duong_to_chau

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Kinh tế đối ngoại
Dệt may
Xuất khẩu
Năng lực cạnh tranh
Miêu tả: 104 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu. Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hội nhập WTO
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………..i
DANH MUC̣ CÁ C BẢ NG SỐ LIÊỤ ………………………………………………....iii
DANH MUC̣ CÁ C HÌNH VẼ…………………………………………………………iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. ....1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG
HÓA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU ........................................ ...8
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA..... ....8
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa…………………………….8
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa.…………………..13
1.1.3. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa ...................... ..20
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT
MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM……………………………………….....25
1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam .............................. ..25
1.2.2. Yêu cầu của thị trƣờng EU ......................................................................... ..26
1.2.3. Những cơ hội, thách thức của hội nhập WTO đối với ngành dệt may....... ..28
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á TRONG VIỆC NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU…..32
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... ..32
1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ............................................................................. ..33
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... ..34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐ I CẢ NH HÔỊ NHÂP̣
WTO…………………………………………………………………………..……..36
2.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ........ ..36iv
2.1.1. Một vài nét về ngành dệt may Việt Nam……………………………….......36
2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam……………………….....38
2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG EU ............................................................................... .45
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU............................................. ..45
2.2.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại EU ................................................... ..47
2.2.3. Chi phí sản xuất và giá hàng dệt may xuất khẩu sang EU ......................... ..52
2.2.4. Chất lƣợng và cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU............................ ..55
2.2.5. Thƣơng hiệu hàng dệt may xuất khẩu ........................................................ ..57
2.2.6. Phƣơng thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU .................. ..59
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU………………………..61
2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam .................................................................................................. ..61
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam .................................................................................................. ..62
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐ I CẢ NH
HÔỊ NHÂP̣ WTO…………………………………………………………………...75
3.1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM SANG EU.............................................................................. ..75
3.1.1. Cơ hôị ………………………………………………………………………75
3.1.2. Thách thức……………..…………………………………………………...76
3.2. ĐIṆ H HƢỚ NG PHÁ T TRIỂ N CỦ A NGÀ NH DÊṬ MAY……………………..79
3.2.1. Mục tiêu tổng quát……………………………………………………….....79
3.2.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………………..………80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và hiện nay là một
trong những ngành sản xuất mũi nh ọn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội đất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng khá cao và tƣơng đối ổn định qua các năm,
trung bình trong giai đoạn 2002-2010 khoảng 22%/năm, dệt may hiện đang là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Liên minh
Châu Âu (EU) đã đóng góp đáng kể vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách quốc
gia.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO),
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ bƣớc sang thời kỳ mới với những
thời cơ mới. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ đƣợc đối xử bình đẳng hơn khi thâm
nhập vào thì trƣờng rộng lớn, đầy tiềm năng này. Tuy vậy, hàng dệt may Việt Nam
xuất khẩu hiện đang đứng trƣớc thách thức rất lớn, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn. Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không đƣợc phép , ngành dệt may không
còn đƣợc hƣởng một số loại hỗ trợ nhƣ trƣớc đây . Bên caṇ h đó là nguy cơ bị kiện
chống bán phá giá, sƣ̉ duṇ g các biêṇ pháp tự vệ ở thị trƣờng xuất khẩu này.
Trên thƣc̣ tế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Viêṭ Nam vào EU tăng đ ều qua
các năm nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của hai bên , xuất khẩu hàng dêṭ
may Viêṭ Nam sang EU chỉ chiếm khoảng 18% tổng kim ngac̣ h xuất khẩu hàng dêṭ
may, trong khi xuất khẩu măṭ hàng này sang Mỹ luôn chi ếm 50% giá trị xuất khẩu của
toàn ngành dệt may. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do năng lực cạnh
tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn thấp kém. Các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam chủ yếu thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, chƣa có sự chủ
động về nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Do
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
vậy, mặc dù có lợi thế nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào, song hàng dệt may xuất
khẩu Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may từ Trung Quốc, Ấn
Độ…trên thị trƣờng EU.
