nh0cc0ndeptrai

New Member
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa) : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 50
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Ngôn ngữ đối chiếu
Thành ngữ
Tiếng Hàn
Tiếng Việt
Luận văn ThS. Châu Á học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nghiên cứu và phân loại về mặt cấu trúc, miêu tả tỉ mỉ các loại cấu trúc của thành ngữ Hàn-Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ và văn hóa. Khái quát chung về nghĩa của thành ngữ, đối chiếu cơ chế tạo nghĩa và các nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và đối chiếu với cơ chế tạo nghĩa cũng như những nội dung ngữ nghĩa của phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt. Hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới động vật của người Hàn qua thành ngữ, đối chiếu với những giá trị biểu trưng của thế giới động vật của người Việt từ đó tìm ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong tư duy và văn hóa dân tộc của hai cộng đồng là chủ nhân sáng tạo thành ngữ

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 CHƢƠNG I : ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT ........................................... 9 1.1. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật về mặt cấu trúc .... 9 1.1.1. Một số khuynh hướng phân loại về mặt cấu trúc và tiêu chí phân loại của luận văn .................................................................................................................. 9 1.1.2. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật ................... 10 1.1.3. Đối chiếu cấu trúc của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật .......................................................................................................... 11 1.1.3.1. Cấu trúc của thành ngữ có quan hệ chính - phụ .................................... 11 a. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm................................................ 11 b. Thành ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm................................................ 14 c. Thành ngữ chính phụ có tính từ làm trung tâm .................................................. 16 d. Thành ngữ có số từ làm trung tâm .................................................................... 17 e. Thành ngữ chính phụ ẩn từ trung tâm ................................................................ 17 1.1.3.2. Thành ngữ có quan hệ Chủ- Vị ............................................................... 18 a. Thành ngữ có kết cấu C- V, C-V ........................................................................ 18 b. Thành ngữ có kết cấu C - V - B .......................................................................... 19 c. Thành ngữ có cấu tạo kiểu C- V- Trạng ngữ ..................................................... 19 1.1.3.3. Thành ngữ có quan hệ dẳng lập .............................................................. 19 1.1.3.4. Thành ngữ có cấu trúc đặc biệt ............................................................... 20 a. Thành ngữ có trạng ngữ nơi chốn bị đảo lên trước động từ .............................. 20 b. Thành ngữ có bổ ngữ bị đảo lên trước động từ .................................................. 20 c. Thành ngữ có tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ bị đảo lên trước danh từ đó: ...... 21 d. Thành ngữ có phương tiện thực hiện hành động được đảo lên trước động từ: .. 21 e. Thành ngữ có động từ vị ngữ được đảo lên đầu câu: ........................................ 21 TIỂU KẾT ........................................................................................................... 21 CHƢƠNG II: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT .................................. 23 2.1. Khái quát chung về nghĩa của thành ngữ .................................................... 