MacDubhgall

New Member
Đề tài Một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước

Download miễn phí Đề tài Một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước





MỤC LỤC
 
Phần mở Đầu 1
Nội dung 2
I. Khái quát về cổ phần hoá. 2
1. Khái quát về cổ phần hoá- Mục tiêu và những lợi thế. 2
2. Tính tất yếu của việc cổ phần hoá. 7
3. Quan điểm của Đảng và tiến trình cổ phần hoá từ 1986-2002. 9
3.1. Một số quan điểm của Đảng về cổ phần hoá 9
3.2. Tiến trình chỉ đạo cổ phần hoá (1986-2002). 11
II. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. 13
1. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 1986-2002. 13
2. Một số nhân tố ảnh hưởng. 20
2.1. Các nhân tố thuận lợi. 20
2.2. Những nhân tố khó khăn. 20
III. Một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. 25
1. Về tư tưởng: 25
2. Về hệ thống chính sách: 26
3. Trong công tác chỉ đạo : 26
4. Giải pháp cho các vấn đề phát sinh ở hậu cổ phần hoá: 27
Kết luận 30
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hữu nhà nước mà thực chất là cổ phần hoá một bộ phận thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân. Với mục đích đó chúng ta đưa ra nhiều dạng công ty cổ phần nhưng có thể quy về hai nhóm chính:
* Nhóm các công ty cổ phần trong đó nhà nước có tỷ trọng sở hữu nhà nước hay nắm giữ cổ phiếu khống chế (51%) hay không nắm giữ sở hữu cổ phiếu khống chế. Nhóm nay bao gồm các công ty kêu gọi thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hay bằng cách bán một phần tài sản doanh nghiệp hay cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp.
* Nhóm bao gồm các doanh nghiệp cổ phần hoá theo thể thức bán toàn bộ doanh nghiệp cho người lao động, nhà nước rút vốn của mình. Nhà nước sẽ chỉ tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Với những ngành, lĩnh vực về sản phẩm và dịch vụ khác nhà nước chỉ cần giữ thị phần một cách vừa đủ. Ngoài ra nhà nước không cần giữ tỉ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Quan điểm 2: Dựa vào điều kiện cụ thể của từng loại doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá nhằm chuyển sang một mô hình doanh nghiệp huy động, quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
- Quan điểm 3: Nếu nhằm mục tiêu tư sản hoá công nhân, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp thì nhà nước cần chú ý đến điều kiện mức thu nhập của cong nhân có khả năng mua cổ phiếu dưới dạng trả góp cũng như tỉ trọng vốn tự có trong tổng số vốn pháp định của doanh nghiệp.
- Quan điểm 4: Mọi tài sản cuả doanh nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước, trừ quỹ phúc lợi xã hội của tập thể, là phần tiền lương không chia để lại cho mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cùng hưởng. Phần vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay thực chất là phần lợi nhuận và quỹ khấu hao được nhà nước cho phép giữ lại để tái sản xuất mở rộng, nên đương nhiên thuộc về nhà nước và trở thành vốn cổ phần nhà nước trong công ty cổ phần. Khi tiến hành lập bảng cân đối tài sản trong doanh nghiệp, xác lập giá trị còn lại để cổ phần hoá cần đưa vốn tự có vào bảng cân đối. Ngoài ra khi tiến hành cổ phần hóa đối với từng doanh nghiệp cụ thể, cần xem xét kỹ lưỡng để có cách xử lý nguồn vốn này một cách hợp lý tránh đánh đồng những doanh nghiệp làm ăn tốt do đầu tư thêm với doanh nghiệp chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước.
- Quan điểm 5: Việc xác định giá trị của doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa phải chú ý đến cả hai yếu tố cấu thành: giá trị hữu hình và giá trị vô hình để có sự kết hợp hợp lý những phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
- Quan điểm 6: Phương pháp bán cổ phiếu ở những doanh nghiệp được chọn cổ phần hoá cần thực hiện công khai, rõ ràng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Việc bán cổ phần có thể được bán trực tiếp tại các trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp hay uỷ thác cho các ngân hàng, các công ty tài chính làm đại lý.
