Luk

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học: Luận văn ThS. Khảo cổ học: 60 22 60
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Khảo cổ học
Móng kiến trúc
Thời Lý
Thời Trần
Thời Hồ
Miêu tả: 108 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Khảo cổ học -- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu những dấu vết móng kiến trúc có niên đại thời Lý, Trần, Hồ phát hiện qua điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm trên địa bàn một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa. Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua các tiêu chí: loại hình, cấu trúc, thành phần vật liệu cấu tạo, kỹ thuật xây dựng, diễn biến
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ VÀ BẢN ẢNH ............4
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................19
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN .................................................19
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..............................................................................20
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................20
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................24
5. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.......................................25
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN............................................................................25
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU ..................................................................27
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN................................27
1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ................................................................................33
1.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................41
CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MÓNG KIẾN TRÚC THỜI LÝ, TRẦN,
HỒ.............................................................................................................................43
2.1 THỜI LÝ..........................................................................................................43
2.1.1 Móng nền ..................................................................................................43
2.1.2 Móng cột...................................................................................................53
2.1.3 Tiểu kết về móng kiến trúc thời Lý ..........................................................58
2.2 THỜI TRẦN ....................................................................................................61
2.2.1 Móng nền ..................................................................................................6
2.2.2 Móng cột...................................................................................................66
2.2.3 Tiểu kết về móng kiến trúc thời Trần .......................................................70
2.3 THỜI TRẦN-HỒ.............................................................................................72
2.3.1 Móng nền ..................................................................................................73
2.3.2 Móng cột...................................................................................................74
2.3.3 Tiểu kết về móng kiến trúc thời Trần-Hồ.................................................75
2.4 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...................................................................................76
CHƯƠNG 3 DIỄN BIẾN VÀ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÓNG
KIẾN TRÚC THỜI LÝ, TRẦN, HỒ.....................................................................80
3.1. DIỄN BIẾN CỦA MÓNG KIẾN TRÚC THỜI LÝ, TRẦN, HỒ ...................80
3.1.1 Về mặt loại hình........................................................................................80
3.1.2 Về vật liệu.................................................................................................84
3.1.3 Về kỹ thuật xây dựng................................................................................86
3.2. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÓNG KIẾN TRÚC THỜI LÝ, TRẦN,
HỒ .........................................................................................................................86
3.2.1 Về phƣơng diện kiến trúc .........................................................................86
3.2.2 Về phƣơng diện văn hóa...........................................................................89
3.2.3 Giá trị thực tiễn .........................................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT VÀ TƯ LIỆU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN ....................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
1.1. Văn hóa vật chất, cơ sở đầu tiên của đời sống con người, biểu hiện
những điều kiện sinh sống và trình độ phát triển xã hội của một dân tộc. Trước khi
sáng tạo ra những quan hệ xã hội và văn hóa tinh thần, con người phải giải quyết
những nhu cầu vật chất cho mình. Vì vậy nghiên cứu văn hóa vật chất có một vai
trò đặc biệt quan trọng.
Kiến trúc cổ là một trong những đề tài quan trọng và phức tạp của văn hóa
vật chất. Nó trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: kiến trúc, khảo
cổ học, nghệ thuật học, dân tộc học…
1.2 Đối với bất kỳ một công trình kiến trúc nào thì yêu cầu công năng, kết
cấu vật liệu, hình tượng kiến trúc là những yếu tố cấu thành cơ bản. Trong đó, kết
cấu chính là xương cốt của kiến trúc.
Cho tới nay, người ta vẫn có chiều hướng tập trung nghiên cứu về mặt hình
thể kiến trúc mà không chú ý nhiều đến vấn đề kết cấu vật liệu. Thế nhưng mọi
người đều biết chúng phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau. Rõ ràng những vấn đề về kết cấu thường giới hạn nét thể hiện của
kiến trúc.
