Ignado

New Member
Luận văn: Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực : Luận án TS Quản lý giáo dục
Nhà xuất bản: Trường Đại học Giáo dục
Ngày: 2010
Miêu tả: 231 tr.
Luận án TS Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực
Më ®Çu
1. Lý do chän ®Ò tµi
Khoa học - công nghệ (KHCN) là nền tảng và động lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Thời gian qua, hoạt động
KHCN của các trường đại học (ĐH) trong cả nước đã được đẩy mạnh và có những
tiến bộ rõ nét, đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt
được những thành tích đáng kể nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của
các trường ĐH còn nhiều yếu kém và bất cập. Đặc biệt cơ chế quản lý hoạt động
NCKH mặc dù đã từng bước được đổi mới và đạt một số kết quả bước đầu nhưng
chưa tạo được chuyển biến căn bản trong quản lý KHCN theo hướng phù hợp với cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình đổi mới giáo dục ĐH, thực hiện một trong những nội dung và
giải pháp của Đề án Đổi mới Giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là đổi
mới quản lý giáo dục ĐH theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội
và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của từng trường ĐH và của toàn bộ hệ thống, Đảng
và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng một số đại học đa ngành, đa lĩnh vực
(ĐHĐNĐLV) từ đầu năm 1993. ĐHĐNĐLV là một mô hình mới đối với Việt Nam
nên vừa hoạt động vừa phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình. Đặc biệt, việc
quản lý một mô hình mới đang đặt ra nhiều thách thức đối với xã hội nói chung, các
nhà quản lý giáo dục ĐH nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, phát triển nghiên cứu từ đề tài luận văn thạc sĩ
“Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học”, tác giả
chọn vấn đề “Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa
ngành, đa lĩnh vực” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Môc ®Ých nghiªn cøu
Đề xuất mô hình quản lý hoạt động NCKH trong ĐHĐNĐLV và các giải
pháp triển khai mô hình trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý luận giáo dục và quản
lý giáo dục, quản lý KHCN hiện đại, phù hợp với thực tiễn giáo dục ĐH Việt Nam
nhằm góp phần nâng cao chất lượng NCKH và đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiến
tới hội nhập với nền giáo dục ĐH tiên tiến trên thế giới.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và có các giải pháp phù hợp triển khai mô hình quản lý hoạt
động NCKH trong các ĐHĐNĐLV theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể thì
sẽ góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng NCKH và đào tạo ở các
ĐHĐNĐLV.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động NCKH, quản lý hoạt động NCKH ở
trường ĐH nói chung và ở ĐHĐNĐLV nói riêng.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý NCKH ở ĐHĐNĐLV, đặc
biệt là ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
5.3. Đề xuất mô hình quản lý và những giải pháp triển khai mô hình theo quan điểm
quản lý chất lượng tổng thể. Tiến hành khảo nghiệm 3 giải pháp triển khai mô hình
quản lý đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung vào quản lý hoạt động
NCKH của giảng viên qua các đề tài NCKH ở ĐHĐNĐLV.
- Nghiên cứu khảo sát một số ĐHĐNĐLV: ĐHQGHN, ĐHQG TP. HCM, ĐH Đà
Nẵng, ĐH Thái Nguyên trong 10 năm trở lại đây.
- Tổ chức khảo nghiệm về quản lý là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi nhiều thời
gian. Do vậy, tác giả chỉ tiến hành khảo nghiệm 3 giải pháp triển khai mô hình: xây
dựng nhóm nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu đề tài, bồi dưỡng kỹ năng phân tích
và hoạch định chính sách được tiến hành tại ĐHQGHN.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận: Quan điểm tiếp cận của luận án: tiếp cận hệ thống, tiếp
cận phát triển, tiếp cận mục tiêu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
lý luận, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp
thống kê, phương pháp đối sánh.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Công tác NCKH ở các ĐHĐNĐLV tuy đã được triển khai mạnh mẽ và có các
kết quả bước đầu song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là công tác quản lý
hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV;
8.2. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác NCKH cần có mô hình
quản lý hoạt động NCKH phù hợp với các đặc điểm của loại hình ĐHĐNĐLV;
8.3. Tiếp cận hệ thống và theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) là cơ
sở khoa học phù hợp để xây dựng mô hình quản lý hoạt động NCKH theo cấu trúc -
chức năng ở các ĐHĐNĐLV;
8.4. Nếu thực hiện các giải pháp triển khai mô hình quản lý hoạt động NCKH đã đề
xuất thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động NCKH, từng bước nâng cao