23 2.2. Đối chiếu cơ chế tạo nghĩa thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật .......................................................................................................... 24 2.2.1. Cơ chế tạo nghĩa của các thành ngữ có quan hệ chính phụ ..................... 25 2.2.1.1. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm .................................. 25 a. Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí trung tâm ................................................... 25 b. Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí của thành tố phụ ........................................ 26 2.2.1.2. Thành ngữ chính phụ có động từ và tính từ làm trung tâm ................. 27 a. Thành tố là tên gọi động vật chỉ xuất hiện trong phần phụ của thành ngữ. Còn trung tâm của thành ngữ có thể là một hành động, một trạng thái, một tính chất nào đó. ........ 27 b. Về cơ chế tạo nghĩa, có 3 cơ chế sau đây được chúng tui tìm thấy trong cả thành ngữ Việt và thành ngữ Hàn: ................................................................................... 28 2.2.2. Thành ngữ trong đó các thành tố có quan hệ Chủ - Vị. ........................... 31 2.2.3. Thành ngữ có quan hệ đẳng lập ................................................................ 32 2.3. Ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn có yếu tố chỉ tên gọi động vật .................... 33 2.3.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật nói về con ngƣời ..................... 34 2.3.1.1. Thành ngữ nói về hình thức của con người ............................................ 34 2.3.1.2. Thành ngữ nói về tính cách của con người ............................................. 36 a. Thành ngữ nói về tính cách tốt ........................................................................... 36 b. Thành ngữ nói về tính cách xấu ......................................................................... 36 2.3.1.3. Thành ngữ nói về hoạt động của con người ............................................ 37 2.3.1.4. Thành ngữ nói về các tình thế của con người ......................................... 39 a. Tình thế tự do, hạnh phúc .................................................................................. 39 b. Tình thế may mắn .............................................................................................. 40 c. Tình thế nguy hiểm ............................................................................................ 40 d. Tình thế bế tắc, tù túng ...................................................................................... 41 2.3.1.5. Thành ngữ nói về thân phận của con người ........................................... 42 2 3.1.6. Thành ngữ nói về quan hệ con người với con người .............................. 43 2.3.2. Thành ngữ nói về kinh nghiệm sống ......................................................... 44 TIỂU KẾT ........................................................................................................... 46 CHƢƠNG III: ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA ĐỘNG VẬT QUA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ ..................................... 49 3.1. Vấn đề biểu trƣng ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ ................................... 49 3.2. Cơ sở xác định giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa................................................ 52 3.3. Đối chiếu giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa của các loài động vật trong cách nhìn nhận của ngƣời Hàn và ngƣời Việt qua thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật ................................................................................................................ 54 3.3.1. Biểu trƣng của nhóm động vật nuôi .......................................................... 54 3.3.1.1. Các biểu trưng của chó ............................................................................ 54 a. Chó là biểu trưng của lòng trung thành ............................................................. 