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải tìm kiếm những giải
pháp thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới nói chung và EU nói riêng.
Xuất phát từ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bố i cảnh hôị nhâp̣
WTO” cho luâṇ văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Năng lƣc̣ caṇ h tranh xuất khẩu của sản phẩm dêṭ may Viêṭ Nam là môṭ vấn đề
đƣơc̣ các nhà hoac̣ h điṇ h chính sách , các cơ quan và nhiều nhà kinh tế trong nƣớc và
quốc tế quan tâm . Liên quan đến đ ề tài này đã có nhiều công trình nghiên cƣ́ u đƣ ợc
công bố. Một số công trình đáng lƣu ý, bao gồm:
- Hiêp̣ hôị dêṭ may Viêṭ Nam (2000), Chiến lươc̣ tăng tốc phá t triển n gành dệt
may Viêṭ Nam đến năm 2010.
Chiến lƣợc phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm những giải pháp
lớn: đổi mới công nghệ, ổn định chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng
sức cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất từ
khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong
đó, đầu tƣ cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung
tâm hai thành phố lớn là Hà N ội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lƣới may
gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nƣớc. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới
vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung
Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lƣới
bán buôn, bán lẻ trong nƣớc và các thay mặt thƣơng mại quốc tế; áp dụng ngay phƣơng
thức kinh doanh mới nhƣ thƣơng mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực.3
- Dƣ̣ án JICA -NEU, (2001), Công nghiêp̣ dêṭ may Viêṭ Na m: Chính sách phát
triển trong bối cảnh hôị nhâp̣ quốc tế .
Dự án đánh giá sƣ̣ tác đôṇ g của môṭ số chính sách vĩ mô của Chính phủ tớ i sƣ̣
phát triển công nghiệp dệt may , đồng thờ i đề xuất khuyến nghi ̣về đổi mớ i các chín h
sách nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
- Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ƣơng và UNDP (2003), Nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia, Dự án VIE 01/025, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Cuốn sách đi sâu phân tích về hiện trạng năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó
tập trung vào 8 yếu tố cấu thành là: Thể chế nhà nƣớc; Vai trò của Chính phủ; Độ mở
của nền kinh tế; Hệ thống tài chính, tiền tệ; Kết cấu hạ tầng; Khoa học công nghệ; Lao
động và Năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp̣ . Từ đó kiến nghị các giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hƣớng Hoàn thiện thể chế và phƣơng thức điều
hành kinh tế của Chính phủ; Hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh tế vĩ mô và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; Giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ.
- TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU (Những điều cần
biết), Nxb Thống kê, Hà Nội.
Cuốn sách giớ i thiêụ về Liên minh Châu Âu; Cộng hòa Liên bang Đức - cánh cửa
chính để thâm nhập thị trƣờng EU và các nƣ ớc thành viên khác của EU. Qua đó có thể
thấy đƣơc̣ các đi ều kiện thâm nhập thị trƣờng EU nhƣ: Rào cản thƣơng mại phi thuế
quan; Thuế quan và hạn ngạch; Hệ thống giá tham chiếu và Thuế giá trị gia tăng...
- Bộ công thƣơng (2008), Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng
điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc;
tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh
tế khu vực và thế giới. Quy hoạch nêu rõ trƣớc mắt ngành dệt may tập trung phát triển
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực; nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực
chuyên môn cao, tạo nên sản phẩm chất lƣợng cao gắn với thƣơng hiệu uy tín; bảo vệ
môi trƣờng.
- PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn (2009), Quan hê ̣kinh tế Viêṭ Nam - Liên minh
Châu Âu: Thưc̣ traṇ g và triển voṇ g, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Cuốn sách đã phân tích th ực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh
Châu Âu từ năm 1995 đến nay với ba nội dung chính là: Thƣơng mại, đầu tƣ và hỗ trợ
phát triển chính thức. Trên cơ sở đó đƣa ra những định hƣớng và giải pháp thúc đẩy
quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – EU cho giai đoạn đến năm 2020….