1.3 Nền móng là một trong nhiều yếu tố có ảnh hưởng lớn tới tính bền vững
của các công trình kiến trúc. Sự ổn định, bền vững của công trình phụ thuộc chủ yếu
vào nền và móng. Nó phải rắn chắc tới mức có thể làm được mà quy mô của công
trình đòi hỏi. Tuy nhiên nếu xây dựng móng qúa kiên cố và gia cường nền qúa chắc
chắn sẽ gây sự lãng phí không cần thiết. Vì vậy, giải quyết tốt bài toán về nền và
móng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xây dựng công trình cả về kinh tế và kỹ thuật.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
1.4 Nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam thời Lý, Trần, Hồ đánh dấu một mốc
son trong lịch sử kiến trúc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên đến nay, do nhiều
nguyên nhân khác nhau như điều kiện môi trường, chiến tranh loạn lạc, phần còn lại
chủ yếu để tìm hiểu nền nghệ thuật kiến trúc thời kỳ này chỉ là những dấu vết nền
móng. Đã có những bài viết đề cập đến những dấu vết nền móng kiến trúc thời kỳ
Lý, Trần, Hồ nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình tổng hợp nào về vấn
đề này.
1.5. Ham muốn nghiên cứu về kiến trúc truyền thống đặc biệt là nền móng
kiến trúc cổ luôn được nuôi dưỡng trong tác giả từ khi còn học tập tại giảng đường
đại học. Những lý do khách quan và chủ quan như vậy đã khiến chúng tui không
ngần ngại chọn đề tài luận văn là: Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu
khảo cổ học.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Bước đầu tập hợp và hệ thống hóa nguồn tư liệu từ trước đến nay về
móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua khai quật khảo cổ học, nhằm cung cấp cho
các nhà nghiên cứu và người quan tâm những tư liệu và hiểu biết tương đối đầy đủ
nhất hiện nay về vấn đề móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học.
2.2. Trên cơ sở tư liệu về móng kiến trúc và các nguồn tư liệu khác, luận văn
bước đầu tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ
qua các tiêu chí: loại hình, cấu trúc và thành phần vật liệu cấu tạo, kỹ thuật xây
dựng, diễn biến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đã được chỉ rõ trong tên đề tài. Đối tượng
chính của luận văn là những dấu vết móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ được phát21
hiện từ trước tới nay qua các cuộc điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tui chủ yếu đề cập đến những dấu vết
móng kiến trúc có niên đại thời Lý, Trần, Hồ phát hiện được qua điều tra, thám sát,
khai quật khảo cổ học tại các địa điểm trên địa bàn một số tỉnh, thành phố như Hà
Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hóa. Trong số những vùng đất này, có nơi là quê hương của những vị
vua sáng lập ra các vương triều Lý, Trần hay là kinh đô của quốc gia Đại Việt, Đại
Ngu trong lịch sử. Theo như hiểu biết hiện nay, hoạt động khai quật khảo cổ học tại
những địa điểm, khu vực sau trên địa bàn các tỉnh, thành phố nói trên đã phát hiện
được những dấu vết móng kiến trúc có niên đại thời Lý, Trần, Hồ, đó là:
- Địa điểm 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội - Khu di tích Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long.
- Di tích đàn Nam Giao, Hà Nội.
- Di tích Đoan Môn, Hà Nội.
- Địa điểm chùa Báo Ân, Hà Nội.
- Địa điểm chùa Phật Tích (Vạn Phúc Tự), Bắc Ninh.
- Địa điểm đền Cầu Từ, Bắc Giang.
- Địa điểm chùa Lạng (Viên Giác Tự), Hưng Yên.
- Di tích tháp Tường Long, Hải Phòng.
- Di tích Thái Lăng, Đông Triều, Quảng Ninh.
- Địa điểm đền Thái, Đông Triều, Quảng Ninh.
- Di tích tháp Vạn Phong Thành Thiện (tháp Chương Sơn), Nam Định.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi22
- Khu vực đền Trần - chùa Tháp Phổ Minh, Nam Định.
- Địa điểm Ghềnh Tháp, Ninh Bình.