- Quan điểm 7: Để thực hiện thành công chương trình cổphần hoá nhà nước không chỉ chú ý đến thu hồi vốn mà còn cầnphải mất một khoản phí tổn nhất định như chi phí bảo hiểm, trợ cấp mất việc, chi phí do bán giá thấp nhằm ưu đãi cho tầng lớp dân cư... Thực tiễn cho thấy khoản phí tổn này là cần thiết cho sự nghiệp cổ phần hóa để mưu cầu lợi ích cơ bản và lâu dài hơn làlợi ích trước mắt của việc thu hồi vốn đối với nhà nước.
- Quan điểm 8: Theo tinh thần quyết định 202- HĐBT thì các doanh nghiệp được cổ phần hoá sẽ hoạt động trong khuôn khổ luật doanh nghiệp cả về hình thức tổ chức quản lý lẫn hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, cùng với việc chuyển sang cổ phần hoá, nhà nước cần gấp rút xây dựng một đội ngũ cán bộ (đội ngũ các nhà sáng lập viên) độc lập không phụ thuộc vào hàng ngũ công chức ở các bộ chủ quản và địa phương để thay mặt nhà nước quản lý các nguồn vốn trong các công ty cổphần có sự tham gia cuẩ nhà nước. Ngoài ra còn phải xây dựng đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh đủ năng lực hoạt động trong điều kiện mới, không phân biệt khu vực nhà nước và tư nhân.
- Quan điểm 9: Các doanh nghiệp được lựa chọn để cổ phần hoá cần có sự giải quyết rõ ràng, dứt điểm các vấn đề tồn đọng về tài chính và lao động trước khi chuyển sang công ty cổ phần.
Cùng với những quan điểm trên, Đảng đã chủ trương chỉ đạo thực hiện quá trình này thông qua một số chính sách và nghị quyết từ 1986-2002.
3.2. Tiến trình chỉ đạo cổ phần hoá (1986-2002).
Năm 1986 tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI có chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước.
Đến 11/1987 Hội đồng bộ trưởng (ngày nay là Chính phủ) có chủ trương cổ phần hoá một số bộ phận doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là sẽ thí điểm ở một số ngành, lĩnh vực, sau khi tổng kết rút kinh nghiệm sẽ nhân rộng toàn quỗc.
Tháng 5/1990, Hội đồng bộ trưởng có quyết định 143/ HĐBT nhắc lại chủ trương cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước.
11/1991, nghị quyết TWII khoá VII của Đảng đã chỉ rõ chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng ở phạm vi thích hợp.
08/06/1992: Hội đồng bộ trưởng có chỉ thị 202CT về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
04/03/1993: Ban hành chỉ thị số 84/TTg của thủ tướng chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
07/05/96: Ban hành nghị định số 28/CP chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
06/1996: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng có khẳng định “Cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá” va nhấn mạnh “ phải triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp để huy động thêm vốn, tạo động lực phát triển.”
26/03/ 1993: Nghị định số 25/CP về sửa đổi một số điều của nghị định 28/CP.
20/08/1997, thủ tướng chính phủ có chỉ thị 658/TTg về việc thúc đẩy cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước.
29/06/1998 thủ tướng chính phủ lại ban hành nghị định số 44/1998-NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần, thay thế nghị định 28/CP.
Năm 1999, Nghị định 103/ 1999 NĐ-CP có chủ trương thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cùng với đa dạng hoá về sở hữu.
09/2001, Nghị quyết hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ IX của Đảng khẳng định “ Mục tiêu của cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo nguời lao động tham gia, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh...”
26/04/2002, chính phủ ban hành quyết định số 58/QĐ-TTg về phân loại doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước phải nắm toàn bộ sở hữu một số lớn các doanh nghiệp ở những l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
T Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top