55 b. Chó biểu trưng cho hình thức xấu ...................................................................... 55 c. Chó biểu trưng cho sự đau khổ .......................................................................... 56 d. Chó biểu trưng cho tính kiên trì ........................................................................ 56 e. Chó biểu trưng cho sự vô ơn, bội bạc ................................................................ 57 g. Chó biểu trưng cho sự tầm thường, đáng khinh bỉ ............................................. 57 3.3.1.2. Các biểu trưng của gà ............................................................................. 59 a. Biểu trưng của gà nói chung: ............................................................................ 59 b. Biểu trưng của gà qua hành động, tình huống cụ thể: ........................................ 60 3.3.1.3. Các biểu trưng của ngựa ........................................................................ 62 Ngựa biểu trưng cho của cải và sự dư dật ......................................................... 62 b. Ngựa biểu trưng cho sự nhanh nhẹn trong hành động ....................................... 63 c. Ngựa già biểu trưng cho trí tuệ và tài năng ....................................................... 64 3.3.1.4. Các biểu trưng của bò (bê)...................................................................... 65 a. Các biểu trưng chung của bò ............................................................................. 66 b. Biểu trưng của bò trong những tình thế, hành động cụ thể................................. 68 3.3.2. Biểu trƣng của nhóm động vật hoang dã .................................................. 69 3.3.2.1. Các biểu trưng của hổ ............................................................................. 69 3.3.2.2. Các biểu trưng của chim .......................................................................... 71 3.3.2.3. Các biểu trưng của cá .............................................................................. 75 a. Biểu trưng chung của cá nói chung ................................................................... 76 b. Biểu trưng của cá qua tình huống, hành động cụ thể ......................................... 77 3.3.2.4. Biểu trưng của thỏ ................................................................................... 78 3.3.2.5. Các biểu trưng của rắn ............................................................................ 78 a. Biểu trưng cho sự xấu xa, nguy hiểm, tai vạ....................................................... 78 b. Biểu trưng cho sự lươn lẹo ................................................................................ 79 3.3.2.6. Các biểu trưng của chuột........................................................................ 79 a. Chuột (hay Chuột chù) biểu trưng cho vật ít giá trị .......................................... 79 b. Chuột trong hũ gạo biểu trưng cho sự may mắn ................................................ 80 3.3.2.7. Biểu trưng của con vật tưởng tượng - con rồng ...................................... 81 a. Biểu trưng cho sự vinh quang và thành đạt ........................................................ 81 b. Biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và dũng khí của người đàn ông. ...................... 81 3.3.3. Biểu trƣng của các loài côn trùng, sâu bọ ................................................. 82 3.3.3.1. Biểu trưng của kiến ................................................................................. 82 3.3.3.2. Biểu trưng của muỗi. ............................................................................... 83 3.3.3.3. Biểu trưng của bọ ngựa ........................................................................... 84 3.3.3.4. Biểu trưng của giun ................................................................................ 