- Di tích Ly Cung, Thanh Hóa.
- Địa điểm thành nhà Hồ, Thanh Hóa.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn sẽ là 15 địa điểm nói trên.
Tuy nhiên, đối với các địa điểm 18 Hoàng Diệu, địa điểm đàn Nam Giao, khu vực
đền Trần-chùa Tháp, Thái Lăng, đền Thái, đối tượng nghiên cứu lại có những giới
hạn nhất định cụ thể như sau:
Tại địa điểm 18 Hoàng Diệu - Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng
Long do tình hình di tích vẫn đang trong qúa trình chỉnh lý nghiên cứu nên đối với
di tích này, ngoài tư liệu về hố A5 mà tác giả là người trực tiếp khai quật, chúng tôi
chủ yếu sử dụng những phiếu miêu tả di tích ở khu A do tập thể cán bộ đang làm
việc tại đây xây dựng. Bên cạnh đó, do các loại hình móng cột phát hiện được ở khu
A có cấu tạo hết sức đa dạng và phong phú, trong cùng một móng cột, giữa các
phần đôi khi cũng có sự khác biệt nhất định, chúng tui cho rằng nếu chỉ dựa vào đặc
điểm cấu tạo bề mặt phần còn lại của móng cột để tiến hành phân chia loại hình là
không thật sự thỏa đáng. Do vậy, sự phân chia các loại hình móng cột ở khu A trong
khuôn khổ luận văn này chỉ áp dụng cho những móng cột đã được nghiên cứu mặt
cắt cấu tạo. Qua đó, chúng tui cố gắng mang lại cho người đọc những thông tin cơ
bản nhất về một số loại hình móng cột phát hiện được ở đây.
Tại địa điểm đàn Nam Giao, Hà Nội, hai dấu vết móng cột ở Hố 1 không thật
sự rõ ràng, móng cột số 42 đã bị phá hủy chỉ còn dấu vết nền đất chân móng cột. Do
vậy, 52 móng cột còn lại sẽ là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Tại địa điểm đền Cầu Từ, qua hai lần khai quật, theo những người phụ trách
khai quật đã phát hiện được tổng số 18 dấu vế
3.1.3 Về kỹ thuật xây dựng
Như đã nói ở trên, theo chúng tôi, để tạo móng kiến trúc có ba loại hình kỹ
thuật xây dựng cơ bản. Đó là đổ-đầm, xếp và xây móng. Với tình hình tư liệu hiện
nay, có thể thấy người thời Lý, Trần, Hồ chủ yếu sử dụng kỹ thuật đổ-đầm móng.
Kỹ thuật xếp móng cũng tồn tại trong thời Lý, Trần, Hồ nhưng không thật sự phổ
biến. Lớp gạch ở móng cột tại hố C3, địa điểm 18 Hoàng Diệu, lớp móng đá bên
dưới chân tháp Phổ Minh, lớp đá phiến đóng vai trò móng bó nền ở Ly Cung, hay
lớp đá khối phía dưới chân tường thành nhà Hồ có thể được xem là dấu ấn của kỹ
thuật này. Đối với kỹ thuật đổ-đầm móng, các loại hình vật liệu được đổ, đầm vào
hố móng và mỗi một thời kỳ cũng có những khác biệt nhất định. Điều này được thể
hiện khá rõ ở loại hình móng cột. Móng cột thời Lý, các loại vật liệu chủ yếu được
đầm thành từng lớp riêng biệt, đầm rất kỹ nên móng cột hết sức chắc chắn. Sang
đến thời Trần, về cơ bản vẫn tiếp thu và kế thừa trình độ phát triển kỹ thuật tạo
móng của người thời Lý. Các lớp vật liệu cũng được đầm thành lớp, nhưng không
kỹ như móng cột thời Lý.
