daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC ---o0o---
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU ...............................................................................................................3
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài ........................................................................................ 3
1.2 Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................4
1.3 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................... 4
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:...................................................................................... 4
1.5 Kết cấu của Đề tài...................................................................................................5
2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN............................................6
2.1 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái: ............................ 6
2.2 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô khác: .... 18
3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................36
3.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô: .................. 36
3.2 Dữ liệu nghiên cứu: .............................................................................................. 43
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:.................................................................................... 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................49

4.1 Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian: ........................ 49
4.2 Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến: ........................................ 52
4.3 Ƣớc lƣợng mối quan hệ ngắn hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến
kinh tế vĩ mô theo mô hình ARDL:................................................................................53
5. KẾT LUẬN VÀ NGỤ Ý CHÍNH SÁCH ................................................................55 Phụ lục

1. 2.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index) Biểu đồ 3.2: Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (USD/VND) Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam (%)
Biểu đồ 3.4: Diễn biến giá dầu thế giới (OP)
1. 2. 3. 4.

1
TÓM TẮT
Thị trường chứng khoán là định chế tài chính cao nhất của một nền kinh tế phát triển. Những biến động thăng trầm của thị trường với những rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận vượt trội luôn là những chủ đề hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam với tuổi đời chưa nhiều nhưng đã mang lại không ít niềm vui và nổi buồn cho những ai quan tâm đến chứng khoán từ khi thị trường ra đời cho đến nay.
Trong số các yếu tố tác động lên sự biến động của thu nhập từ thị trường chứng khoán, thì các yếu tố thuộc về chính sách vĩ mô đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IP), lãi suất, cung tiền và tỷ giá hối đoái ... đã thu hút nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các học giả. Tuy nhiên, các kết luận xung quanh mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đối với chỉ số giá chứng khoán không có một sự thống nhất rõ ràng giữa các nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục nhập siêu, cộng với áp lực từ nhu cầu vàng trong nước... đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, trong khi đó dự trữ ngoại tệ tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, điều đó tạo áp lực lên các cơ quan điều hành trong vấn đề kiểm soát tỷ giá giữa VND và USD. Thực tế cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến khá nhiều yếu tố kinh tế xã hội như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, nợ quốc gia, tâm lý của người dân đối với việc nắm giữ đồng nội tệ và tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế,... Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” để làm rõ sự ảnh hưởng của một số yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu lên thu nhập từ thị trường chứng khoán. Luận văn sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng kết hợp với phương pháp phân tích đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến

2
chỉ số VN-INDEX trong mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, tại Việt Nam có tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến trong nghiên cứu. Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái và giá dầu có tác động tích cực lên giá chứng khoán, ngược lại lạm phát có tác động ngược chiều. Trong ngắn hạn, tác động của tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá chứng khoán dường như không tồn tại, trong khi đó giá dầu có tác động tích cực lên giá chứng khoán, ngoài ra lạm phát có mối quan hệ nhân quả hai chiều với chỉ số giá chứng khoán.

3
1. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài
Kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 1985 – 1999 lần lượt đạt 6,4%/năm và 4,5%/năm; đạt 7,0% và 5,7% trong giai đoạn 2000 - 2012 (Worldbank Indicators, 2013). Với sự kiện thành lập được thị trường giao dịch chứng khoán chính thức vào năm 2000 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, Chính Phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách huy động các nguồn lực tài chính bao gồm cả trong nước và ngoài nước, trong đó dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế (Solow, 1956).
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của thương mại, đầu tư, tự do hóa ngành Tài chính và thể hiện rõ nhất là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán . Thành tựu quan trọng mà thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được kể từ khi tham gia WTO chính là sự gia tăng đáng kể của dòng vốn đầu tư vào thị trường trong nước. Trong số các nhân tố tác động đến sự thay đổi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì sự ổn định tỷ giá hối đoái là một nhân tố khá quan trọng. Sự thay đổi dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái. Trên cơ sở đó, đề tài “Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” sẽ góp phần bổ sung thêm các kết quả thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa các biến vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lạm phát, giá dầu và chỉ số giá chứng khoán.
Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian của chỉ số giá chứng khoán ( thay mặt là Vn-Index) và tỷ giá hối đoái USD/VND trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013. Bài viết cung cấp và phân tích các số liệu để tìm hiểu