Ngoài ra còn có các bài viết đăng tải trên các tap̣ chí khoa hoc̣ chuyên ngành, nhƣ:
- ThS. Nguyêñ Thi ̣Vũ Hà , Tranh chấp về hà ng dê ̣t may trong WTO và môṭ số gơị
ý cho Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009).
Bài viết tổng kết về các tranh chấp xảy ra trong WTO về hàng dệt may và trên
cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhƣ: chủ động khởi kiện nếu thấy
hàng dệt may bị bán phá giá trên thị trƣờng nội địa, tích cực theo kiện, giải quyết
tranh chấp không thông qua Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; nghiêm chỉnh thực
hiện các phán quyết của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO.
- Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm, Trƣơng Hồng Trình, Tiếp câṇ
chuôĩ giá tri ̣cho viêc̣ nâng cấp ngà nh dêṭ may Viêṭ Nam , Tạp chí Khoa học và Công
nghê,̣ Đaị hoc̣ Đà Nẵng, số 2/ 2010.
Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ
thống sản xuất và thƣơng mại của ngành dệt may trên thế giới tƣ̀ đó phân tích và xác
định chiến lƣợc nâng cấp ngành - Đƣợc hiểu nhƣ là việc dịch chuyển các hoạt động
nhằm mang lại giá trị cao hơn. Giá trị cao hơn có thể đạt đƣợc hay bằng cách dịch
chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hay bằng cách tăng cƣờng thêm các chức
năng mới trong chuỗi giá trị nhƣ tham gia vào khâu thiết kế và marketing….
Các công trình, bài viết trên đã đề cập một cách khái quát về hoạt động xuất khẩu5
hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng thế giới nói chung, thị trƣờng Liên minh Châu
Âu nói riêng. Song, đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ,
có hệ thống, cả về lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trƣờng EU, trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của mặt hàng này trong thời gian tới.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng
dệt may xuất khẩu
- Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU trong thời gian
qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hội nhập WTO
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu
hàng dệt may và năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trƣờng EU trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến
nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp duy v ật biện chứng,
duy vật lịch sử; Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp trong nghiên cƣ́ u về ngành dêṭ may
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Viêṭ Nam và kinh n ghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất
khẩu sang EU;
Phƣơng pháp phân tích SWOT trong đánh giá chung năng lƣc̣ caṇ h tranh hàng
dêṭ may Viêṭ Nam xuất khẩu sang EU đồng thờ i chỉ ra nhƣ̃ng cơ hôị và thách thƣ́ c
trong phân tích triển voṇ g xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU;
Mô hình kim cƣơng của M . Porter trong phân tích thƣc̣ traṇ g năng l ực cạnh
tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU;
Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá tri ̣ ; Nghiên cứu so sánh; Thống kê học để xử
lý số liệu, kết hợp phƣơng pháp phân tích dự báo triển voṇ g xu ất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang EU trong thờ i gian tớ i.
6. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luận văn
- Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh hàng dệt may xuất khẩu
- Phân tích kinh nghiêṃ của môṭ số quốc gia trong viêc̣ nâng cao năng lƣc̣ caṇ h
tranh xuất khẩu của sản phẩm dêṭ may và bài hoc̣ kinh nghiêṃ cho Viêṭ Nam .
- Phân tích, đánh giá thƣc̣ traṇ g phá t triển và năng lƣc̣ caṇ h tranh xuất khẩu của
sản phẩm dệt may Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay , tƣ̀ đó thấy đƣơc̣
nhƣ̃ng măṭ tồn taị và haṇ chế trong thờ i gian qua và môṭ số vấn đề đăṭ ra trong thờ i
gian tớ i.
- Đề xuất môṭ số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lƣc̣ caṇ h tranh của hàng
dêṭ may xuất khẩu của Viêṭ Nam sang thi ̣trƣờ ng EU trong thờ i gian tớ i .
