Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai thế giới. Giai đoạn 1989 – 2008 Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và rất có thể năm 2010 sẽ có một kỷ lục mới trên 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008. Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh công nghiệp hoá mà còn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặng dư cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hoá cho nhiều ngành công nghiệp.
Năm 2008, thị trường gạo toàn cầu chao đảo, giá gạo trên thị trường có những lúc lên đến mức gần 10.000 USD/tấn, cả thế giới sau bao nhiêu năm mãi mê công nghiệp hoá đã nhận thấy tầm quan trọng của lúa gạo, mặt hàng đơn thuần không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có tính chiến lược chính trị. Khủng hoảng giá gạo cũng cho Việt Nam những bài học hết sức hữu ích về những yếu kém trong chuỗi giá gạo, về năng lực của bộ máy nhà nước trong đối phó với khủng hoảng, về khả năng và độ nhạy cảm của doanh nghiệp nắm lấy cơ hội kinh doanh, về những yếu tố của hệ thống phân phối và chia sẽ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đã đến thời điểm chúng ta phải đầu tư cho ngành hàng lúa gạo, để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư cho ngành hàng lúa gạo. Để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư rất lớn về hạ tầng nghiên cứu, nghiên cứu thông tin thị trường… Tuy nhiên điểm nút cần cởi mở, trước tiên là cơ chế kinh doanh xuất khẩu gạo để thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong tìm kiếm đầu ra và thu mua lúa, đến lượt nó sẽ khuyến khích các chủ thể khác trong chuỗi giá trị cùng hưởng lợi trong đó có nông dân sản xuất lúa gạo.
Một thực tế khác hiện nay đó chính là Việt Nam tuy là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan, nhưng giá gạo Việt Nam bán ra hoàn toàn thấp nhất trong các nước xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu bởi vì chất lượng gạo Việt Nam không được đảm bảo, chất lượng gạo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phương cách sản xuất và kinh doanh cũ. Theo đó người nông dân có thói quen trồng quá nhiều giống lúa và bán lúa qua vô số thương lái các thương lái thì đi mua khắp nơi đem về cho nhà máy xay xát. các nhà máy thì cung ứng cho những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nguồn gạo có đủ nguồn gốc lẫn đủ thứ giống lúa từ các địa phương nên gạo thành phẩm lẫn nhiều thứ khác nhau không đồng nhất, chất lượng không ổn định. Lâu nay khi trồng người nông dân tự chọn giống lúa nào dễ bán, ít rủi ro, ngành nông nghiệp tuy có khuyến cáo họ trồng giống này giống nọ nhưng người nông dân không đứng ra mua, chỉ có thương lái trực tiếp mua. Còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ mỗi mua lại gạo thành phẩm, cùng lắm là thực hiện công đoạn lau bóng lại gạo nguyên liệu để bán họ không có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo đồng nhất và chủng loại, chất lượng thì không thể giám tính đến chuyện xây dựng thương hiệu. Nhận thức được vấn đề trên nay tui quyết định thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công Ty lương thực Miềm Nam”. Đề tài được xây dựng từ nhu cầu là cần xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam nói chung và thương hiệu gạo của Vinafood II nói riêng. Trong đó tui tập trung nghiên cứu về đề chất lượng gạo xuất khẩu. tui hi vọng đề tài của tui có thể đóng góp chút ít vào việc phát triển kinh doanh sản xuất gạo của tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.


Mục tiêu nghiên cứu:
- Dựa vào tình hình thu mua lúa gạo thành phẩm và tình hình sản xuất lúa gạo tại Tổng Công Ty, tui tập trung phân tích vấn đề về chất lượng của gạo.
- Tìm hiểu những thành tựu đạt được của Công Ty trong việc sản xuất gạo chất lượng cao.
- Làm tài liệu tham khảo cho Tổng Công Ty.
Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này nghiên cứu chất lượng gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009 khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập những số liệu thông tin cần thiết từ hoạt động của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
- Nghiên cứu thông qua sách báo và các tài liệu sản xuất của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam .
- Tham khảo ý kiến của cán bộ CNV Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam; những người hiểu biết trong công tác kinh doanh lúa gạo xuất khẩu.
- Tổng hợp phân tích số liệu thống kê cùng với kiến thức về quản trị chất lượng để rút ra những nhận xét đánh giá và đề ra những giài pháp cá nhân cho vấn đề.
Bố cục đề tài:
Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung đề tài nghiên cứu được phân thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp cá nhân nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Khái niệm:
1.1. Khái niệm về sản phẩm:
Theo Marx: “Sản phẩm chính là kết tinh của lao động”. Theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý về cơ sở và từ vựng ISO 9000:2000, sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay quá trình”. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ mọi hoạt động bao gồm từ những hoạt động sản xuất và vật phẩm cụ thể và các dịch vụ.
Bất kỳ, một yếu tố vật chất hay một hoạt động nào đó do tổ chức tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu bên trong hay bên ngoài tổ chức đều được gọi là sản phẩm. Sản phẩm cũng có nghĩa là dịch vụ (tiêu chuẩn ISO 9000:2000).
1.2. Phân loại sản phẩm:
Chúng ta phân loại sản phẩm thành:
- Sản phẩm vật chất: là những vật phẩm hữu tình có thể cầm, nắm được. Ví dụ: chiếc xe, chai dầu.
- Sản phẩm dịch vụ: Là những sản phẩm vô hình, không thể nào lưu trữ được. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ y tế cộng đồng.
Dưới góc độ quản lý của chất lượng, phân loại căn cứ dựa vào công dụng chức năng của sản phẩm. Trong sản phẩm có cùng công dụng, người ta lại chia sản phẩm theo mục đích, lĩnh vực, đối tượng và điều kiện, thời gian sử dụng.
Để phục vụ công tác quản lý, người ta phân biệt các loại sản phẩm có cùng công dụng nhưng do các tổ chức khác nhau sản xuất bằng nhãn hiệu. Tức là các sản phẩm có cùng chức năng công dụng thì được phân loại theo nhãn hiệu. Trên nhãn hiệu ghi thông tin về chất lượng, số đăng ký, tiêu chuẩn, các quy định về điều kiện và phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, thời gian bảo hành… nhằm bảo vệ người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
1.3. Cấp sản phẩm:
Căn cứ vào thành phần hợp thành người ta chia sản phẩm thành 3 cấp:
Cấp 1: Sản phẩm cơ bản là sản phẩm có các đặc tính kỹ thuật cơ bản mà người khách hàng kỳ vọng khi mua nhằm thoả mãn yêu cầu cơ bản yêu cầu cơ bản của họ.
Cấp 2: Sản phẩm thực (sản phẩm cụ thể) là những sản phẩm ngoài những đặc tính cơ bản, còn có các thông tin khác về nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì, cấp chất lượng, thời hạn sử dụng.
- Cấp 3: Sản phẩm gia tăng bao gồm thêm thông tin và các dịch vụ chuyên biệt khác: Cách bán và giao hàng, cách lắp đặt, cam kết dịch vụ hậu mãi (cách bảo trì, cách liên hệ với khách hàng)
2. Chất lượng sản phẩm:
2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của con người. Đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở các góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường.
 Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích sử dụng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu phù hợp với công dụng của nó” (tiêu chuẩn của nhà nước Liên Xô TOCT 15467:70).
 Theo quan điểm của nhà sản xuất: “ Chất lượng là tổng hợp những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định”.
 Quan niệm chất lượng hướng theo thị trường có rất nhiều. Trong đó tiêu biểu là các quan điểm sau:
1. Theo ông W.E.Deming “Chất lượng là mức độ dự toán về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”.
2. Theo J.M.Juran “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hay sử dụng”
3. Philip B.Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”
4. Theo A.Feigenbaum: “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ mà khi sử dụng làm cho sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”.
5. Theo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 88402:1994: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực chế (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn, giải thích thực thể, đối tượng ở đây là một hoạt động, một quá trình, một tổ chức, một cá thể, tức là sản phẩm theo diện rộng”.
Thoả mãn nhu cầu là điều quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào và chất lượng là phương tiện quan trọng nhất của sức cạnh tranh.