Tóm lại, trên đây là những nhận xét bước đầu về diến biến móng kiến trúc
thời Lý, Trần, Hồ. Với tình hình tư liệu như hiện nay, đưa ra một trật tự chính xác
diễn biến của loại hình móng kiến trúc qua các thời Lý, Trần, Hồ là không thật sự
thuyết phục. Chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn nữa để xây dựng và kiểm chứng trong
tương lai. Đây là một quá trình nhận thức lâu dài.
3.2. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÓNG KIẾN TRÚC THỜI
LÝ, TRẦN, HỒ
3.2.1 Về phƣơng diện kiến trúc87
Một trong nhiều giá trị nổi bật của việc nghiên cứu móng kiến trúc đó là góp
phần nhận thức được bố cục mặt bằng của những di tích đã từng tồn tại, đặc biệt đối
với kiến trúc cổ truyền của người Việt. Bởi, như đã nói ở trên, dưới góc độ kỹ thuật
học, kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung kết cấu gỗ,
với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột. Tải trọng của công trình được phân tán qua hệ
cột nên chân các cột được gia cố bằng các chân tảng làm bằng đá có kích thước lớn
gấp nhiều lần đường kính cột gỗ. Đáng chú ý, khảo cổ học đã phát hiện được những
hố móng bên dưới các chân tảng này. Có thể nói, móng cột là vết tích còn lại nhiều
nhất và là đặc trưng cơ bản để nhận diện quy mô, cấu trúc của các di tích kiến trúc
thời Lý, Trần, Hồ. Vì đa phần dấu vết của những công trình kiến trúc của một thuở
“vàng son” này cho đến nay chỉ còn là dấu vết nền móng.
Do vậy, việc nghiên cứu móng cột kết hợp với các loại hình móng kiến trúc
khác như móng bó nền, móng bậc cấp cho phép chúng ta nhận thức được mặt bằng
của các công trình kiến trúc cổ. Vị trí mỗi móng cột là một cột gỗ và như thế có thể
nhận rõ được quy mô, mặt bằng tổng thể của kiến trúc đó qua số lượng và sự phân
bố của các móng cột này. Vấn đề là phải nhìn ra được mối quan hệ giữa các móng
cột theo các trục tương ứng.
Trên cơ sở nghiên cứu những dấu vết móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ,
chúng ta đã biết được một số dạng mặt bằng cơ bản của các công trình kiến trúc thời
kỳ này như sau: Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật-kiểu mặt bằng kiến trúc phổ biến
nhất, mặt bằng kiến trúc gần vuông, mặt bằng kiến trúc kiểu “lục giác”, “bát giác”
hình chữ Công...
Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật: Đây là loại mặt bằng kiến trúc rất phổ
biến trong dân gian với chiều dài thường gấp đôi chiều rộng. Ở nước ta, kiến trúc
hình chữ nhật sớm nhất đã biết là hình nhà trên trống đồng và cho đến nay dấu vết
kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật được tìm thấy nhiều nhất. Có thể nói, kiến trúc
hình chữ nhật là kiến trúc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt, tại địa điểm 18
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi88
Hoàng Diệu, trên cơ sở nghiên cứu những dấu vết móng cột, các nhà khảo cổ học đã
xác định được các kiểu khác nhau của kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật như:
- Mặt bằng nhiều gian, vì nhà có 6 hàng cột ở kiến trúc khu A1. Trong đó,
khoảng cách giữa hai hàng cột cái trong một vì là 6,2-6,8m, khoảng cách giữa cột
quân và cột cái là 2,6-2,9m, khoảng cách giữa cột quân và cột hiên là 1,5-1,7m,
bước gian 5,3-5,8m, gian giữa rộng 6m.
- Mặt bằng 13 gian, vì nhà có 3 hàng cột ở hố B3
- Mặt bằng nhiều gian, vì nhà có 3, 7 hàng cột ở hố A20. Đặc biệt công trình
nhiều gian ở hố A20 là một công trình kiến trúc lớn có kết cấu 7 hàng cột. Theo tính
toán của các nhà khảo cổ học thì công trình này có khả năng có 11 gian và diện tích
công trình khoảng trên 2300m2. Dựa vào sự kiên cố của hệ thống móng cột, kiến
trúc này được xác định có nhiều tầng mái.