84 TIỂU KẾT ........................................................................................................... 85 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92 PHỤ LỤC………………………………………………………………………….96 MỞ ĐẦU 01. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ tình hình giao lưu quốc tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…, với tư cách là một sinh viên đã nghiên cứu Hàn quốc học, chúng tui muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về một nhân tố liên quan trực tiếp đến con đường giao lưu quốc tế giữa hai dân tộc Hàn - Việt là ngôn ngữ trong đó thành ngữ là một bộ phận quan trọng đặc biệt. Thành ngữ là một loại đơn vị từ vựng đặc biệt tồn tại ở mọi ngôn ngữ. Với tư cách một sản phẩm tinh thần có liên quan đến ngôn từ, kho thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ được làm đầy cùng với quá trình phát triển tư duy và ngôn từ của dân tộc, được người dân sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Khi nói về thành ngữ, người ta thường hay nói đến một trong những chức năng quan trọng của nó là tích luỹ, phản ánh đậm nét và truyền tải đặc trưng văn hóa dân tộc. Do vị trí quan trọng của thành ngữ trong kho từ vựng của một ngôn ngữ cũng như chức năng của thành ngữ trong thực tế sử dụng mà việc học một ngôn ngữ nói riêng và việc tìm hiểu một nền văn hoá nói chung thông qua ngôn ngữ luôn không thể tách rời việc học, tìm hiểu, và nghiên cứu thành ngữ. Điều đó cũng cho thấy việc hiểu, sử dụng thành ngữ một cách chính xác, thành thạo phải là kết quả tất yếu của việc nắm bắt tới mức thông thạo một ngôn ngữ và hiểu một cách sâu sắc về một nền văn hoá. Cũng chính những lý do này khiến thành ngữ trở thành một phạm vi nghiên cứu thú vị, hấp dẫn và nhận được sự chú ý đặc biệt của giới ngôn ngữ học cũng như những người quan tâm, yêu mến ngôn ngữ. Để có một cái nhìn toàn diện về thành ngữ, cần quan niệm rằng thành ngữ là một sản phẩm tinh thần, là những lời ăn tiếng nói gắn liền với quá trình phát triển của một dân tộc. Thành ngữ không chỉ bao gồm những yếu tố ngôn ngữ, bên trong nó còn chứa đựng cả những yếu tố văn hoá, phong tục, tâm thức và hàng loạt những quan niệm nhân sinh của chủ nhân sáng tạo. Vì vậy, để hiểu và sử dụng thành ngữ một cách thành thạo cũng như để nghiên cứu thành ngữ một cách sâu sắc, cách tiếp cận từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá là một trong những cách tiếp cận hiệu quả. Để thực hiện việc nghiên cứu của mình, chúng tui chọn một phạm vi thành ngữ dựa trên một dấu hiệu hình thức là thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật. Theo tiến sỹ Trịnh Cẩm Lan, đây là một trong những dấu hiệu được đánh giá là làm cho thành ngữ mang đậm những đặc trưng tâm lý, văn hoá và tư duy dân tộc. Là người Việt sử dụng tiếng Hàn, chúng tui chọn thành ngữ tiếng Hàn là đối tượng nghiên cứu chính, trong quá trình nghiên cứu, chúng tui sẽ đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 với phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong cách cấu tạo, diễn tả, liên hệ... của hai cộng đồng bản ngữ nhằm tìm hiểu những tương đồng và dị biệt hệ thống biểu tượng, trong nền văn hoá dân tộc của hai cộng đồng này. Trên thực tế, giới Việt ngữ học đã từng có nhiều công trình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Họ là những người có công lớn trong việc khai phá những vấn đề liên quan đến thành ngữ. Cùng với sự ra đời của hướng nghiên cứu đối chiếu ở Việt Nam mà người đặt nền móng đầu tiên là tác giả Lê Quang Thiêm, vài thập kỷ gần đây, nghiên cứu đối chiếu thành ngữ cũng trở thành mối quan tâm và sự lựa chọn của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Việt với thành ngữ ở các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung... và vài năm gần đây là tiếng Nhật đã dần dần lấp đầy những khoảng trống và những phạm vi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ. Hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt cũng đã bắt đầu được đặt ra vài năm gần đây nhưng cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu, có tính chất đặt vấn đề và gợi mở. Đó là nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoà với nhan đề " Đặc trưng văn hoá dân tộc nhìn từ góc độ đối chiếu thành ngữ - tục ngữ Hàn - Việt", Ngôn ngữ và Đời sống, số 2, 2001 hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Thành với đề tài "Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn bốn chữ Hán trong sự so sánh với thành ngữ Hán Việt", Luận văn tốt nghiệp cử nhân 2009…. Về cơ bản, đây là một phạm vi nghiên cứu hầu như còn bỏ ngỏ và vấn đề mà chúng tui lựa chọn: "Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá" trở thành vấn đề được quan tâm lần đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng tui vẫn cho rằng nghiên cứu này cũng mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về tiếng Hàn, văn hoá Hàn, cũng như nhu cầu tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá đang có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường giao lưu này của người Việt Nam mà thôi. 02. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ chính sau đây: 1. Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật. 2. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ trong phạm vi đã lựa chọn dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá. 3. Nghiên cứu đối chiếu hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới loài vật được thể hiện qua thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt thuộc phạm vi nghiên cứu nhằm tìm ra những tương đồng và dị biệt trong cách diễn tả, liên hệ... của hai cộng đồng là chủ nhân sáng tạo thành ngữ, trên cơ sở đó tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá của người Hàn và người Việt. 03. Tƣ liệu nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu này, chúng tui đã sưu tầm, lựa chọn được 387 câu thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ các nguồn sau đây: 1. Lee Woo Young (2002), 대백과사전- Đại Bách khoa từ điển thành ngữ, NXB Sholbitch, Hàn Quốc 2. Chon Chea Kuk, (2008), 네글자세상- Thế giới thành ngữ bốn chữ NXB Cty CP Shee Kong Sha, Hàn Quốc 3. Choo Kang Hyun (2008), 100 가지 민족문화 상징 사전, 100 đặc trưng văn hoá dân tộc Hàn, NXB Hiệp hội xuất bản văn hoá Đại Hàn, Hàn Quốc Hong Chol Won (2006), 사자성어- Thành ngữ bốn chữ, NXB Shan Kwa Bus, Hàn Quốc 5. LeeYongTal,(2008)수능,논술,취업,면접대비,승진,국가고시대비 100%활용하는가자성어고사성어- Thành ngữ, cổ ngữ thường tục về khả năng, luận thuật, nghề nghiệp, ứng xử, thăng tiến, cai trị nước (2008), NXB Hengbok Maltunul Seshang, Hàn Quốc 6. Lee Chan Kul (2000), 2000 thành ngữ của chúng tôi, NXB TooSho, Hàn Quốc Ngoài ra, để có cứ liệu đối chiếu, chúng tui đã xin phép sử dụng kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 với phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt làm cứ liệu đối chiếu. Việc sử dụng này đã được sử đồng ý của tác giả. 04. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu thành ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu trong tiếng Hàn và đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt, chúng tui sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp đối chiếu là phương pháp cơ bản được sử dụng trên phạm vi toàn bộ luận văn để đối chiếu các thành ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Trên các bình diện cụ thể của ngôn ngữ, chúng tui sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù bên cạnh việc thực hiện thao tác đối chiếu như: - Phương pháp phân tích thành tố để phân tích cấu trúc của các thành ngữ. - Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ nghĩa để phân tích ngữ nghĩa của các thành ngữ. Trên cơ sở phân tích và miêu tả ngữ nghĩa, thủ pháp liên tưởng sẽ giúp chúng tui tìm ra những giá trị biểu trưng liên quan đến tư duy và nền văn hoá của mỗi dân tộc. 05. Bố cục của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương sau: Chƣơng 1 : Đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật Chương này tiến hành nghiên cứu và phân loại về mặt cấu trúc; miêu tả tỉ mỉ các loại cấu trúc của thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và đối chiếu với phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt. Chƣơng 2: Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá Chương này nghiên cứu cơ chế tạo nghĩa và các nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và đối chiếu với cơ chế tạo nghĩa cũng như những nội dung ngữ nghĩa của phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt. Chƣơng 3: Đối chiếu những giá biểu trƣng của thế giới động vật liên quan đến tƣ duy và văn hóa của hai dân tộc dân tộc Hàn - Việt qua thành ngữ Chương này nghiên cứu hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới động của người Hàn qua thành ngữ, đối chiếu với những giá trị biểu trưng của thế giới động vật của người Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong tư duy và văn hóa dân tộc của hai cộng đồng là chủ nhân sáng tạo thành ngữ. 267 돈제우주 Uống rượu với móng chân lợn 268 나귀는 샌님만 섬기다 Lừa chỉ chở bà chúa (Người nào việc ấy) 269 고양이 앞에 고기반찬 Thịt trước mèo (Mỡ treo miệng mèo) 270 묘두현령 Đeo chuông vào cổ mèo 271 고양이 개보듯 Như mèo nhìn chó (Chờ cơ hội làm hại ) 272 죽은 고양이가 산고양이 보고 야웅한다 Mèo chết lại đòi nhốt mèo sống 273 주린고양이 쥐를 만난듯 Như mèo đói gặp chuột (Như con bò gày gặp bãi cỏ non) 274 고양이 달걀 굴리듯 Như mèo lăn trứng (Xử lý công việc trôi chảy) 275 치질앓는 고양이 모양 같다 Giống như mèo bị trĩ (Như mèo cắt tai) 276 고양이 새수하듯한다 Như mèo rửa mặt 277 고양이가톱을 감춘다 Mèo giấu vuốt 278 고양이가 쥐생각해준다 Mèo nghĩ hộ chuột (Chuyện hoang đường) 279 영라한고양이 밤눈 못본다 Con mèo thông minh không nhìn thấy đêm (Ngờ nghệch hơn vẻ bên ngoài thông minh) 280 얌전한 고양이가 부뚜막에 먼저 올라간다 Con mèo hiền lại leo lên chạn đầu tiên 281 마른 나무에 좀먹듯 Như mối ăn cây khô (Tiền của sức lực hao đi trông thấy) 282 모기다리 피뺀다 Lấy máu chân muỗi (Bóc lột một cách tinh vi) 283 견문발검 Thấy muỗi, rút kiếm (Thần hồn nát thần tính) 284 취문성뢰 Muỗi tập trung thành sấm (Nhiều người yếu hợp lại thành mạnh) 285 주장낙토 Đuổi theo nai thì bắt được cả thỏ (Một công đôi việc) 286 지록위마 Chỉ nai , nói ngựa (Người có quyền thế nói sao cũng được) 287 달아나는 노루보다가 잡았던 토끼 놓친다 Trông theo nai để sổng thỏ đã bắt (Mất cả chì lẫn chài) 288 노루꼬리만하다 Giá trị đuôi nai 289 노루잠자듯 Như nai ngủ (Cảnh giác cao độ) 290 중원축록 Trong vườn đuổi nai (Đuổi nai trong vườn) 291 노루잡은 사람에 토끼가 보인다 Người bắt nai sao nhìn thấy thỏ (Muốn cái lớn thì phải không thấy cái nhỏ) 292 짝 잃은 기러기 같다 293 죽마고유 Trúc mã bạn cũ (Thân nhau từ thuở còn thơ như ngựa buộc tre) 294 마이동풍 Gió đông tai ngựa (Đàn gảy tai trâu) 295 노마지지 Trí ngựa già (Người già nhiều kinh nghiệm) 296 노마십가 Ngựa già vạn dặm( Không có tài năng nhưng kiên trì sẽ thành công) 297 노마지지 Trí tuệ như ngựa già ( Nhiều kinh nghiệm) 298 고삐가 없는 말 Ngựa không dây cương (Tự do như chim sổ lồng) 299 매사마골 Mua xương ngựa chết( Khao khát người hiền tài) 300 달리는 말에 채찍질한다 Thêm roi vào ngựa đang chạy 301 기복염차 Dùng ngựa thiên lý chở muối (Không biết dùng người) 302 사기포서 Dùng ngựa thiên lý bắt chuột 303 사인선사마 Bắn người trước bắn ngựa 304 주마간산 Cưỡi ngựa, xem núi 305 구멍을 보아 말뚝깎는다 Xem lỗ, đẽo cột giữ ngựa (Đo bò làm chuồng) 306 사분급설 Gấp như xe bốn ngựa kéo 307 단기치빙 Một mình cưỡi ngựa (Dục tốc bất đạt) 308 고추밭에 말달리다 Ngựa chạy trên ruộng ớt (Ném đá giấu tay) 309 주마가편 Ngựa chạy thêm roi 310 설삶은 말대가리 같다 Giống như thịt mõm ngựa luộc tái (Ngang nghạnh, khó bảo) 311 놓아먹은 말 Ngựa ăn hoang (Nước đổ lá khoai) 312 마피모장 Ngựa mệt, lông dài (Người lười biếng như con ngựa mệt, không còn tác dụng nữa 313 경의비마 Áo đẹp, ngựa béo (Cuộc sống xa xỉ) 314 천고마비 Trời cao , ngựa béo (Hoàn cảnh tốt thì mọi vật tốt theo) 315 묻는말있는데 차는말있다 Ngựa cắn thì có ngựa đá (Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã) 316 말가는데 소도간다 Ngựa đi thì bò đến (Khó gặp nhau) 317 극구과음 Ngựa con qua cửa (Bóng câu qua cửa sổ) 318 야원말이 짐탐한다 Ngựa gày tham chở hàng nặng (Làm việc quá sức mình) 319 늙은 말이 콩마다할까 Ngựa già lại từ chối hạt đậu ư? (Lo bò trắng răng) 320 눈먼말 방울소리 따라간다 Ngựa mù đi theo tiếng lục lạc (Người ngu ngốc thường nghe kẻ khác xúi giục) 321 새옹지마 Tái ông