Theo ISO 9000:2000: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. “Yêu cầu là những nhu cầu được mong đợi, đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc”.
2.2. Quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm:
Chất lượng là vấn đề tổng hợp, nó được hình thành qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chất lượng được tạo ra ở
- Ưu tiên xuất những cây hàng bảo quản trước, có độ ẩm không đều.
- Thường xuyên kiểm tra và đảo cây hàng tránh hiện tượng nóng lên trong bảo quản.
3.4. Giải pháp đối với nhân viên :
Nhân viên văn phòng tuy không phải là người sản xuất ra lúa nhưng họ chính là các bộ phận ký các hợp đồng gạo, tìm kiếm thị trường tiềm năng, tạo lập mối quan hệ với các khách hàng lớn. Họ là bộ mặt của Tổng Công Ty, các chương trình chất lượng như 5S, Problem Solving, Six thinking hat, Kaizen, Brainstorming nên được áp dụng để nâng cao hoạt động tại văn phòng. Theo nhận xét của tôi, phòng chất lượng của Tổng Công Ty không chỉ nên thực hiện kiểm tra lại và chuẩn bị mẫu hợp đồng mà còn nên thực hiện các chương trình trên do đó, Văn Phòng Tổng Công Ty nên đầu tư nhân lực có chất lượng cao vào phòng chất lượng, nơi tình trạng thiếu nhân lực đang xảy ra. Thế kỷ 21, theo nhận định của các nhà kinh tế không phải là thời đại cạnh tranh về giá và sản lượng mà chính là cạnh tranh về chất lượng. Do đó, Tổng Công Ty nên nhận thức về chất lượng kinh doanh trong hoạt động của mình để phù hợp với xu thế đổi mới đang diễn ra từng ngày.
3.5. Nhóm giải pháp đối với thị trường và khách hàng:
Tổng Công Ty đã tổ chức thành công Festival lúa gạo, đưa hình ảnh của lúa gạo ra thế giới. Hiện nay, Tổng Công Ty nên thực hiện các chiến dịch PR và Marketing cho sản phẩm này thông qua các buổi event về ẩm thực tại các khách sạn nước ngoài, hay các hội chợ ở nước ngoài.
Phân vùng thị trường theo các thiêu chí nơi có nhu cầu dùng gạo nhiều, thu nhập người dân, hệ thống thanh toán, tình hình chính trị, độ tuổi.
Thực hiện đánh giá theo từng năm, tháng, quý, độ thoả mãn hài lòng của khách hàng về gạo của công ty tại các siêu thị ở ngoại quốc.
Đối với các thị trường khó tính, phải đáp ứng nhu cầu của họ về hệ thống phân phối, bao bì, tính tiện dụng, độ an toàn khi sử dụng sản phẩm.
Đối với thị trường như Nhật Bản, Châu Mỹ hiện nay Tổng Công Ty phải xây dựng chiến lược thâm nhập theo hướng đột phá để có thể cạnh tranh với họ. Tổng công ty nên bắt đầu cố gắng không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình để đạt được lòng tin của khách hàng trong thị trường này. Bởi vì, lợi nhuận trên thị trường này sẽ là rất lớn.

KẾT LUẬN
Qua đề tài đã phân tích ở trên, chúng ta thấy gạo của Tổng Công Ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài. Điều đó chứng tỏ chất lượng gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty đã gây dựng được niềm tin trong con mắt người tiêu dùng. Trong thực tế, Tổng Công Ty Vinafood II còn sẽ gặp rất nhiều cuộc cạnh tranh về lương thực cả trên thị trường nội địa và trong nước, đặc biệt là có sự xâm nhập của nhà xuất khẩu nước ngoài và các nhà xuất khẩu mới trong nước.
Hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO nên các mặt hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh trên rất nhiều mặt của về giá, chất lượng, bao bì, thương hiệu, dịch vụ sau khi bán.... Với ý nghĩa chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng thì Tổng Công Ty phải không ngừng cố gắng để phát triển dòng sản phẩm lúa gạo, chiếm lợi thế về doanh thu trong Tổng Công Ty. Đây là một bước tiến dài nhưng nếu Tổng Công Ty không ngừng cố gắng sáng tạo thì vị thế đầu ngành về sản xuất lúa gạo trong nước sẽ được phát huy ngay cả thị trường nước ngoài. Muốn có gạo chất lượng tốt thì Công Ty sẽ phải đầu tư nhiều, nghiên cứu nhiều về thị trường, cũng như gạo của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó học hỏi bí quyết qui trình chế biến cũng như cách bán hàng chiêu thị của họ.
Gạo là một món ăn truyền thống của người Việt, nó ăn sâu vào văn hoá ẩm thực của người Việt Nam cũng như văn hoá sản xuất mà hiện nay chúng ta có cả văn hoá lúa nước. Nâng cao được chất lượng gạo, cũng như nâng cao hình ảnh tiêu biểu của người Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.
Gạo là nguồn sản xuất chính và tối quan trọng, kinh ngạch từ xuất khẩu các năm qua đã giúp chúng ta không ít trong việc có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, đầu tư xây dựng nhà máy, công nghệ, nhập các máy móc linh kiện hiện đại từ các nước ngoài về.
Luận văn tốt nghiệp của tui nói trên chỉ là một bước nghiên cứu đại cương, tổng quát về tình hình chất lượng gạo của Tổng Công Ty. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều bài nghiên cứu và sâu hơn về lĩnh vực này. Bởi vì, chất lượng là một đòn bẩy để Tổng Công Ty xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường thề giới. Trong tương lai khi nói đến gạo chất lượng cao của Việt Nam các đối tác nước ngoài sẽ hình thành trong đầu họ ngay về biểu tượng của Vinafood II.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

yoonahgase

New Member
Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty lương thực Miền Nam

Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty lương thực Miền Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5
1. Khái niệm 5
1.1. Khái niệm về sản phẩm 5
1.2. Phân loại sản phẩm 5
1.3. Cấp sản phẩm 6
2. Chất lượng sản phẩm 6
2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm 6
2.2. Quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm 7
2.3. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm 8
2.4. Các đặc điểm chất lượng sản phẩm 9
2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo 10
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hạt gạo 10
2.5.2. Chất lượng hạt gạo và các tiêu chuẩn đánh giá 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 17
2.1. Giới thiệu tổng quát về Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam 17
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của tổng Công Ty 18
2.1.1.1 Chức năng 18
2.1.1.2 Nhiệm vụ 18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 19
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng Công Ty 19
2.1.2.2 Tổ chức của Công Ty 20
2.1.3 Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong 3 năm qua 28
2.1.4 Kế hoạch hoạt động kinh doanh 2010 của Tổng Công Ty 32
2.1.4.1. Dự báo tình hình 32
2.1.4.2 Mục tiêu thực hiện 33
2.2 Phân tích và đánh giá chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực miền nam 34
2.2.1. Tình hình chất lượng gạo của Tổng Công Ty 34
2.2.2. Đánh giá chất lượng gạo qua quy trình sản xuất tại nhà máy 36
2.2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu 37
2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài 37
2.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong 41
2.2.4. Trình độ sản xuất 49
2.2.4.1. Chính sách kinh tế Nhà nước 51
2.2.4.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật 52
2.2.4.3. Đánh giá chất lượng gạo của Tổng thông qua tình hình sản xuất 59
2.2.4.4. Đánh giá chất lượng gạo thông qua qui trình sản xuất tại nhà máy 63
2.2.5. Đánh giá năng lực chế biến 69
2.2.6. Đánh giá chất lượng trên báo cáo tổng kết gia công 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 73
3.1. Giải pháp thu mua nguyên liệu đầu vào 73
3.2. Giải pháp về sản xuất ở nhà máy 73
3.3. Giải pháp đối với nguồn cung 75
3.4. Giải pháp đối với nhân viên 76
3.5. Nhóm giải pháp đối với thị trường và khách hàng 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ợi, tham ô, tiêu cực…. Xây dựng chiến lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách lương, thưởng và các chế độ đã ngộ phù hợp, nhằm thu hút và giữ người tài, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Công Ty.