4
các lựa chọn chính sách của Việt Nam, từ đó gợi ý một số giải pháp chính sách nhằm hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững.
1.2 Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index) và tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu thô.
Mục tiêu nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi sau:
Xác định liệu có hay không mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu thô trong trường hợp tại Việt Nam ?
Ngoài tác động của tỷ giá hối đoái, các biến số kinh tế khác như : lạm phát và giá dầu lên chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam như thế nào ?
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013.
Dữ liệu gồm chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (USD/VND), chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam và giá dầu thế giới được cung cấp từ Bloomberg, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng cục thống kê.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đầu tiên, Nghiên cứu áp dụng kiểm định ADF và PP được đề xuất bởi Dickey and Fuller (1979, 1981) và Phillips-Perron (1988) để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu.
Tiếp theo, Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến bằng phương pháp ARDL.
Cuối cùng, Tác giả ước lượng mối quan hệ ngắn hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô theo mô hình ARDL.

5
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview 6.0 để thực hiện các kiểm định và ước lượng cho dữ liệu chuỗi thời gian tại Việt Nam.
1.5 Kết cấu của Đề tài
Đề tài được thực hiện sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu trong trường hợp của Việt Nam với dữ liệu được sử dụng là dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013.
Đề tài gồm có 5 phần như sau:
Phần Giới thiệu sẽ được tác giả giới thiệu tóm tắt các nội dung quan trọng của Nghiên cứu như tính cấp thiết của Đề tài, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của Nghiên cứu.
Phần thứ hai, tác giả sẽ giới thiệu tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan làm cơ sở lý thuyết cho Nghiên cứu này.
Phần thứ ba, tác giả sẽ giới thiệu về dữ liệu nghiên cứu, tổng quan về thị trường chứng khoán và các biến số kinh tế vĩ mô, phương pháp nghiên cứu của Đề tài.
Phần thứ tư, tác giả sẽ trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu của Đề tài.
Trong phần thứ năm, tác giả sẽ tóm tắt các kết luận của Nghiên cứu này, ngụ ý đối với các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, mà cụ thể là chính sách về tỷ giá hối đoái, kiểm soát lạm phát tại Việt Nam.

6
2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN
2.1 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái:
2.1.1 Nghiên cứu của Abdalla, I.S.A và Murinde V. (1997) – Exchange Rate and Stock Price Interactions in emerging Financial Markets: Evidence of India, Korea, Pakistan and Philippines
Mục đích chính: Abdalla và Murinde (1997) nghiên cứu các mối tương tác giữa các tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá chứng khoán trên các thị trường tài chính của 4 quốc gia mới nổi bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan và Philippines. Động cơ thúc đẩy để thiết lập các mối quan hệ nhân quả giữa từ sự truyền dẫn giá cả vào thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán, các mối quan hệ này ngụ ý cho những cố gắng đang diễn ra để phát triển thị trường chứng khoán trong các nền kinh tế mới nổi đồng thời với sự dịch chuyển chính sách hướng tới tỷ giá hối đoái thả nổi một cách độc lập.
Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 01 năm 1985 tới tháng 07 năm 1994 cho các biến trong mô hình là các chỉ số giá chứng khoán của các quốc gia và chỉ số thị trường chứng khoán IFC được thu thập từ Datastream và tỷ giá hối đoái thực hàng tháng (REER) được cung cấp từ công ty Morgan Guaranty Trust tại New York. Lý thuyết về chỉ số tỷ giá hối đoái thực theo Rhomberg (1981).
Đầu tiên, các Tác giả sử dụng kiểm định ADF theo Augmented Dickey-Fuller (1979) để kiểm tra nghiệm đơn vị của các chuỗi dữ liệu. Kết quả kiểm định cho thấy, chuỗi dữ liệu của tất cả các biến không dừng ở bậc gốc và chỉ dừng sau khi lấy sai phân bậc 1. Tiếp theo, Nghiên cứu áp dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết theo Engle and Granger (1987) để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến quan sát. Sau đó, các Tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa các biến theo 2 phương pháp: 1) Kiểm định nhân quả Granger chuẩn được thực hiện cho các biến không có mối quan hệ đồng liên kết (tại Hàn Quốc và Pakistan); 2) Kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình ECM cho các biến có mối quan hệ đồng liên kết (tại Ấn Độ và Philippines) vì sử dụng hình thức tự hồi quy vector chuẩn để sai phân dữ liệu đối với các biến có mối