- Mặt bằng nhiều gian, vì nhà có 4 hàng cột ở các hố D4, D5, D6.
Mặt bằng tứ giác gần vuông: Đây là dạng mặt bằng phổ biến của các tháp
thời Lý, Trần. Ngoài ra, dấu vết móng bó nền ở địa điểm chùa Lạng, di tích Ly
Cung cũng cho thấy Phật điện chùa Lạng và chùa Kim Âu có mặt bằng từ giác gần
vuông. Hệ thống móng bậc cấp tại địa điểm chùa Lạng còn cho thấy Phật điện chùa
Lạng thời Lý là một kiến trúc 3 cấp, mở 4 cửa ở 4 hướng.
Mặt bằng kiến trúc hình chữ Công: Hầu hết các chùa cổ hiện nay còn tồn
tại như Trấn Quốc, Viên Minh, Vĩnh Nghiêm, Cảm Ứng, Vạn Phúc, Chiêu Thiền,
Phổ Minh, Thần Quang đều có cấu trúc hình chữ Công. Với việc phát hiện móng bó
nền của một công trình kiến trúc hình chữ Công ở địa điểm đàn Nam Giao, Hà Nội
có niên đại thời Lý cho thấy loại hình kiến trúc mang tính chất truyền thống của đặc
trưng kiến trúc tôn giáo trong một giai đoạn lịch sử ở nước ta này xuất hiện từ khá
sớm.89
Mặt bằng kiến trúc “lục giác” “bát giác”: Phát hiện được tại địa điểm 18
Hoàng Diêu và cho đến nay, quan điểm về kiểu dáng và chức năng của kiến trúc
“lục giác” vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Các chuyên
gia Nhật Bản cho rằng đây là kiến trúc kiểu cột cờ giống như Nara hay kiến trúc
tháp nhiều tầng liên quan đến tôn giáo. Dựa vào bình diện mặt bằng, kết hợp so
sánh với kiến trúc cổ Trung Quốc, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng đây là
kiến trúc lầu gác được xây dựng phục vụ cho việc thưởng ngoạn trong Hoàng cung
đương thời.
Ngoài việc giúp chúng ta biết được mặt bằng, kết cấu, việc nghiên cứu móng
kiến trúc thời kỳ này, đặc biệt là các loại hình móng cột, móng bó nền, móng nền
tường còn giúp chúng ta hiểu được quy mô của công trình kiến trúc, phương vị,
thước đo, mật độ xây dựng hay diện mạo qui hoạch kiến trúc của từng khu vực cụ
thể. Chẳng hạn ở địa điểm 18 Hoàng Diệu, những móng cột thời Lý được đầm rất
chặt, quy chỉnh, một số có kích thước rất lớn, sức chịu tải cao, cho thấy quy mô to
lớn, đồ sộ của những cung điện, lầu các đã từng tồn tại khi xưa ở khu vực này. Sang
đến thời Trần, móng cột có kích thước nhỏ hơn, đầm nện không kỹ như móng cột
thời Lý, cho thấy quy mô của công trình không lớn. Cũng tại địa điểm này, các nền
móng kiến trúc cắt phá, đan xen nhau cho thấy mật độ xây dựng diễn ra khá sôi
động tại đây…
Ngoài ra việc nghiên cứu móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ cũng góp nhiều
giá trị cho việc tìm hiều nhiều khía cạnh khác nữa của nền nghệ thuật kiến trúc thời
kỳ này như loại hình vật liệu, kỹ thuật xây dựng…
3.2.2 Về phƣơng diện văn hóa
Kiến trúc cổ là một trong những đề tài quan trọng và phức tạp của văn hóa
vật chất. Trên cơ sở nghiên cứu những di tích khảo cổ học, dấu ấn văn hoá vật chất
của từng thời kỳ cụ thể, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm về văn hóa của thời
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi90
kỳ đã sản sinh ra nó. Những dấu vết kiến trúc của thời Lý để lại cho chúng ta đa
phần là những dấu vết kiến trúc Phật Giáo điều đó cho thấy Phật giáo đã đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Tiếp theo thời Đinh, Tiền
Lê, Phật giáo không những được coi trọng mà tiến đến vị trí quốc giáo.