7. Bố cuc̣ củ a luâṇ văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc kết
cấu gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và kinh nghi ệm
quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU7
 Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam sang EU trong bối cảnh hôị nhâp̣ WTO
 Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam sang EU trong bối cảnh hôị nhâp̣ WTO
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa
1.1.1.1. Các quan niệm về cạnh tranh
Lý luận về cạnh tranh đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và trình bày dƣới nhiều góc
độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất, cụ thể và rõ ràng về cạnh
tranh.
Khi bàn về cạnh tranh, trong tác phẩm “The Wealth of Nations”, Adam Smith cho
rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân
phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Nếu chỉ có mục đích lớn lao
nhƣng không có động lực thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra
đƣợc bất kỳ sự cố gắng lớn nào. Nhƣ vậy có thể hiểu rằng cạnh tranh có thể khơi dậy
đƣợc nỗ lực chủ quan của con ngƣời, làm tăng của cải của nền kinh tế quốc dân.
Trong tác phẩm “Tƣ bản”, Karl Marx cho rằng cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa là sự
ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch. Karl
Marx đã trọng tâm nghiên cứu về cạnh tranh giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.
Những cuộc ganh đua giữa các nhà tƣ bản diễn ra dƣới ba góc độ: Cạnh tranh giá thành
thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tƣ bản nhằm thu đƣợc giá trị thặng
dƣ siêu ngạch; Cạnh tranh chất lƣợng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa;
Cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lƣu động của tƣ bản nhằm phân
chia giá trị thặng dƣ. Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh việc quyết9
định giá trị, thực hiện giá trị và phân phối giá trị thặng dƣ. Nhƣ vậy cạnh tranh kinh tế
là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những ngƣời sản xuất hàng
hóa dựa trên những thực lực kinh tế của họ.
Theo cuốn từ điển bách khoa của Liên Xô, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva xuất
bản năm 1978, thì cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữa các nhà sản xuất hàng
hóa nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi
nhuận tối đa. Theo cuốn từ điển kinh doanh của Graham Banock và Evan Davis, Nhà
xuất bản Bloomberg Press (Mỹ) xuất bản năm 2003, cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng
thƣờng đƣợc định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm
tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phía
mình. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh đƣợc định nghĩa là hoạt động
ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh
doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành đƣợc các điều kiện sản xuất, tiêu
thụ và thị trƣờng có lợi nhất.
Ngày nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh
tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản và là động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã có sự thay đổi về tƣ duy, quan
niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong Văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng
đã chỉ rõ: Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải hình thành một môi trƣờng cạnh tranh lành
mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nƣớc chứ không phải
làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau.
Nhƣ vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay
gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trƣờng hàng hóa cụ
thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó mà tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hóa
và thu đƣợc lợi nhuận cao, đồng thời tạo ra điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh
tranh có thể đem lại lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp này nhƣng gây thiệt hại cho các
nhân, doanh nghiệp khác. Song, xét dƣới giác độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
tác động tích cực, là phƣơng thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu và do đó nó
trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế thị
trƣờng, để có thể tồn tại và phát triển đƣợc, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh
tranh, phải luôn luôn nâng cao sức cạnh tranh của mình để giành đƣợc ƣu thế tƣơng đối
so với đối thủ. Doanh nghiệp nào không sẵn sàng cho sự cạnh tranh hay tự thỏa mãn
với bản thân thì sẽ loại mình ra khỏi cuộc chơi.
1.1.1.2. Các quan niệm về năng lực canh tranh của hàng hóa
Nếu hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trƣờng thì có cạnh tranh giữa các cá nhân, các doanh nghiệp và cạnh
tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành đƣợc lợi thế về
mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị
thế của mình trên thị trƣờng. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ
thể, đƣợc gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hay năng lực cạnh tranh hay khả năng
cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn có đƣợc khả năng duy trì đƣợc vị trí của một hàng
hóa nào đó nói chung, hàng dệt may nói riêng trên thị trƣờng, mà hàng hóa này phải
thuộc một doanh nghiệp nào đó, một nƣớc nào đó thì ngƣời ta cũng dùng thuật ngữ
“năng lực canh tranh của hàng hóa”, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa với
khách hàng.