chất lượng hoạt động NCKH ở các ĐHĐNĐLV nói chung và ở ĐHQGHN nói riêng.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần phát triển những vấn đề lý luận về NCKH và quản lý hoạt động NCKH
trong các cơ sở giáo dục ĐH, vận dụng lý luận đó vào mô hình ĐHĐNĐLV;3
- Phân tích thực trạng hoạt động NCKH ở các trường ĐH Việt Nam về mặt mạnh,
mặt yếu, thời cơ và thách thức. Đánh giá thực trạng mô hình và qui trình quản lý
hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV;
- Đề xuất mô hình quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV theo quan điểm quản lý
chất lượng tổng thể và những giải pháp khả thi triển khai mô hình, lấy chất lượng và
hiệu quả của NCKH làm mục tiêu, phù hợp với bối cảnh và điều kiện giáo dục ĐH
Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Một số công trình đã đề cập về vai trò của hoạt động NCKH trong giáo dục ĐH
như của Levin, Jeong và Ou (2006); Hobbs (1997); Parker (2008); Stephan (2008);
Niland (1998)…; Về tổ chức NCKH ở trường ĐH có "Foundations of American
higher education" của nhiều tác giả; Về đánh giá chất lượng NCKH có nghiên cứu
của Sanyal (2003)…
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Về tổ chức, quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN trong các trường
ĐH có một số công trình tiêu biểu như "Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai
trong các trường ĐH phục vụ sản xuất đời sống và quốc phòng" của Lê Thạc Cán;
Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH trong các trường ĐH
giai đoạn 1996 - 2000” do Trần Khánh Đức chủ trì; Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị
Nhị Hà “Quản lý NCKH ở các trường ĐH Sư phạm”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Thị Tuyết “Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐH
Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới”…
Liên quan đến ĐHĐNĐLV có đề tài trọng điểm cấp ĐHQG “Nghiên cứu cơ
chế quản lý ĐHĐNĐLV chất lượng cao theo hướng ĐH nghiên cứu” của Đào Trọng
Thi (2006); Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Thuần “Quản lý giảng viên trong
ĐHĐNĐLV ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội” (2008); Đề
tài “Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên ĐHQGHN” do Vũ Cao Đàm và
Trịnh Ngọc Thạch chủ trì; các nghiên cứu về mô hình ĐH nghiên cứu của Trương
Quang Học…
Từ tổng quan tài liệu trong và ngoài nước cho thấy, các nhà quản lý, các nhà
nghiên cứu, các nhà giáo đã đưa ra những giải pháp quản lý giáo dục ĐH nói chung,
quản lý hoạt động NCKH nói riêng từ những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý và các giải pháp triển khai khả thi, phù hợp
với mô hình giáo dục ĐH Việt Nam nói chung và các ĐHĐNĐLV chưa đầy đủ và
chưa hệ thống, mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu. Vì vậy xuất phát từ điều kiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
thực tế của Việt Nam, trên cơ sở các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn trong và
ngoài nước, việc đưa ra cách tổ chức, cơ chế vận hành, giải pháp tác động...
cho mô hình quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐHĐNĐLV Việt Nam là rất
cần thiết.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Mô hình
- Theo Đại Từ điển tiếng Việt (1999), mô hình là “vật thu nhỏ một vật khác đã có
trong thực tế hay làm mẫu để tạo ra cái mới trong thực tế; là khuôn mẫu đã có sẵn,
theo đó tạo ra cái tương tự”.
- Đặng Bá Lãm (2006): Mô hình là một đối tượng được tạo ra tương tự với một đối
tượng khác về một số mặt nào đó. Nếu gọi a là mô hình của A, thì a là cái thể hiện,
còn A là cái được thể hiện. Giữa cái thể hiện và cái được thể hiện có một sự phản
ánh không đầy đủ.
Có nhiều loại mô hình khác nhau: Mô hình vật chất, vật thể; Mô hình toán -
lý; Mô hình thông tin; Mô hình tư duy; Mô hình cấu trúc - chức năng…
1.2.2. Quản lý
Nói theo nghĩa rộng, quản lý là hành động chỉ đạo tổ chức/cá nhân thực hiện
mục đích đã định, nhưng là một khái niệm đang phát triển. Tùy theo góc độ tiếp cận
mà có những định nghĩa khác nhau về quản lý.
- Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998) “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của
một đơn vị, cơ quan”.
- Theo Griffin (1998) quản lý là “tập hợp các hoạt động (bao gồm cả lập kế hoạch,
ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) nhằm sử dụng tất cả các nguồn lực của
tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu của
tổ chức một cách có hiệu quả”.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản là kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và
kiểm tra đánh giá.
1.2.3. Khoa học và Nghiên cứu khoa học
- Theo Từ điển Triết học (1986) “Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm
mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội, tư duy và bao gồm tất
cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất này: nhà khoa học, cơ quan khoa
học, phương pháp, thông tin khoa học”.