Nghiên cứu kiến trúc nói chung và nghiên cứu móng kiến trúc nói riêng cũng
cho thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu
vực. Loại hình mặt bằng kiến trúc tứ giác gần vuông có nguồn gốc từ Ấn Độ theo
Phật Giáo truyền qua Trung Quốc, Miến Điện, Inđônêxia, Campuchia, và Việt Nam.
Văn hóa vật chất thời Lý chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.
Song cho dù tiếp thu từ bất kỳ nền văn hóa nào, người Việt Nam biết nhào nặn
những yếu tố bên ngoài trên một nền tảng văn hóa vững vàng của mình để cho nó
thể hiện một phong cách dân tộc không thể trộn lẫn được. Thời Trần, các kiến trúc
của Nho giáo, Đạo giáo miếu đền tiếp tục phát triển, song chủ yếu vẫn là các kiến
trúc Phật giáo.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, mang
đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc tìm về và nghiên cứu những biểu hiện của bản
sắc dân tộc thực sự trở thành một nhu cầu cấp bách. Bản sắc văn hoá của một dân
tộc được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống tinh thần và vật chất xã hội của dân
tộc ấy. Tìm hiểu, nghiên cứu móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ - một thời kỳ vàng
son, đóng góp nhiều giá trị cho việc hình thành và xây dựng diện mạo nền văn hóa
Việt Nam - là một trong những ngả đường tìm về Cội nguồn, về Bản sắc văn hoá
dân tộc.
3.2.3 Giá trị thực tiễn
Nghiên cứu móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ đóng góp nhiều giá trị cho việc
phục dựng, trùng tu những công trình kiến trúc của thời kỳ “vàng son” này. Các tài
liệu thư tịch cổ ghi chép rất nhiều về những công trình kiến trúc, về hoạt động xây91
dựng trong các thời Lý, Trần, Hồ. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đa phần
dấu ấn của một nền nghệ thuật kiến trúc huy hoàng trong lịch sử dân tộc này chỉ còn
là những vết mờ ẩn chìm dưới lòng đất. Một vài di tích thời kỳ này còn tồn tại cho
đến ngày nay, nhưng trải qua thời gian dài với sự khắc nghiệt của thời gian và khí
hậu, đã và đang xuống cấp. Nhu cầu về bảo tồn, trùng tu, phục dựng lại những công
trình kiến trúc thời kỳ này là rất lớn. Với những nhận thức có được từ việc nghiên
cứu móng kiến trúc, chúng ta có thể biết được phần nào diện mạo của công trình
kiến trúc dưới nhiều góc độ như bố cục mặt bằng, quy hoạch, quy mô, kết cấu, vật
liệu và kỹ thuật xây dựng... Trên cơ sở đó, kết hợp với những ghi chép trong những
tài liệu thư tịch cổ, so sánh liên hệ với những công trình đang còn hiện hữu, chúng
ta cố gắng phục dựng lại nó một cách chân xác nhất.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi92
KẾT LUẬN
Nghệ thuật kiến trúc Việt Nam thời Lý, Trần, Hồ đã đóng góp những giá trị
quan trọng cho nền nghệ thuật kiến trúc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên đến
nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời gian, điều kiện môi trường, chiến
tranh loạn lạc, phần còn lại chủ yếu để tìm hiểu nền nghệ thuật kiến trúc thời kỳ này
chỉ là những dấu vết nền móng.
