Farnall

New Member
Download Đề tài Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Lâm sản Nam Định
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2
1. Cạnh tranh. 2
2. Năng lực cạnh tranh. 4
3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
4. Một số các quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 9
2. Các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp 14
3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY NAFOCO 19
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 19
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 19
2. Cơ cấu tổ chức 20
3. Tình hình hoạt động của công ty trong các năm gần đây: 25
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY NAFOCO 28
1. Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp 28
2. Đánh giá các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp. 34
3. Đánh giá NLCT của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu chính. 37
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 39
I. PHÂN TÍCH SWOT CỦA DOANH NGHIỆP 39
II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 40
III. CÁC GIẢI PHÁP 41
1. Đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực 41
2. Đối với hoạt động Marketing 42
3. Đối với hoạt động sản xuất 44
4. Đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển 46
5. Đối với hoạt động tài chính 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng và gặp nhiều rủi ro, áp lực. Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi xu hướng mở cửa hợp tác hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới diễn ra mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, công ty phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của chính mình. Doanh nghiệp, công ty chỉ có thể khai thác sử dụng được năng lực cạnh tranh của mình hiệu quả khi mà công ty, doanh nghiệp phân tích được năng lực cạnh tranh của mình hiện như thế nào.
Trên cơ sở những kiến thức đã học từ nhà trường, xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cùng với việc được nghiên cứu và thực tập tại công ty cổ phần Lâm sản Nam Định, em đã quyết định trọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Lâm sản Nam Định” nhằm tìm ra những lợi thế mà doanh nghiệp có được, và những hạn chế cần khắc phục, qua đó đề ra những giải pháp.
Đề tài gồm ba phần
PHẦN I: Một số vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
PHẦN II: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
PHẦN III: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty NAFOCO.
Với khả năng có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành Thank cô giáo Th.S. Nguyễn Thị Thu Hằng đã trực tiếp hướng dẫn, Thank các cô chú anh chị nơi thực tập đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành bản báo cáo này.
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Cạnh tranh.
Theo từ điển trực tuyến định nghĩa:
“Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao. Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ này được sử dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả khác nhau. Một vài kết quả, ví dụ như trong cạnh tranh về tài nguyên, nguồn sống hay lãnh thổ, có thể thúc đẩy sự phát triển về mặt sinh học, tiến hoá, vì chúng có cơ hội, được cung cấp lợi thế cho sự sống sót, tồn tại.”1
Theo quan điểm triết học:
Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hay có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.


Theo quan điểm kinh tế chính trị:
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có các biện pháp cạnh tranh chủ yếu: cạnh tranh giá cả (giảm giá...) hay phi giá cả (quảng cáo...).
Tóm lại :Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, nó phụ thuộc vào phạm vi, đối tượng, và cách tiếp cận khái niệm: từ phạm vi vĩ mô đến phạm vi từng yếu tố, từ lĩnh vực kinh doanh đến lĩnh vực chính trị, xã hội,tự nhiên….Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ chú trọng đến khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế.
Trong lĩnh vực kinh tế thì cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hay có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại...) hay những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.


2. Năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh đã và đang là chủ đề được bàn luận nhiều ở cả các nước phát triển và đang phát triển vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế trong một thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập. Mặc dù các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng, nhưng lại có những nhận thức khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh.
Theo định nghĩa của bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực pháp lý và hành vi dân sự của mỗi pháp nhân, cá nhân thì : năng lực là khả năng tiềm ẩn của bản thân chủ thể, nó chỉ bộc lộ sức mạnh, tác dụng khi mà nó được khai thác và sử dụng năng lực đó.
Vậy theo cách hiểu của khái niệm năng lực và cạnh tranh thì năng lực cạnh tranh có thể được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của một chủ thể chính là khả năng phát huy sức mạnh, những khả năng tiềm ẩn của bản thân chủ thể đó,chứ không phải của một chủ thế khác. Và năng lực này chỉ có thể bộc lộ ra ngoài khi nó được khai thác và sử dụng.
Tuy nhiên do yếu tố khả năng tiềm ẩn, sức mạnh của chủ thể có thể thay đổi trong từng thời kỳ từng môi trường nên năng lực cạnh tranh trong từng thời kỳ, trong các môi trường khác nhau cũng sẽ có những khác nhau, nó tuỳ từng trường hợp vào những lợi thế mà nó có được so với bên ngoài.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp dụng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay Năng lực cạnh tranh nói chung được định nghĩa trên ba cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Xét trên phạm vi một quốc gia, và trong lĩnh vực kinh tế : năng lực cạnh tranh của quốc gia chính là phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Điểm yếu thứ hai của doanh nghiệp là quy mô công ty còn bé, tài chính yếu kém
điểm yếu thứ ba là vị trí địa lý của công ty không hợp lý trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, xa vùng nguyên liệu.
Điểm yếu thứ tư là lực lượng lao động còn kém về trình độ
Qua phân tích trên ta có thể thấy: Doanh nghiệp có cơ hội cốt yếu là có thể xuất khẩu ra thị trường EU.
Thách thức cốt yếu là cạnh tranh trong tương lai ở nước nhà, nhưng chưa xảy ra.
Điểm mạnh cốt lõi là khách hàng trung thành với mình.
Điểm yếu của doanh nghiệp là doanh nghiệp là doanh nghiệp là quy mô nhỏ.
Do vậy ta thấy chỉ có sư kết hợp giữa điểm yếu : quy mô nhỏ, và có cơ hội kinh doanh, vì thế doanh nghiệp tiến hành liên kết với các doanh nghiệp khác, hay liên kết với chính khách hàng của mình.
e. Thị trường mục tiêu
Căn cứ vào tình hình kinh doanh,các thị trường tiêu thụ của công ty chúng ta thấy công ty nên chú trọng đến việc xuất khẩu sang các thị trường EU và Mỹ trên cơ sở liên kết với IKEA
II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào tỷ số tích lũy lợi nhuận ta có thể nhận thấy tỷ lệ tích luỹ của doanh nghiệp là rất cao. Tỷ lệ đầu tư cho máy móc thiết bị cao nên doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất. Tuy nhiên như phân tích SWOT ở trên doanh nghiệp nên tiến hành chiến lược hội nhập dọc.
Hơn nữa do lợi thế về diện tích mặt cơ sở kinh doanh trong nước, vì vậy doanh nghiệp nên tiến hành hội nhập dọc theo cách tự tạo kênh phân phối cho mình.
Nếu áp dụng điều này doanh nghiệp sẽ
-Tiết kiệm được chi phí, giúp doanh nghiệp chủ động phối hơp vấn đề nguyên vật liệu, lập kế hoạch, chủ động trong bán hàng...
-Tận đụn được lợi thế kinh tế theo quy mô.
-Giảm chi phí thương mại: tìm kiếm thông tin, ký kết hợp đồng.
- Kiểm soát được chất lượng tốt hơn
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Hiện trạng: Hiện nay trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty còn rất kém, lực lượng có trình độ cao lại nằm ở nhân viên văn phòng, tỷ lệ chiếm 9% là cao so với ngành. Lực lượng lao động tạm thời còn đông.
Giải pháp đề xuất: Tiến hành giảm thuê lao động tạm thời, tăng cường đào tạo nhân viên chính thức của công ty.
Cách thức tiến hành
- Thường xuyên gửi các cán bộ trẻ, có triển vọng đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo cán bộ kinh doanh uy tín trong nước và ngoài nước. Thông qua việc đào tạo giúp cho họ có những quan điểm mới về thị trường, nắm bắt và sử lý những thông tin về thị trường, và một số hình thức kinh doanh mới. Đồng thời củng cố nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu.
-Xây dựng kế hoạch đào tạo cho một số cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu để họ có cơ hội nâng cao nghiệp vụ đồng thời cần kết hợp nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trên cơ sở đó không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của Công ty.
-Tạo điều kiện thuận lợi và có những ưu đãi thoả đáng cho một số cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để tham quan trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thị trường. Riêng những cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu cần tạo cơ hội cho


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top