- Luật KHCN (2000), Điều 2 định nghĩa “Khoa học là các hệ thống tri thức về các hiện
tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”; “NCKH là hoạt động phát hiện,
tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, qui luật tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải
pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.
- Hoạt động NCKH là tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ đến việc
sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức KHCN.5
1.2.4. Quản lý hoạt động NCKH
Quản lý hoạt động NCKH là một phần nội dung của quản lý KHCN, với đối
tượng là công tác NCKH và những hoạt động triển khai công nghệ, thường bao gồm
những hoạt động quản lý như kế hoạch NCKH, nghiên cứu đề tài, triển khai kết quả
NCKH...
1.3. Quản lý chất lượng tổng thể
1.3.1. Khái niệm
Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM) là cách tiếp
cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn, liên quan đến mọi người nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả chung của tổ chức.
1.3.2. Chu trình quản lý chất lượng
Công cụ để cải tiến chất lượng liên tục của quản lý chất lượng tổng thể trong
các tổ chức là chu trình quản lý chất lượng do E.Deming đề xuất và truyền bá năm
1950 gồm 4 khâu có ảnh hưởng lẫn nhau theo một vòng tròn, đó là P – kế hoạch, D
– tổ chức thực hiện, C – kiểm tra và A – tác động. Đây là qui trình 4 bước trong
quản trị chất lượng để cải tiến chất lượng.
1.3.3. Triết lý của quản lý chất lượng tổng thể
- Theo Hradesky, TQM là một triết lí, là một hệ thống công cụ, và là một quá trình mà
sản phẩm đầu ra của nó phải thỏa mãn khách hàng và cải tiến không ngừng.
- Theo Feigenbaum, TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về
phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của nhiều nhóm trong
một tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất.
- TQM quản lý thông qua việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng để kiểm
soát mọi khâu của quá trình thực hiện. Thực chất TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa
quản trị chất lượng với quản trị năng suất để thực hiện mục tiêu là đạt đến sự hoàn
thiện, ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật về chất lượng, làm đúng ngay từ
đầu để sản phẩm không có khiếm khuyết.
1.4. Quản lý hoạt động NCKH trong ĐHĐNĐLV
1.4.1. Quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐH
Hoạt động NCKH trong trường ĐH có vai trò quan trọng trong việc tạo ra và
nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau ĐH; từ đó có thể mở ra những
chương trình đào tạo mới, các lĩnh vực nghiên cứu mới đáp ứng nhu cầu phát triển
ngày càng cao của xã hội; đóng vai trò là cầu nối gắn kết các trường ĐH với sự phát
triển KT-XH và góp phần tạo nên nguồn thu, tăng cường sự phát triển của trường
ĐH.
Quản lý hoạt động NCKH gồm các nội dung:
- Dự báo và kế hoạch hóa trong hoạt động NCKH: Vai trò quản lý trong việc lập
kế hoạch cho hoạt động NCKH thể hiện ở sự điều phối, tập trung vào mục tiêu,
chiến lược phát triển về KHCN của đơn vị đã được đề ra từ trước đó.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
- Tổ chức thực hiện hoạt động NCKH theo quá trình
Tổ chức đề tài NCKH theo mô hình quản lý tổng thể theo quá trình (xem Hình
1.3) bao gồm các khâu chính: quản lý theo đầu vào - quá trình - đầu ra.
Hình 1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học theo quá trình
Trong đó, các yếu tố đầu vào bao gồm thông tin, vật liệu, nguyên liệu và thiết
bị; nhân lực; tài chính… Quá trình NCKH như việc tổ chức nghiên cứu ra sao, tiến
độ công việc như thế nào, chất lượng (mức độ đạt được của kết quả nghiên cứu...)
đều nhận ảnh hưởng từ nguồn đầu vào và có ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra, phụ thuộc
phần lớn vào người chủ trì. Chỉ tiêu đầu ra của hoạt động NCKH có thể được liệt kê
và đánh giá qua sản phẩm là số lượng các bài báo, báo cáo tại hội nghị, hội thảo, số
ấn phẩm đã xuất bản, số cử nhân, thạc sĩ được đào tạo qua đề tài, số NCS tham gia
đề tài, kết quả tăng cường tiềm lực cho đơn vị như thiết bị, máy móc được mua sắm
bằng nguồn kinh phí đề tài, sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế thông qua vấn đề
nghiên cứu của đề tài để có các công bố chung, chuẩn bị cho các công trình nghiên
cứu tiếp theo... Kết quả của hoạt động NCKH được đánh giá qua những kết quả ứng
dụng trong KHCN, xã hội, văn hóa, đời sống…
- Chỉ đạo trong quản lý hoạt động NCKH đảm bảo phân cấp, tránh trùng lặp và
lãng phí. Tạo quyền tự chủ của chủ trì đề tài, đảm bảo đúng qui định và phát huy tối
đa sức sáng tạo trong nghiên cứu. Nâng cao vai trò vị thế của hoạt động NCKH
trong trường ĐH bằng cách tập trung đầu tư, tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt
động này phát triển và hiệu quả hơn nữa.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH: chú trọng đến việc xây dựng tiêu chí xét
chọn, đánh giá đề tài để thuận lợi trong công tác kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra
tiến độ các đề tài NCKH nhằm mục đích điều chỉnh kịp thời những thay đổi phát
sinh trong quá trình thực hiện.