Từ khá sớm, có thể nói từ những năm ngay sau ngày thành lập, Viện Khảo
cổ học đã có những đầu tư, quan tâm nghiên cứu đến dấu vết nền móng kiến trúc
của các thời kỳ trong lịch sử, đặc biệt là thời kỳ Lý, Trần, Hồ. Và cho đến nay, sau
hơn 40 năm, khảo cổ học đã phát hiện được nhiều dấu vết nền móng kiến trúc thời
Lý, Trần, Hồ với 5 loại hình cơ bản. Đó là móng tháp, móng tường, móng bó nền,
móng bậc cấp và móng cột. Vật liệu được sử dụng đầm tạo móng bao gồm nhiều
loại hình khác nhau như đất (chủ yếu là đất sét), gạch, ngói, sỏi, đá, gốm, sành, bao
nung. Các loại hình móng thời kỳ này, chủ yếu là sự kết hợp của hai, ba, bốn loại
vật liệu nói trên.
Từ những phân tích ở chương 2 và chương 3, có thể thấy giữa móng cột và
móng nền tháp có những tương đồng nhất định. Các loại hình vật liệu tham gia tạo
móng thường được đầm thành từng lớp riêng biệt. Điều này có thể do tải trọng của
công trình phía trên móng lớn, phân bố tập trung tại một khu vực nhất định nên việc
đầm các loại vật liệu thành từng lớp sẽ làm tăng sức chịu tải của móng. Bên cạnh
đó, đã có dấu hiệu cho thấy sự tham gia muộn hơn của cuội nhỏ, đá khối, đá dăm
vào trong thành phần cấu tạo của móng kiến trúc so với các loại vật liệu khác.
Dường như, sang đến giai đoạn Trần, Hồ, các loại vật liệu này mới được sử dụng
phổ biến hơn.93
Từ xa xưa nhất của xã hội loài người, kiến trúc đã có mối quan hệ chặt chẽ
với môi trường thiên nhiên. Con người đã bắt buộc phải giải quyết những vấn đề
xây dựng cho phù hợp với những điều kiện khí hậu và vật liệu xây dựng địa
phương, sự thích nghi với điều kiện của khu vực đã trở thành một nguyên tắc chủ
yếu của kiến trúc. Hay nói cách khác, giải quyết mối quan hệ tác động giữa những
yếu tố môi trường với kiến trúc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qúa trình thiết kế của mọi
công trình kiến trúc. Do đặc điểm khí hậu của từng vùng có những nét khác biệt
nhất định nên những công trình kiến trúc ở các khu vực đó cũng có những nét cấu
tạo khác nhau để thích ứng với điều kiện môi trường xung quanh khu vực đó. Bởi
thế, lịch sử phát triển về kiến trúc là một qúa trình phát triển và hoàn thiện các công
trình kiến trúc để thích nghi hơn với điều kiện môi trường ở mỗi vùng. Có thể nói
kiến trúc là sản phẩm của môi trường, phản ánh đặc điểm của môi trường. Các yếu
tố môi trường của mỗi khu vực quyết định các giải pháp và hình thức kiến trúc ở
từng địa phương.
Như vậy dưới một góc độ nhất định, kiến trúc là sản phẩm của môi trường
nhưng trong luận văn này, chúng tui chưa giải quyết được mối quan hệ tác động
giữa yếu tố môi trường với móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ, chưa xem xét các dấu
vết móng kiến trúc thời kỳ này trong những điều kiện cảnh quan môi trường nhất
định.
Bên cạnh đó, chúng tui chưa đặt móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ trong một
không gian và thời gian rộng hơn, chưa xem xét mối quan hệ của nó với móng kiến
trúc thời trước và sau nó không chỉ trong phạm vi không gian nước Việt Nam mà
còn cả với khu vực Đông Bắc và Đông Nam châu Á. Bởi “Việt Nam, ngã tư của các
dân tộc và văn minh” sớm là đầu mối giao thông đường biển quan trọng, nên có
quan hệ về nhiều mặt với các quốc gia trong khu vực.
Đây chính là hai trong nhiều hạn chế của luận văn. Hy v
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
giúp mình với ạ, mình down không được ạ, báo máy chủ lỗi và tệp bị hỏng ạ, mình Thank ad nhiềuuu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top