7
quan hệ đồng liên kết là sai quy định theo MacDonald and Kearney (1987); Miller and Russek (1990); Lyons and Murinde (1994).
Trước khi áp dụng kiểm định nhân quả Granger, các Tác giả cũng đã xác định độ trễ tối ưu cho mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn gồm Akaike’s final prediction error criterion (FPE), Akaike’s information criterion (AIC) and the Schwartz- Bayes information criterion cho các kết quả trái ngược nhau. Do vậy, các Tác giả đã đề xuất chọn độ trễ tối ưu theo tiêu chuẩn R2. Ngoài ra, Nghiên cứu cũng thực hiện các kiểm định White, kiểm định Glejser and Ramsey để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi; kiểm định Lagrange multiplier (LM) để kiểm tra hiện tượng tự tương quan; kiểm định phá cấu trúc Chow.
Cuối cùng, các Tác giả kiểm định các mối tương tác giữa 4 thị trường tài chính mới nổi bằng cách tính toán hệ số tương quan của các mức thu nhập trên các thị trường. Theo Pindyck and Rubinfeld (1991, p. 64), phương pháp tương quan không liên quan đến giả định ngầm của quan hệ nhân quả trong phân tích hồi quy, tuy nhiên các mối tương quan này có thể làm sáng tỏ những cơ hội cho các nhà đầu tư trong vấn đề đa dạng hóa trên các thị trường này, và về những tác động của sự đa dạng hóa đối với các Nghiên cứu về quan hệ nhân quả từ tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá chứng khoán.
Kết quả nghiên cứu: Abdalla và Murinde (1997) đã làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa các tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá chứng khoán trong một số thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự thống nhất về mối quan hệ giữa hai biến tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán trên các thị trường. Tại thị trường Philippines không có mối liên hệ trong dài hạn, nhưng ở Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ có tồn tại mối liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu. Đối với mối quan hệ nhân quả, kết quả nghiên cứu cho thấy ở Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ, có tồn tại sự tác động của tỷ giá hối đoái tác động lên giá chứng khoán, trong khi đó ở Philippines tồn tại sự tác động của giá chứng khoán lên tỷ giá. Kết quả thực nghiệm này phù hợp với một số nghiên cứu trước đó được thực hiện trên nền các kinh tế phát triển. Theo Tác giả, trong trường hợp của quan hệ nhân quả Granger từ tỷ giá hối đoái đến giá cổ phiếu, những thay

8
đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến các công ty xuất khẩu và cuối cùng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Do vậy, Tác giả cho rằng các Chính phủ của 4 thị trường mới nổi nên thận trọng trong việc thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái, vì chúng sẽ tác động lên thị trường chứng khoán còn non trẻ.
2.1.2 Nghiên cứu của Nath and Samanta (2003) - Relationship Between Exchange Rate and Stock Prices in India – An Empirical Analysis
Mục đích chính: Nath and Samanta (2003) kiểm tra mối liên hệ động giữa thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán tại Ấn Độ. Theo hai tác giả, trong khi các nghiên cứu trước đây đã cho thấy có tồn tại sự tương tác có ý nghĩa giữa hai thị trường, Nghiên cứu này tiếc lộ rằng thu nhập từ thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán tại Ấn Độ không liên quan đến nhau, mặc dù trong những năm gần đây, thu nhập từ thị trường chứng khoán có tác động nhân quả lên thu nhập từ thị trường ngoại hối và chịu tác động nhẹ theo hướng ngược lại.
3.3.3 Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp ARDL
Đa số nghiên cứu đã trình bày trên đây sử dụng phương pháp đồng liên kết theo Johansen (1988, 1995) và Johansen & Juselius (1990) để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến chuỗi thời gian. Gần đây, một số nghiên cứu như Pesaran và Shin (1996), Pesaran và Pesaran (1997), Pesaran và Smith (1998) và Pesaran et al. (2001) đã giới thiệu một kỹ thuật đồng liên kết khác được gọi là phương pháp Autoregressive Distributed Lag (ARDL).
Phương pháp này có một số thuận lợi so với phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen như mô hình ARDL cho ý nghĩa thống kê tốt hơn trong các nghiên cứu có kích thước mẫu nhỏ. Bên cạnh đó, các phương pháp đồng liên kết hầu hết đều yêu cầu thực hiện hồi quy trên các chuỗi dữ liệu dừng cùng bậc, trong khi mô hình ARDL có thể được sử dụng trên các chuỗi dữ liệu I(0) và/hay I(1). Ngoài ra, ARDL cũng có thể ước
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top