Nhƣ vậy, khi nghiên cứu sức cạnh tranh của một mặt hàng nào đó, cần
nghiên cứu các giác độ khác nhau nhƣ cạnh tranh ở giác độ quốc gia, cạnh tranh ở giác
độ ngành hay doanh nghiệp. Cho đến nay, sự phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng
đối. Nhiều bài viết, nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này nhƣng vẫn chƣa có những khái
niệm thống nhất về năng lực cạnh tranh ở những giác độ khác nhau.
Xét sức cạnh tranh hàng hóa ở giác độ quốc gia: Theo Ủy ban canh tranh công
nghiệp Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ cạnh tranh trong điều kiện thị
trƣờng tự do và công bằng trên phạm vi thế giới, quốc gia có thể sản xuất các hàng hóa
và dịch vụ không những đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng trong nƣớc mà còn đáp ứng11
nhu cầu khách hàng trên thị trƣờng quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đƣợc thu
nhập thực tế của nhân dân nƣớc đó. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF) năm 1997, cạnh tranh của một quốc gia đƣợc hiểu là khả năng
của quốc gia đó đạt đƣợc những thành quả nhanh và bền vững về mức sống của ngƣời
dân, có nghĩa là đạt đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao đƣợc xác định bằng thay đổi của
thu nhập bình quân trên đầu ngƣời theo thời gian. Sức cạnh tranh của quốc gia là năng
lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt đƣợc và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên
cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác. WEF
đã sử dụng mô hình tuyến tính đa nhân tố với 250 chỉ số để đánh giá sức cạnh tranh
của một số quốc gia và chúng đƣợc chia thành 8 nhóm: độ mở cửa, vai trò của chính
phủ, tài chính, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị, lao động và thể chế. Nhƣ vậy có
thể đƣa ra khái niệm chung nhất về sức cạnh tranh của một quốc gia nhƣ sau: Sức cạnh
tranh của quốc gia là khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu thay đổi của thị trƣờng, đảm
bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế
cao và bền vững.
Theo quan điểm của giáo sƣ Michael Porter, Đại học Harvard - Mỹ đƣa ra năm
1993, sức cạnh tranh của hàng hóa của một quốc gia là khả năng đạt đƣợc năng suất lao
động cao và tạo cho năng suất này tăng không ngừng. Ông đề cao vai trò của doanh
nghiệp trong cạnh tranh quốc gia và cho rằng năng suất lao động trong một quốc gia
phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp của quốc gia đó đạt đƣợc các mức năng
suất cụ thể và tăng đƣợc mức năng suất đó nhƣ thế nào. Muốn duy trì và nâng cao đƣợc
năng suất lao động, từng doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất
bằng cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, bổ sung các
đặc điểm cần thiết...để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc. Sức cạnh tranh của hàng hóa xét dƣới giác độ một ngành hay một doanh
nghiệp, theo M. Porter, một quốc gia có sức cạnh tranh cao về một mặt hàng nào đó khi
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó có sức mạnh cạnh tranh và sức
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
mạnh đó là năng suất lao động cao hơn. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, M. Porter đã đƣa ra
khuôn khổ các yếu tố tạo nên môi trƣờng cạnh tranh của một ngành mà ông gọi là
“khối kim cương” các lợi thế cạnh tranh. Các nhóm yếu tố bao gồm (i) nhóm các điều
kiện về nhân tố sản xuất; (ii) nhóm các điều kiện về cầu; (iii) nhóm các điều kiện về
các ngành phụ trợ và các ngành liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế; (iv) nhóm
chiến lƣợc, cơ cấu của ngành và đối thủ cạnh tranh. Cũng theo quan điểm của M.
