lsandy_2805

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam





Mở Đầu 1

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế 3

1.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 3

1.4. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế 5

1.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát 7

Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay 10

2.1. Thực trạng và đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay 10

2.2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua 25

2.3. Những nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ 2006 đến nay 34

Chương III: Giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam 36

3.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam và một số dự báo về tình hình lạm phát 36

3.2.Các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam 46

3.3. Một số kiến nghị 47

Kết luận 53

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ăng 25,9%; khai thác đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng tăng khá, trong đó: cá nuôi đạt 837,7 nghìn tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước; tôm nuôi 125,7 nghìn tấn, tăng 3,6%. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do những tháng cuối năm 2007 giá cá tra và một số thuỷ sản tăng cao nên nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích nuôi, trong đó An Giang 1392 ha, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2007; Cần Thơ 1189 ha, tăng 22,1%; Vĩnh Long 450 ha, tăng 13,2%; Bến Tre 363 ha, gấp 5 lần. Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 989,8 nghìn tấn, giảm 0,5% (cá 751,7 nghìn tấn, giảm 0,4%; tôm 50,1 nghìn tấn, giảm 4,8%).
Hiện nay, hoạt động của ngành thủy sản đang đứng trước một số khó khăn lớn là: sản lượng cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long đang còn khoảng 120 nghìn tấn đã tới thời kỳ thu hoạch nhưng các doanh nghiệp chế biến chưa ký hợp đồng thu mua; mặc dù Chính phủ đã có chủ trương cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay 1 nghìn tỷ đồng để thu mua cá tra tồn đọng, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn sử dụng nguồn vốn này vì các mặt hàng cá tra xuất khẩu của nước ta đang bị giảm giá trên thị trường thế giới và lãi suất vay liên tục tăng cao; đối với khai thác, nhất là khai thác biển, tuy thời tiết thuận lợi hơn năm trước nhưng giá xăng dầu, chi phí nhân công và nhiều chi phí khác tăng cao nên số lượng tàu thuyền nằm bờ vẫn còn nhiều.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2008 ước tính đạt 5,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2007. Tính chung 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 29,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 11,3 tỷ USD, tăng 27,4%; dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 49%. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng cao một phần do khối lượng xuất khẩu của nhiều hàng hoá tăng, mặt khác do giá xuất khẩu của những mặt hàng chủ lực liên tục tăng. Bình quân 6 tháng đầu năm 2008 giá dầu thô xuất khẩu tăng 69,5%; giá than đá tăng 68,4%; giá gạo tăng 88%; giá cà phê tăng 40,4%; giá cao su tăng 33,7%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng xuất khẩu trên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng khoảng 3,8 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 15,1%.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm 2007, trong đó 8 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là: dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 4,1 tỷ USD, tăng 17,7%; giày dép đạt 2,3 tỷ USD, tăng 16,9%; thủy sản đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14%; gạo đạt 1,5 tỷ USD, tăng 99%; sản phẩm gỗ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,4%; điện tử máy tính đạt 1,2 tỷ USD, tăng 32,4%; cà phê đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,1%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 6/2008 ước tính đạt 6,8 tỷ USD, giảm 11,3% so với tháng trước và tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, tăng 42,7%. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao ngoài yếu tố do tăng khối lượng nhập khẩu còn do yếu tố tăng giá. Trong 6 tháng đầu năm giá xăng dầu nhập khẩu tăng 61,8%, giá sắt thép tăng 29,8%, giá phân bón tăng 96%, giá giấy tăng 11,8%, giá chất dẻo tăng 15,4%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng này đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 4,1 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 14,9% so với kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng 45,7%.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là máy móc thiết bị; nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Trong đó máy móc, thiết bị, công cụ phụ tùng ước tính đạt 7 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu 6,8 triệu tấn, tương đương 5,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 4,4% về lượng nhưng do giá tăng 61,8% nên kim ngạch tăng 68,9%; sắt thép đạt 4,6 tỷ USD, tăng 118,1%, trong đó phôi thép 1,3 tỷ USD, tăng 181%; vải 2,3 tỷ USD, tăng 20,3%; điện tử, máy tính và linh kiện 1,8 tỷ USD, tăng 43%; chất dẻo 1,5 tỷ USD, tăng 38,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 1,2 tỷ USD, tăng 16,2%; phân bón 1 tỷ USD, tăng 130,9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1 tỷ USD, tăng 84,1%; hoá chất 930 triệu USD, tăng 41%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 594 triệu USD, tăng 24%; giấy 403 triệu USD, tăng 44,9%. Riêng lượng ô tô nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay tuy tăng 413,9% về lượng và tăng 354,5% về kim ngạch nhưng đã có xu hướng giảm do thuế nhập khẩu tăng.
Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây nhập siêu đã giảm nhanh, từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,91 tỷ USD trong tháng 5 và 1,3 tỷ USD trong tháng 6. Mặt khác, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực, còn đối với các thị trường khác như EU, Mỹ nước ta vẫn duy trì được mức xuất siêu. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nước ta xuất siêu sang thị trường EU 1,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với xuất siêu 6 tháng đầu năm 2007; xuất siêu sang thị trường Mỹ 3,3 tỷ USD, tăng 10%.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 7,8 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2007, gồm có xuất khẩu dịch vụ 3,4 tỷ USD, tăng 16,1%; nhập khẩu dịch vụ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 30%.
Thâm hụt thương mại (tính theo giá f.o.b) đến cuối năm nay dự kiến sẽ lên đến 20% GDP.
Đây là mức thâm hụt lớn, dù tính theo bất kì thước đo nào. Có dấu hiệu
cho thấy năm 2008 là một năm bất thường nhiều hơn chứ đây không phải là sự khởi đầu của một xu hướng mới. Thâm hụt thương mại đạt đỉnh điểm vào tháng 12/2007, rồi giảm mạnh vào tháng 6/2008, điều này có thể phản ánh tác dụng của các biện pháp hành chính tình thế nhằm kiềm chế nhập khẩu, rồi sau đó đã giảm thấp hơn so với xu hướng chung kể từ tháng Tám. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu lớn trong ngắn hạn nhưng ngược lại cũng tạo khả năng xuất khẩu về trung hạn.
Nguồn kiều hối về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong các năm qua do người Việt Nam ở nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào các cơ hội trong nước.
Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực Nhà nước đạt 106,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 40% tổng số vốn thực hiện và tăng 15,2%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 80 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,1% và tăng 15,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,9% và tăng 37,7%.
Trong...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top