Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3
1. Khái niệm về tiền lương 3
1.1. Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 3
1.2. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 3
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 4
2.1. Tiền lương danh nghĩa 4
2.2. Tiền lương thực tế 4
2.3. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa – tiền lương thực tế 4
3. Tiền lương cơ bản và tiền lương tối thiểu 5
3.1. Tiền lương cơ bản 5
3.2. Mức lương tối thiểu 5
4. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 5
4.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 5
4.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6
II. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG 8
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN LƯƠNG 9
IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG 9
1. Phương pháp tính quỹ tiền lương 9
1.1. Phương pháp tính quỹ tiền lương trước khi có chế độ mới 9
1.2. Phương pháp tính quỹ tiền lương theo chế độ mới 9
1.2.1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 11
1.2.2. Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 12
1.2.3. Xác định quỹ tiền lương thực hiện 12
1.2.5. Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch 13
2.Phương pháp quản lý quỹ tiền lương. 13
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm về tiền lương
1.1. Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tiền lương được định nghĩa. Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ do Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
Như vậy, khái niệm trên cho rằng :
Thứ nhất : Tiền lương không phải là giá cả của sức lao động vì dưới chủ nghĩa xã hội sức lao động không được coi là hàng hoá ( cả trong khu vực sản xuất – kinh doanh cũng như khu vực Nhà nước).
Thứ hai : Chế độ tiền lương trong giai đoạn mang nặng tính bao cấp, bình quân nên không khuyến khích lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động, xem nhẹ lợi ích của người lao động và không gắn lợi ích thành quả mà họ làm ra.
Từ khái niệm sai lầm trên đã dẫn đến hậu quả nặng nề cho cho nền kinh tế, biên chế nhân lực lớn, ngân sách thâm hụt do phải bao cấp tiền lương mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất sức lao động. Do đó, người lao động không hăng hái làm việc, lạm phát và tham nhũng tăng. Điều này, tất nhiên sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh thấp kém.
1.2. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Ngày nay, cùng với sự đổi mới của đất nước thì việc đổi mới cơ chế cũng phải phù hợp với các quy luật trong nền kinh tế thị trường, khái niệm về tiền lương cũng phải thay đổi theo :
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động , là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động , tuân thủ các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
ã Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân, là giá trị mới sáng tạo ra mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với giá trị sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất. (Trong đó giá trị sức lao động căn cứ vào điều kiện lao động, số lượng và chất lượng mà người lao động đã hao phí để hoàn thành công việc).
Như vậy, từ khái niệm trên cho rằng : với khái niệm thứ nhất thì tiền lương một mặt bảo đảm được nguyên lý cơ bản về tiền lương của Mác : Tiền lương biểu hiện của giá cả sức lao động của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, phát huy tối đa vai trò điều tiết của cơ chế thị trường góp phần sử dụng có hiệu quả hơn tiềm năng sức lao động , tiềm năng đất nước mà một thời đã bị sử dụng lãng phí.
ã Trong bộ luật lao động, tiền lương được định nghĩa : Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
2.1. Tiền lương danh nghĩa
Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc v.v… ngay trong quá trình lao động.
2.2. Tiền lương thực tế
Là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
2.3. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa – tiền lương thực tế
Mối quan hệ này được biểu hiện bằng công thức sau :
Itltt =
Trong đó Itltt : chỉ số tiền lương thực tế
ItlDN : chỉ số tiền lương danh nghĩa
Igc : chỉ số giá cả
Như vậy : Khi tiền lương danh nghĩa tăng lên thì tiền lương thực tế chưa chắc đã tăng, nếu chỉ số giá cả tăng nhanh hơn chỉ số tiền lương danh nghĩa. nên chỉ số giá cả tăng do đó mức sống của cán bộ công nhân viên chức thực sự bị giảm sút.
Đây là quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi tiền lương danh nghĩa của giá cả và phụ thuộc vào cá yếu tố khác nhau. Trong xã hội tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.
3. Tiền lương cơ bản và tiền lương tối thiểu
3.1. Tiền lương cơ bản
Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các mức nhu cầu sinh hoạt xã hội, mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện trung bình của từng ngành nghề.
3.2. Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là mức lương được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường,bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương lao động khác.
Theo Bộ luật lao động : Tiền lương tối thiểu bảo đảm quy định : Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
4. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
4.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương
- Đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
- Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý về tiền lương.