Porter, trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ ngành nào, công ty nào trong quá trình hoạt
động cũng đều chịu sức ép cạnh tranh. Sức cạnh tranh của ngành, của công ty phụ
thuộc vào năm yếu tố, đó là: (i) sức mạnh đàm phán của ngƣời cung cấp; (ii) sự đe dọa
của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng; (iii) sự đe dọa của các sản phẩm và dịch vụ thay
thế; (iv) sức ép đàm phán của ngƣời mua và (v) sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong
nộ bộ ngành. Ngoài ra, nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và nguy cơ) để phân tích cạnh tranh của công ty. Mục đích của việc phân tích
này là sự phối hợp logic các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và nguy cơ thích hợp để
đƣa ra các phƣơng án, chiến lƣợc tốt nhất. Bằng cách phối hợp đó, công ty có thể giảm
thiểu đƣợc các mặt yếu, tránh đƣợc các nguy cơ đồng thời phát huy đƣợc điểm mạnh,
tận dụng đƣợc mọi cơ hội đến với mình. Nhƣ vậy, sức cạnh tranh của ngành hay của
doanh nghiệp đƣợc hiểu là năng lực duy trì hay tăng đƣợc lợi nhuận và thị phần trên
các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Về thể hiện sức cạnh tranh của hàng hóa cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo giáo sƣ Keinosuke Ono, Đại học Keio - Nhật Bản và giáo sƣ Tatsuyuki Negoro,
Đại học Waseda - Nhật bản cho rằng sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các
yếu tố chất lƣợng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là
chất lƣợng sản phẩm. Theo giáo sƣ Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Đại học Quốc gia Hà Nội
sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hay mới lạ hơn
để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh.13
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng một hàng hóa đƣợc coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp
ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về chất lƣợng, giá cả, chức năng, kiểu dáng, tính độc
đáo hay sự khác biệt, thƣơng hiệu, bao bì...hơn hẳn so với các hàng hóa cùng loại. Hay
nói cách khác, sức cạnh tranh của hàng hóa đƣợc hiểu là tất cả những đặc điểm, yếu tố,
tiềm năng mà hàng hóa đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trƣờng,
hay nói cách khác đó là sức mua đối với hàng hóa đó trên thị trƣờng, là mức độ chấp
nhận của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, sẽ không có sức cạnh tranh của hàng hóa cao khi
sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành sản xuất, của quốc gia kinh doanh hàng
hóa đó thấp.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa
1.1.2.1. Doanh thu hay kim ngạch xuất khẩu
Mức doanh thu của hàng dệt may xuất khẩu là tiêu chí quan trọng, mang tính
tuyệt đối dễ xác định nhất để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Hàng
hóa có sức cạnh tranh cao sẽ dễ dàng bán đƣợc trên thị trƣờng, doanh thu sẽ tăng lên.
Ngƣợc lại, hàng hóa có sức cạnh tranh yếu sẽ có doanh thu nhỏ. Nếu cơ hội đƣợc lựa
chọn sản phẩm tiêu dùng nhƣ nhau thì doanh thu là tiêu chí phản ánh chính xác mức độ
thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm.
Thông thƣờng, khi doanh thu xuất khẩu của một loại sản phẩm dệt may nào đó đạt
ở mức cao và có mức tăng trƣởng đều đặn qua các năm trên thị trƣờng thì chứng tỏ sản
phẩm đó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Mức độ thỏa
mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa cao hơn.
Ngƣợc lại, nếu nhu cầu thị trƣờng đang tăng lên, nhƣng doanh thu cung ứng loại
hàng dệt may đó không có mức tăng trƣởng đều đặn hay suy giảm thì chứng tỏ sức
cạnh tranh của hàng hóa đó chƣa cao. Tăng doanh thu của một mặt hàng dệt may phụ
thuộc vào chất lƣợng, giá bán, và quá trình tổ chức tiêu thụ của mặt hàng
Theo một khảo sát khác của Bộ công thƣơng, có tới 95% trong số hơn 100 doanh
nghiệp đƣợc hỏi trả lời rằng cần thiết phải xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Hầu hết
các doanh nghiệp đều cho rằng, thƣơng hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc
phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, mới chỉ có 20% doanh nghiệp hiểu đƣợc rằng xây dựng thƣơng hiệu cần bắt đầu
từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đƣa ra một kế hoạch phát triển thƣơng hiệu.
Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại cho việc đầu tƣ xây dựng, đăng ký bảo hộ thƣơng
hiệu. Hơn 70% trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chƣa đăng ký bảo
hộ Logo, nhãn hiệu hàng hoá của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong số này, không kể
những doanh nghiệp chƣa biết đến Luật Sở hữu trí tuệ thì hầu hết các doanh nghiệp còn
lại là không quan tâm tới việc bảo hộ thƣơng hiệu của mình, một số thì e ngại đối với
các thủ tục đăng ký.
Trên thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng
dệt may với chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao không hề thua kém các sản phẩm của
các nƣớc xuất khẩu lớn khác. Thế nhƣng có một thực tế là 90% hàng Việt Nam do
không thiết lập đƣợc thƣơng hiệu độc quyền nên vẫn còn phải vào thị trƣờng thế giới
thông qua trung gian dƣới dạng thô hay gia công cho các thƣơng hiệu nổi tiếng của
nƣớc ngoài. Trong những năm qua, các vụ tranh chấp thƣơng hiệu đã liên tiếp xảy ra
giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty của nƣớc ngoài. Hàng loạt các thƣơng
hiệu lớn của Việt Nam đã lao đao vì bị mất cắp thƣơng hiệu nhƣ Việt Tiến ở thị trƣờng
Mỹ là một ví dụ. Cuộc chiến thƣơng hiệu luôn đi kèm với những rắc rối về kiện tụng,
mất mát nhiều thời gian và tiền bạc, dù đƣợc hay thua cũng đều gây ra những tổn thất
rất lớn cho doanh nghiệp.
2.3.2.6. Trình độ công nghệ còn thấp và không đồng đều, việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế
Thiết bị ngành dệt may Việt Nam tuy đã đƣợc đầu tƣ đổi mới nhƣng trình độ tự
động hóa vẫn ở mức trung bình. Trình độ công nghệ kéo sợi, dệt vải lạc hậu hơn so với
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi72
các nƣớc tiên tiến trong khu vực từ 10-15 năm, đối với công nghệ cắt may thì đã ngang
tầm khu vực. Bên cạnh đó, trong bản thân ngành dệt may cũng có sự chênh lệch về
trình độ công nghệ giữa doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may. Nói chung, sản phẩm
của các doanh nghiệp dệt không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp
may xuất khẩu. Nếu xếp theo thang điểm 10, thì ngành dệt Việt Nam chỉ đạt khoảng 3-
3,5 điểm, chƣa đạt mức trung bình của thế giới. Các thiết bị ngành dệt lạc hậu (65% đã
sử dụng trên 20 năm) không những gây lãng phí nguyên liệu và sức lao động mà còn
ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu hện nay để doanh nghiệp
nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của mình trong bối
cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên, tình hình áp dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp dệt may Việt
Nam hiện mới đạt mức trung bình của khu vực. Chỉ có 3 trên 45 doanh nghiệp đƣợc
khảo sát áp dụng tham gia đấu giá và mua bán trên mạng, hay ứng dụng phần mềm
hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) thì chƣa có doanh nghiệp nào áp dụng,
hay mới có 2 trên 45 doanh nghiệp sử dụng phần mềm thiết kế thời trang.
2.3.2.7. Tỷ lệ nội địa hoá thấp, công nghiệp phụ trợ kém phát triển, hình thức xuất
khẩu giản đơn
Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang có nhiều khó khăn, thách thức để phát triển
bền vững ở thị trƣờng EU. Khó khăn đầu tiên lại xuất phát từ ngay trong ngành dệt
may, đặc biệt khi các ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển tƣơng xứng. Do thiếu
công nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần nhƣ phụ thuộc vào thị trƣờng
thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam hiện
đang nhập khẩu khoảng 70%-80% nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan hay Hồng Công. Cho đến nay, ngoài lợi thế lao động rẻ, còn lại đều phải nhập
khẩu với tỷ lệ lớn nhƣ 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90%
bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt cũng là nhậ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ha.vt

New Member
Em mong muốn được sử dụng tài liệu làm thông tin tham khảo cho báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top