* Mục tiêu thực hiện:
- Mua vào: 3.000.000 tấn quy gạo
- Bán ra: 3.000.000 tấn quy gạo
- Kim ngạch: XNK: 1.365 tỷ USD
- Doanh thu: 35.535 tỷ đồng
- Lợi nhuận: 861 tỷ đồng
- Nộp NS: 760 tỷ đồng.
2.2. Phân tích và đánh giá chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực miền nam (vinafood ii).
Qua cơ sở lý luận thực tiễn về chất lượng sản phẩm tui đã phân tích bên trên nay tui xin thực hiện phân tích đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu và đánh giá tình hình về chất lượng gạo xuất khẩu tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
2.2.1 Tình hình chất lượng gạo của Tổng Công Ty:
ØTình hình thực hiện hợp đồng lúa gạo của Tổng Công Ty:
Bảng 1: Số lượng Và kim ngạch gạo của Tổng Công Ty qua các năm:
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
Số lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
Số lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
Châu Á
2.454.205
699.405.524
1.722.760
1.066.828.195
2.273.525
945.985.754
Malaysia
301.393
88.175.250
206.524
115.525.810
571.000
234.375.763
Philippines
1.071.298
295.606.951
1.411.472
896.791.142
1.599.861
667.368.784
Indonesia
968.877
283.996.883
11.500
3.582.714
750
285.350
Các nước #
112.638
31.626.440
93.264
50.938.528
101.914
43.955.857
Gồm: Châu Á #
99.281
28.557.890
87.637
47.365.015
72.790
32.083.512
* Singapore
13.357
3.048.550
5.627
3.573.513
29.123
11.872.345
% Thị trường Maylaysia
122.805.889
1.260.717.092
1.198.795.536
108.280.336
2.511.518.387
247.758.237
% Thị trường Phillipines
4.365.150.753
819.308.713
422.654.585
8.406.065.193
7.036.919.298
7.054.744.552
Dựa vào số liệu đánh giá 2007 – 2009 ta thấy lượng sản xuất gạo của Tổng Công Ty qua hai thị trường Malaysia và Philippines có xu hướng tăng về số lượng và kinh ngạch. Một điều chúng ta dễ thấy là gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty đã dần dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng nước ngoài, điều này có được là có được là do chất lượng gạo của Tổng Công Ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cụ thể Tổng Công Ty đáp ứng được những thoả thuận về chất lượng được ký kết trong hợp đồng. Đây là một thành quả từ các khâu khác nhau từ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng như độ bền của bao bì, hương vị gạo, độ dẻo của hạt gạo và màu sắc đến khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển. Góp một phần không nhỏ đó chính là các chuyến hàng của Tổng Công Ty không bao giờ bị trể hẹn với thời gian qui định trong bộ chứng từ do hệ thống kinh doanh ngoại thương của Tổng Công Ty khá mạnh.
2.2.2 Đánh giá chất lượng gạo qua quy trình sản xuất tại nhà máy
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phế phẩm qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2009
Dựa vào biểu đồ ta nhận thất tỷ lệ phế phẩm của Công Ty qua các năm ngày càng giảm. Điều đó cho thấy có một sự cải tiến về công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất. Tỷ lệ phế phẩm ít đi sẽ giúp cho Công Ty tiết kiện được nhiều chi phí khác ở các khâu kiểm tra, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khó tính. Chất lượng gạo của Công Ty ngày càng được nâng cao khi ta loại bỏ dần được phế phẩm có trong thành phẩm.
ØNhận xét, đánh giá về chất lượng gạo:
* Những điều đạt được:
Đối với gạo xuất khẩu nội địa: Tổng Công Ty đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc cũng như hương vị. Các loại gạo giao chất lượng cao của Công Ty được thị trường trong nước tin dùng.
Tiêu chuẩn gạo của Tổng Công Ty đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu của TCVN 5643:1999. Tuy nhiên khí hậu ở nước ta nóng ẩm nên độ thay đổi chỉ tiêu ẩm độ tronf dung sai cho phép là 0.5%.
