƣời khác với một
mục đích nhất định. Trong quá trình giao tiếp, ngƣời ta trao đổi tƣ tƣởng, tình
cảm, trí tuệ, sự hiểu biết… qua đó tác động lẫn nhau. Qua giao tiếp, con ngƣời
tập hợp thành một cộng đồng xã hội có tổ chức. Nhờ giao tiếp, con ngƣời truyền
kinh nghiệm, tƣ tƣởng, trí tuệ từ thế hệ này sang thế hệ khác… Shannon và12
Weaver đã xây dựng mô hình lí thuyết thông tin nhƣ sau (dẫn theo Mai Xuân
Huy [40, tr. 39]:
Nhiễ
PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài luận văn “Nghiên cứu một số vấn đề về việc phục hồi ngôn ngữ cho
trẻ tự kỉ” đã tập trung nghiên cứu hai vấn đề: thực trạng phục hồi ngôn ngữ cho
trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội và tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ trên cơ
sở khảo sát 02 trẻ 3 -4 tuổi. Một số kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
1. Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Do vậy để
có thể giao tiếp trong xã hội, cần có sự thụ đắc ngôn ngữ. Sự thụ đắc ngôn
ngữ của trẻ đặc biệt quan trọng là giai đoạn từ 0- 6 tuổi. Luận văn đã dựa vào
các chỉ số phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thƣờng ở giai đoạn này để làm cơ sở
chẩn đoán sự khiếm khu‎yết về chức năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ.
Để chẩn đoán trẻ mắc hội chứng tự kỉ, các nhà nghiên cứu sử dụng tiêu
chuẩn DSM-IV-TR. Để đánh giá mức độ tự kỉ của trẻ, các chuyên gia sử dụng
thang đánh giá khác nhau. Quá trình đánh giá mức độ tự kỉ của trẻ bắt đầu từ
việc quan sát hành vi, khả năng của trẻ. Các chuyên gia đánh giá, tính điểm và
kết luận nhƣ sau: 15 - 30 điểm: không tự kỉ; 31 - 36 điểm: tự kỉ nhẹ và vừa; 37 -
60 điểm: tự kỉ nặng. Việc chẩn đoán, đánh giá trẻ mắc hội chứng tự kỉ là điều hết
sức quan trọng trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ, từ đó xây dựng chƣơng
trình trị liệu phù hợp với từng trẻ.
2. Cần có chƣơng trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ nhằm mục đích hỗ trợ giáo
dục cho các trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng. Mở đầu quy trình, cha
mẹ phát hiện những biểu hiện khác lạ của trẻ, các chuyên gia thực hiện chẩn
đoán đánh giá. Sau đó giáo viên trị liệu cho trẻ sẽ lên bản kế hoạch mục tiêu và
thực hiện. Sau thời gian thực hiện trị liệu, giáo viên và phụ huynh sẽ đánh giá kết
quả thực hiện: những điều trẻ làm đƣợc và chƣa làm đƣợc. Căn cứ vào kết quả
này để thực hiện chu trình can thiệp nhƣ trên.
3. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ khiếm khuyết về ngôn ngữ, độ tuổi bắt
đầu can thiệp, quá trình can thiệp ngôn ngữ… là những yếu tố có ảnh hƣớng tới
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi87
hiệu quả phục hồi. Độ tuổi bắt đầu đƣợc can thiệp ngôn ngữ ảnh hƣởng lớn tới
hiệu quả can thiệp. Trẻ đƣợc can thiệp từ sớm (2,5 tuổi) thì hiệu quả cao, có thể
tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ tốt. Trẻ tự kỉ tuy đƣợc can thiệp sớm, nhƣng thời
gian can thiệp không liên tục, thì khả năng ngôn ngữ của trẻ vẫn phát triển chậm
hơn. Mức độ khiếm khuyết của trẻ cũng có ảnh hƣởng tới quá trình can thiệp.
Trẻ tự kỉ nhẹ, tuy mắc phải một số vấn đề về ngôn ngữ, nhƣng nếu đƣợc can
thiệp kịp thời thì sẽ tiến bộ nhanh chóng.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho phép khẳng định trẻ tự kỉ có khả năng
phục hồi ngôn ngữ nếu đƣợc can thiệp kịp thời và đúng phƣơng pháp.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt cũng có ảnh hƣởng đến khả năng ngôn
ngữ của trẻ tự kỉ. Trẻ tự kỉ có thể nhận biết và phát âm từng âm tiết dễ dàng. Đa
số các trẻ tự kỉ không thể nói đúng trật tự từ, thƣờng xuyên nói ngƣợc cú pháp.
