razvanvoicu79

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH. 4
1.1 Khái niệm thị trường. 4
1.2 Đặc điểm của thị trường du lịch 4
1.3. Phân loại thị trường du lịch 5
1.4 Chức năng của thị trường du lịch 7
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác mở rộng thị trường du lịch 8
1.51 .Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác mở rộng thị trường du lịch 8
1.5.2 Nhân tố bên trong 11
1.6 Vai trò của nghiên cứu thị trường khách du lịch đối với hoạt động kinh doanh du lịch. 13
1.7. Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường và những yêu cầu của hoạt động mở rộng thị trường. 15
1.8. Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường của công ty. 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX(VINACONEX-ITC). 23
2.1. Thực trạng về nguồn lực của công ty 23
2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty 23
2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất và kỹ thuật của công ty 24
2.1.3. Thực trạng về tình hình tài chính của công ty 25
2.1.4. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 27
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của công ty 31
2.2.1. Thị trường truyền thống 31
2.2.2. Thị trường tiềm năng 31
2.3. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường khách du lịch nội địa của công ty. 32
2.3.1. Thực trạng về sản phẩm du lịch của công ty 33
2.3.2. Giá cả của các tour du lịch hiện nay 34
2.3.3. Thực trạng về việc phân phối sản phẩm du lịch của công ty. 35
2.3.4. Thực trạng về hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch. 36
2.3.5. Chất lượng phục vụ của nhân viên của công ty hiện nay. 38
2.4. Nhận xét chung về hoạt động mở rộng thị trường khách du lịch tại công ty. 38
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY. 45
3.1. Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường của công ty 45
3.1.1. Phương hướng mở rộng thị trường của công ty 45
3.1.2. Mục tiêu mở rộng thị trường khách du lịch của công ty 46
3.2. Phương châm hoạt động của công ty 47
3.2.1 Phương châm hoạt động đối với khách hàng 47
3.2.2.Phương châm họat động đối với đối tác. 47
3.2.3.Phương châm hoạt động đối với đội ngũ nhân viên của công ty. 48
3.3. Các giải pháp nhằm mở rộng thị trường khách du lịch nội địa của công ty. 48
3.3.1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch nội địa. 48
3.3.1.1.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường cầu. 48
3.3.1.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường cung. 50
3.3.2. Giải pháp về giá trong mở rộng thị trường khách du lịch nội địa 50
3.3.3. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. 53
3.3.4. Giải pháp tăng cường công tác tiếp thị và truyền thông. 54
3.3.5.Giải pháp mở rộng hệ thống kênh phân phối 58
3.3.6. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 60
KẾT LUẬN 63
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH.
1.1 Khái niệm thị trường.
Theo quan điểm của kinh tế chính trị học: Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giũa người mua và người bán. giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó.
Theo quan điểm của marketing: thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng một số nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
Theo nghĩa rộng thị trường là tập hợp người mua, người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường và người bán với tư cách là người tạo ra ngành.
Theo nghĩa hẹp :Thị trường là một nhóm người mua về một sản phẩm cụ thể hay dãy sản phẩm.
1.2 Đặc điểm của thị trường du lịch.
 Đặc điểm chung của thị trường du lịch.
Đặc điểm của thị trường du lịch là nơi chứa tổng cung và tổng cầu. Trên thị trường hoạt động trao đổi du lịch diễn ra trong một không gian và thời gian xác định. Và hoạt động du lịch này chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô.
 Đặc điểm riêng của thị trường du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung. Nên du lịch mang những đặc điểm khác biệt so với các ngành kinh tế khác đó là:
Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng hóa vật chất.
Trên thị trường du lịch cung - cầu chủ yếu là dịch vụ. Hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Doanh thu từ dịch vụ chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu. Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và du lịch bổ sung. Tại các nước du lịch chưa phát triển tỷ trọng giữa dịch vụ chính và du lịch bổ sung chiếm 7/3. Tại các nước du lịch phát triển ngược lại 3/7. Tỷ trọng giữa dịch vụ chính và dịch bổ sung càng nhỏ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao.
Du lịch là dịch vụ ít hiện hữu khi mua bán. Do nhu cầu của du lịch là sự thoả mãn các nhu cầu về tinh thần như: nghỉ ngơi, giải trí là chủ yếu. Ngoài ra còn thoả mãn một số nhu cầu khác như: tìm hiểu lịch sử văn hoá…Tham gia vào trao đổi còn có sự tham gia của tài nguyên du lịch, đó là giá trị của điểm đến.
Quan hệ mua bán diễn ra trong thời gian dài kể từ khi mua đến khi tiêu dùng và sau tiêu dùng. Du lịch mang tính thời vụ cao. Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra vào mùa hè, mùa lễ hội… Đó là thời điểm mà nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của mọi người tăng cao.
Du lịch là ngành kinh tế rất nhạy cảm với các biến động của môi trường không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi thế giới. Ngành kinh doanh này chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố bên ngoài nên chỉ một sự biến động nhỏ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến số lượng khách tham gia du lịch.
Sản phẩm của du lịch không thể lưu trữ, hoạt động sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Sản phẩm của du lịch là sự thoả mãn nhu cầu về tinh thần của người dân. Và khi nhu cầu của du khách xuất hiện thì nhu cầu của nhà ung ứng cũng xuất hiện.
1.3. Phân loại thị trường du lịch.
 Phân loại thị trường du lịch theo quan hệ cung cầu.
Thị trường do cầu du lịch chi phối: Đây là thị trường du lịch mà phía có nhu cầu về du lịch có sức ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp các dịch vụ du lịch.
Thị trường do cung du lịch chi phối: Trên thị trường này thì nhu cầu tham gia du lịch của người dân là rất cao nhưng việc đáp ứng nhu cầu này lại thấp do có ít các nhà cung cấp. Chính vì vậy mà nhà cung cấp sẽ có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường nay.
Thị trường cân bằng cung cầu du lịch: Đây là loại thị truờng du lịch lý tưởng mà có rất nhiều các quốc gia mong muốn. tuy nhiên trên thực tế thì thị trường này là không tồn tại.
 Phân loại thị trường du lịch theo tiêu thức địa lý.
Theo tiêu thức này thì ta có thể phân loại thị trường du lịch bao gồm thị trường quốc tế, thị trường du lịch nội địa, thị trường du lịch khu vực :Đối tượng là khách du lịch nước ngoài được phân loại dựa trên quốc tịch của họ. Ví dụ như khách Mỹ, khách Nhật, khách Trung Quốc, khách Pháp…. Thị trường trong khu vực các nước như: ASEAN, APEC…
Thị trường khách du lịch trong nước: bao gồm các tỉnh thành phố,.Thị trường nhận khách, thị trường gửi khách, thị trường thực tại và thị trường tiềm năng.
Thị trường nhận khách: Là thị trường du lịch có đặc thù là chỉ tiếp nhận khách du lịch trong nước và quốc tế. Ở thị trường này hoạt động chính là xây dựng các chương trình du lịch, quan hệ với thị trường gửi khách để phục vụ các khâu du lịch cuối cùng của tour du lịch.
Ngược lại với thị trường nhận khách thì thị trường gửi khách thì hoạt động kinh doanh chủ yếu trên thị trường là thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch hay gửi khách sang thị trường nhận khách. Do vậy ở thị trường này hoạt động có thể là toàn khâu trong tour du lịch hay là khâu đầu tiên trong tour du lịch.
Thị trường thực tại, thị trường tiềm năng: Thị trường mà công ty vẫn đang hoạt động có hiệu quả trên thị trường này. Còn thị trường tiềm năng là thị trường mà chúng ta cần khai thác thâm nhập vào để mở rộng hơn nữa thị trường thực tại.
Thị trường quanh năm, thời vụ: Là thị trường truyền thống của công ty. Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường là chủ yếu. Đồng thời thị trường này cũng là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.
 Theo thành phần sản phẩm du lịch.
Thị trường vận chuyển khách du lịch: Là thị trường chỉ hoạt động một khâu duy nhất là vận chuyển khách đến địa điểm du lịch và trên thị trường này thì nhà cung ứng sẽ được chia hoa hồng.
1.4 Chức năng của thị trường du lịch.
Chức năng thực hiện: Thị trường du lịch có chức năng thực hiện giá trị của hàng hóa và dịch vụ du lịch thông qua giá và giá trị sử dụng. Mặt khác thể hiện sự trao đổi được tiến hành thuận lợi hay khó khăn. Vì vậy chức năng này biểu hiện sự trao đổi khách trên thị trường du lịch. Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt làm cho thị trường du lịch phát triển hay tụt hậu.
Chức năng công nhận: Chức năng công nhận được thể hiện rõ bên cung cấp dịch vụ du lịch . Việc doanh nghiệp đưa sản phẩm du lịch của mình ra thị trường có được mọi người chấp nhận hay không. Còn đối với bên mua sản phẩm thì mong muốn của họ có được xã hội chấp nhận hay không. Trong tiêu dùng du lịch không phải mong muốn nào của khách cũng có thể được xã hội chấp nhận. Ví dụ: giải trí thác loạn, du lịch tình dục, đánh bạc... khó được chấp nhận hay không được chấp nhận ở Việt Nam
Chức năng thông tin: Chức năng nay phản ánh thông tin của bên cung và bên cầu. Từ những thông tin nay thì bên cung có thể đáp ứng nhu cầu một cách tốt hơn và bên cầu có thể điều tiết và tiếp cận được với những dịch vụ mới hoàn hảo hơn. Chức năng này vô cùng quan trọng đối với thị trường du lịch. Đối với người bán, thị trường cung cấp thông tin về cầu du lịch, cung du lịch và đối thủ cạnh tranh. Đối với người mua, thị trường cung cấp thông tin về điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch, chất lượng, giá cả... So với các lĩnh vực tiêu dùng khác thì tiêu dùng du lịch cần một khối lượng thông tin lớn, đa dạng, phức tạp và toàn diện hơn.
Chức năng điều tiết: Chức năng này thể hiện bằng việc đưa thị trường về trạng thái cân bằng thông qua các quy luật kinh tế.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác mở rộng thị trường du lịch.
1.51 .Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác mở rộng thị trường du lịch.
 Cơ chế quản lý của nhà nước:
Cơ chế quản lý của nhà nước phải thông thoáng, phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng hệ thống các chính sách, biện pháp nhằm điều tiết thị trường. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương chính sách và biện pháp của nhà nước tác động vào thị trường sẽ khác nhau. Song chính sách, biện pháp hay được áp dụng là: thuế, quỹ điều hoà giá cả, trợ giá, …Mỗi biện pháp có vai trò khác nhau tác động vào thị trường, song nhìn chung các biện pháp này tác động trực tiếp vào hay cung hay cầu từ đó tác động gián tiếp vào giá cả.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

wicket

Member
Re: [Free] Một số giải pháp mở rộng thị trường du lịch nội địa của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch VINACONEX(VINACONEX – ITC)

Em muốn xin tài liệu này, Thank ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Một số giải pháp mở rộng thị trường du lịch nội địa của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch VINACONEX(VINACONEX – ITC)

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top