thất mã 322 생말 가길 위로 질지 바로질지 Không biết sau này bờm ngựa rủ xuống hay dựng đứng lên (Cha mẹ sinh con, trời sinh tính) 323 와각지쟁 Như ốc sên đánh nhau trên sừng bò (Đối kháng, vô nghĩa, nguy hiểm) 324 와우각상쟁 Ốc sên đánh nhau trên sừng bò 325 우렁이 속 같다 Như ruột ốc (Nội dung khó hiểu) 326 원앙지계 Như quan hệ của ong và bướm ( Rất thân thiết) 327 수미상위 Rắn hai đầu ( Tai họa luôn tiềm ẩn) 328 배중사영 Vẽ rắn trong cốc (Lo bò trắng răng) 329 공사무척 Đo rắn trong hang 330 화사첨족 Vẽ rắn thêm chân (Gây thêm khó khăn) 331 댓진 먹은 뱀 Rắn ăn tàn thuốc (Số phận an bài) 332 입에서 구렁이 나가는지 뱀이 나가는 지 모르다 Rắn không biết lời nói đi ra từ miệng (Lời nói đọi máu) 333 지네발에 신신기다 Xỏ tất vào chân rết 334 등욯문 Cửa rồng lên( Cá vượt vũ môn) 335 독안욯 Rồng một mắt (Người có dũng khí) 336 용두사미 Đầu rồng, đuôi rắn (Đầu voi, đuôi chuột) 337 도용자기 Năng lực như bắt rồng ( Không có thực lực) 338 화룡점정 Vẽ rồng thì điểm chính là mắt (Phải xác định đúng mục đích, hạt nhân của công việc thì mới thành công) 339 안 본용은 그려도 본뱀은 못그린다. Dù vẽ được rồng tưởng tượng, không vẽ được rắn đã nhìn thấy (Nói dễ, làm khó) 340 일용일사 Nhất long, nhất xà 341 항룡유회 Rồng bay cao sẽ hối hận (Sớm thoả mãn sẽ thất bại) 342 용사비등 Rồng hổ bay lên 343 개천에게 용난다 Rồng bay từ khe ra ( Người tài có xuất thân bình dân) 344 용이 물 잃은듯 Như rồng mất nước (Không có giá trị) 345 용호상박 Rồng hổ giao tranh (Hoàn cảnh không tốt) 346 용행호보 347 비룡승운 Rồng bay, mây lượn (Cảnh sống thanh bình) 348 예미도중 Rùa kéo lê đuôi trong bùn ( cùng kiệt và tự do tốt hơn) 349 맹귀부목 Rùa mù gặp cây (Chó ngáp phải ruồi) 350 파리종통 만하다 Giá trị chân ruồi 351 봄조개 가을 낙지 Sò mùa xuân, mực mùa thu 352 다람쥐가 쳇바퀴돌듯 Giống như sóc leo đu quay (Dậm chân tại chỗ) 353 이리를 내쫓고 양을 기른다 Đuổi sói, nuôi cừu 354 낭다육소 Sói nhiều thịt ít (Mật ít ruồi nhiều) 355 사자어금니 같다 Giống như răng nanh sư tử ( Rất quan trọng) 356 사자없는 산에 토끼가 왕 노릇한다 Núi không có sư tử thì hổ làm vua 357 교토삼굴 Thỏ giảo ba động (Thỏ nhanh ba động) 358 토영삼굴 Thỏ nhanh ba động 359 토각귀모 Sừng thỏ, lông rùa ( Hiếm) 360 토사구팽 Bắt được thỏ luộc chó săn ăn (Vắt chanh bỏ vỏ) 361 견토방구 Thấy thỏ , thả chó (Phải phản ứng kịp thời) 362 수주대토 Ôm cây, đợi thỏ 363 바다에 가서 토끼찾기 Xuống biển, tìm thỏ 364 가는 토끼 잡으려다 잡은 토끼 놓친다 Muốn bắt con thỏ đang chạy, sổng mất con thỏ đã bắt (Thả mồi bắt bóng) 365 토사호비 Thỏ chết hổ khóc (Tình thương đồng loại) 366 호각지세 Thế đấu đầu (Sức mạnh ngang nhau) 367 주지육림 Ao rượu, núi thịt 368 인면수심 Nhân diện, thú tâm (Mặt người, dạ thú) 369 금수어충 Cầm, thú, ngư, trùng (Tất cả đều là loài vật, trừ con người) 370 머리검은 짐승은 구제를 말랬다 Thú đầu đen ngăn giúp đỡ (Không nên giúp người xấu ngay từ đầu) 371 오수부동 Ngũ thú bất đồng 372 수궁즉설 Thú cùng cắn dậu 373 수구초심 Thú chết quay đầu (Cáo chết ba năm quay đầu về núi) 374 도란치고 가재잡다 Đào mương , bắt được tôm cua (Một công đôi việc) 375 의뭉하기는 구렁이다 376 서리 맞은 구렁이 Trăn gặp sương muối 377 대우탄금 Đàn gảy tai trâu 378 견마지로 Làm như trâu ngựa 379 우음마식 Ngưu ẩm, mã thực 380 오리 홰 탄것같다 Như vịt đốt đuốc ( Lẫn lộn không phân biệt được) 381 코끼리는 이만 보고 도소보다 크다는 것을 안다 Chỉ nhìn thôi , cũng biết voi to hơn bò 382 군맹상평 Người mù bình voi 383 코끼리 비스킷 하나 먹으마니 Voi ăn một bánh quy (Cung không đủ cầu) 384 코끼리는 생쥐가 제일 무섭다 Voi sợ chuột nhắt nhất (Voi điếc súng đạn) 385 군맹무상 Người mù sờ voi 386 맹인모상 Người mù xem voi 387 심원의마 Lòng vượn, ý ngựa
Từ điển Hàn Việt
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



tải đủ 2 phần rồi giải nén
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đối chiếu tiếng lóng của giới trẻ pháp và việt nam trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngoại ngữ 0
H Nghiên cứu hiệu quả một số thuốc BVTV đối với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
H Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 18 Kiến trúc, xây dựng 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
T Nghiên cứu các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp vận tải Luận văn Kinh tế 0
O Khái niệm, đối tượng, nội dung, chức năng, phương pháp nghiên cứu kinh tế ngoại thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top