Đồng thời, việc sử dụng các hƣ từ rất khó khăn, trẻ thƣờng bỏ qua hay diễn đạt
sai.
Trẻ tự kỉ thiên về nhận thức trực quan, quan sát tốt những sự vật, hiện
tƣợng xung quanh mình. Tuy nhiên, nhận thức lí tính, tƣ duy logic, khả năng
tƣởng tƣợng là những điểm yếu của trẻ tự kỉ. Do vậy, trẻ thƣờng chỉ phát triển
tốt vốn từ biểu thị sự vật, hiện tƣợng, còn các nhóm từ biểu thị hành động, tính
chất, trạng thái… trẻ thƣờng không thể nhận biết và sử dụng để diễn đạt đƣợc.
Thông thƣờng trẻ tự kỉ không tự điều chỉnh đƣợc cƣờng độ, trƣờng độ khi
phát âm (trẻ thƣờng hét lên bất thƣờng, nói to, đồng thời nói những câu ngắn
hay bị ngắt giữa câu). Vì thế, việc luyện tập khả năng phát âm cho trẻ tự kỉ là
rất quan trọng.
Với mỗi trẻ tự kỉ, mức độ khiếm khuyết và khả năng ngôn ngữ có khác
nhau. Do vậy, giáo viên cần xây dựng những bài tập phù hợp với năng lực, sở
thích của từng trẻ, tập trung phát huy những điểm mạnh và thƣờng xuyên luyện88
tập những điểm còn khiếm khuyết của trẻ để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt
nhất.
4. Về thực trạng can thiệp ngôn ngữ cho trẻ em mắc hội chứng tự kỉ, kết quả
khảo sát của luận văn cho thấy đa số các cộng tác viên (là giáo viên và phụ
huynh của trẻ tự kỉ) đƣợc phỏng vấn đã có sự nhận thức đúng bản chất của hội
chứng tự kỉ, một loại rối loạn phát triển. Trẻ mắc hội chứng này gặp khó khăn
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là rối loạn nhận thức, rối loạn hành vi và ngôn
ngữ.
Phần lớn các cộng tác viên đƣợc phỏng vấn sâu đều cho rằng nguyên nhân
gây ra hội chứng tự kỉ là do trẻ thiếu môi trƣờng tƣơng tác. Phụ huynh quá bận
rộn không có thời gian chăm sóc, giao tiếp với trẻ, nhất là trong giai đoạn phát
triển ngôn ngữ 0 – 3 tuổi. Một số cộng tác viên cho rằng do môi trƣờng sống bị ô
nhiễm nên đã ảnh hƣởng tới quá trình mang thai của ngƣời mẹ và trẻ sinh ra dễ
nhiễm độc, khiến số trẻ mắc hội chứng tự kỉ ngày càng tăng cao. Việc nhận thức
về nguyên nhân gây hội chứng tự kỉ ảnh hƣởng tới việc định hƣớng can thiệp
cho trẻ.
Các giáo viên và phụ huynh đƣợc phỏng vấn đều ý thức rằng can thiệp
ngôn ngữ là một khía cạnh rất quan trọng để phục hồi chức năng cho trẻ
(88,6%), và độ tuổi tốt nhất để bắt đầu can thiệp cho trẻ là 0 - 6 tuổi, “độ tuổi
vàng” để phát triển ngôn ngữ.
Phần lớn các cộng tác viên đều cho rằng nên kết hợp ba môi trƣờng tại gia
đình, tại trƣờng mầm non hòa nhập và trƣờng chuyên biệt để can thiệp cho trẻ
(giáo viên: 94%, phụ huynh: 77,1%, tỉ lệ chung: 85,7%), việc can thiệp cho trẻ là
một quá trình thƣờng xuyên, liên tục. Dạy trẻ những kĩ năng cần thiết, đặc biệt là
kĩ năng về ngôn ngữ có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi.
5. Để can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số
phƣơng pháp nhƣ TEACCH, ABA, hệ thống PECS, RDI. Kết quả khảo sát cho
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top