4.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Nguyên tắc 1 : Trả lương như nhau cho lao động ngang nhau
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Nó dùng làm thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương. Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ v.v … nhưng có mức hao phí sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau.
Nguyên tắc 2 : Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân năng suất lao động không ngừng tăng lên, đó là một quy luật. Tiền lương của người lao động cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều nhân tố khách quan.
Xét các yếu tố, các nguyên nhân trực tiếp làm tăng tiền lương và tiền lương bình quân, tiền lương tăng là do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng hiệu quả hơn v.v… Đối với tăng năng suất lao động, ngoài các yếu tố gắnliền với việc nâng cao kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức lao động như trên thì tăng năng suất lao động còn do, các nguyên nhân khác tạo ra sự đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên … Rõ ràng là năng suất lao động có khả năng khách quan tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Xét các mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương thực tế, giữa tích luỹ và tiêu dùng trong thu nhập quốc dân. Do nhu cầu tái sản xuất mở rộng đòi hỏi tốc độ tăng sản phẩm của khu vực I ( khu vực sản xuất tư liệu sản xuất ) phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm của khu vực II (khu vực sản xuất các tư liệu tiêu dùng ). Do vậy tổng sản phẩm xác hội (khu vực I cộng với khu vực II) có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của tổng sản phẩm xã hội của hai khu vực tăng nhanh hơn tốc độ sản phẩm của khu vực I. Do đó, tổng sản phẩm xã hội tính theo đầu người (cơ sở của năng suất lao động bình quân) tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản phẩm bình quân tính theo đầu người của khu vực II. (cơ sở để tính tiền lương). Trong đó, tổng sản phẩm của khu vực II mọi phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng, một phần trả lương cho người lao động dưới hình thức tiền lương.
Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương là một đòi hỏi thiết yếu.
Nguyên tắc 3 : Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
a.Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành
Do đặc điểm và tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ ở các nghề khác nhau nên trình độ lành nghề bình quân của người lao động giữa các ngành nghề cũng rất khác nhau. Điều này cũng được phân biệt trong trả lương cũng khác nhau. Như vậy, việc khuyến khích người lao động tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lành nghề và kỹ năng làm việc là rất cần thiết.
b. Điều kiện lao động
Điều lao động khác nhau có ảnh hưởng đến hao phí sức lao động trong quá trình làm việc. Những người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, hoa tốn nhiều sức lực phải được trả lương cao hơn so với những người làm việc trong điều kiện bình thường. Do đó, tiền lương bình quân trả cho người lao động làm việc ở những nơi, những ngành có điều kiện lao động khác nhau.
Để làm tăng tính linh hoạt trong trả lương phân biệt theo điều kiện lao động, người ta thường sử dụng các loại phụ cấp về điều kiện lao động để trả cho lao động ở những công việc có điều kiện làm việc rất khác nhau.
c. Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế
Nền kinh tế bao gồm rất nhiều ngành khác nhau. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển của mỗi nước mỗi ngành được xem là trọng điểm vì có tác dụng rất lớn dến phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong đó dùng tiền lương để thu hút và khuyến khích người lao động trong các ngành có ý nghĩa kinh tế quan trọng, đó là một đòn bẩy về kinh tế, cần thực hiện tốt. Ngoài tiền lương cùng các loại phụ cấp khuyến khích.
d. Sự phân bố theo khu vực sản xuất
Mỗi ngành có thể được phân bố ở những khu vực khác nhau về địa lý, kéo theo những khác nhau về đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá, tập quán. Sự khác nhau đó gây ảnh hưởng và làm cho mức sống của người lao động hưởng lương khác nhau. Để thu hút, khuyến khích người lao động làm việc những nơi có điều kiện khó khăn, phải có chính sách tiền lương thích hợp và các khoản phụ cấp, ưu đãi thoả đáng. Có như vậy mới có thể sử dụng lao động, khai thác có hiệu quả nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên ơ mọi vùng.
II. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
- Tái sản xuất sức lao động. Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều này có nghĩa : Tiền lương mà người lao động không chỉ đủ sống mà còn dư để nâng cao trình độ về mọi mặt cho bản thân họ và con cái họ, thậm chí có một phần nhỏ để tích luỹ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuanh1496

New Member
Re: [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá

Cho e xin lick down bài này với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top