Đối với gạo xuất khẩu: Tổng Công Ty đáp ứng đầy đủ về chất lượng được qui định trong hợp đồng xuất khẩu. Tổng số hợp đồng thực hiện hằng năm là 100% và không có phàn nàn của phía đối tác về sự sai phạm chất lượng.
* Những điều chưa đạt được:
- Gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty chưa đáp ứng đủ các chỉ tiêu chất lượng tại thị trường Châu Mỹ và thị trường Đông Bắc A nên khả năng cạnh tranh hạn chế.
- Công Ty thực hiện thu mua qua nhiều tầng nấc trung gian nên không đảm bảo độ đồng đều của chất lượng gạo gây ra những sai lệnh về chất lượng trong sản xuất đối với một số chỉ tiêu. Do đó một số khách hàng khó tính không hài lòng.
2.2.3 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu:
2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài:
ØNhu cầu của nền kinh tế:
* Nhu cầu của thị trường:
Hiện nay, lúa do nông dân sản xuất được tiêu thụ làm hàng hoá theo các mức độ khác nhau tuỳ từng vùng: Đồng Bằng Sông Hồng khoảng 25 – 30%, vùng miền núi phía Bắc khoảng 8 – 10%, Vùng miền Trung và Tây Nguyên khoảng 15 – 20%, Đông Nam Bộ 55 – 60% và vùng đồng bằng Sông Cửu Long 70 – 75%. Tiêu dùng trong nước theo Tổng Cục thống Kê, giai đoạn 1998 – 2004 bình quan mức tiêu thụ của nước ta là 150 kg gạo/người/năm. Xu hướng giảm dần lượng gạo tiêu thụ trong nước diễn ra ở cả nông thôn và thành thị, tuy nhiên ở thành thị mức giảm nhanh hơn nông thôn.
Xuất khẩu: Thời kỳ 1996 – 2000, xuất khẩu 3.67 triệu tấn gạo/năm, kim ngạch là 900 triệu USD/năm. Thời kỳ 2001 – 2007, bình quâu xuất khẩu đạt 4.18 triệu tấn/năm, kim ngạch là 1.03 tỷ USD/năm, tăng 13.8% về lượng và 14.4% về giá trị so vớ thời kỳ trước.
* Thị trường gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
- Châu Á : 52.7%
- Châu Phi : 27.21%
- Châu Mĩ : 11.08%
- Cu Ba : 11.34%
Hiện nay xuất khẩu có khuynh hướng mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi. Trong những năm tới Tổng Công Ty vẫn tiếp tục mở rộng thị trường nhưng vẫn chú ý đến thị trường Châu Á có tiềm năng lớn bởi vì việc tiến tới tự túc lương thực của khu vực này còn rất khó khăn như Philippines và Indonesia, ngoài ra sự thay đổi thời tiết không thuận lợi cho việc trồng lúa ở Ấn Độ và Trung Quốc, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực của hai nước đông dân nên nhu cầu về gạo ở hai thị trường này rất cao. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng Myanmar sẽ là nước xuất khẩu gạo tiềm năng trong tương lai.
* Thị hiếu tiêu dùng của thị trường:
1. Thị trường Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lơn. Hằng năm thị trường này nhập khẩu 35 – 40% lượng gạo trao đổi của thế giới. Vì thế giá gạo tại thị trường này ảnh hưởng rất lớn đến giá giạo quốc tế.
Có thể phân loại thị trường Châu Á thành hai nhóm khách hàng chủ yếu:
- Đông Nam Á và Nam Á: Gồm những nước nhập khẩu gạo lớn như: Indonesia, Philippine, Malaysia, Bangladesh, … Các nước xuất khẩu gạo lớn như: Thailannd, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam điều có sự quan tâm đặc biệt tới thị trường này. Nhu cầu của thị trường này là gạo trắng, hạt dài, ít bạc bụng, độ ẩm thấp và xay xát kỹ. Giống lúa cho hạt dài như IR – 64 của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu thị trường này.
- Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Nhu cầu gạo của thị trường này là gạo trắng...
em xin link down với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top