Đầu vào (Input)
- Ý tưởng khoa học
- Thông tin
- Vật liệu/ nguyên liệu
- Thiết bị
- Nhân lực
- Tài chính
- Cơ chế, chính sách
Quá trình (Process)
- Môi trường
làm việc
- Triển khai ý tưởng
- Tổ chức thực hiện
nghiên cứu theo qui
trình (Tiến độ, chất
lượng, mức độ đạt
được...).
- Hỗ trợ và phối hợp
Đầu ra (Output)
- Sản phẩm khoa học:
bài báo, báo cáo khoa
học..
- Sản phẩm công nghệ:
phương pháp, qui
trình công nghệ, thiết
bị mới, dây chuyền
công nghệ..
- Đào tạo,bồi dưỡng
nhân lực KHCN
- Thông tin7
1.4.2. Đại học đa ngành đa lĩnh vực
ĐHĐNĐLV là loại hình tổ chức ĐH phổ biến trên thế giới. Đặc điểm chung
của ĐHĐNĐLV là thực hiện 3 chức năng giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ một cách
toàn diện, đồng bộ và liên tục; Cấu trúc tổ chức của phần lớn các ĐHĐNĐLV có thể
thấy: theo chiều dọc chia thành các lĩnh vực hoạt động (area, field), theo chiều
ngang chia thành các cấp quản lý và quyền hạn. Sự đa dạng hóa về cấu trúc thể chế,
chương trình và hình thức học tập làm cho cấu trúc ĐHĐNĐLV mềm dẻo thông qua
các con đường liên thông (passage), các khớp nối (articulation) giữa các dạng, các
giai đoạn (cycle) khác nhau, nhờ đó mà tạo điều kiện cho người học được lựa chọn
một cách học phù hợp với khả năng trí tuệ và kinh tế của mình.
1.4.3. Đặc điểm quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV
1.4.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý
Quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV gồm có các bộ phận chức năng thể
hiện trong Bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3 Các bộ phận chức năng làm công tác quản lý hoạt động NCKH
Đơn vị Cấp
ĐHĐNĐLV
Cấp trường ĐH/Khoa
trực thuộc
Cấp Viện/trung
tâm NC
Cấp Khoa
thuộc trường
Bộ phận
quản lý
Ban Quản lý
Khoa học
Phòng Quản lý Khoa
học
Phòng/Bộ phận
quản lý khoa học
Trợ lý
Khoa học
1.4.3.2. Về cơ chế quản lý vận hành
Giống với các trường ĐH, quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV có quan
hệ nội tại trong mối tương quan với các hoạt động khác trong quản lý trường ĐH nói
chung, bao gồm các hoạt động về đào tạo, tài chính, công tác sinh viên... và quản lý
theo quá trình khi tổ chức thực hiện các đề tài NCKH.
Điểm khác biệt ở ĐHĐNĐLV là có mối tương tác bên ngoài với các Bộ
ngành (chức năng của Ban KHCN), có sự phân cấp trong quản lý (được qui định
trong chức năng nhiệm vụ của ĐHĐNĐLV và các đơn vị trực thuộc), như trên đã
trình bày, ĐHĐNĐLV vừa đóng vai trò quản lý vĩ mô, vừa giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ của các đơn vị, vừa trực tiếp tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt
có tính liên ngành. Việc quản lý, vận hành các hoạt động NCKH từ ĐHĐNĐLV có
thể theo các luồng sau:
- Luồng quản lý hành chính: từ ĐHĐNĐLV - đơn vị như Trường ĐH, Khoa trực
thuộc, viện/Trung tâm nghiên cứu...
- Luồng chuyên môn nghiệp vụ: Từ Ban KHCN - phòng chức năng..
- Luồng trực tiếp: ĐHĐNĐLV - tập thể/cá nhân nhà khoa học (nhóm nghiên cứu)
khi trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.
1.4.3.3. Về nội dung quản lý hoạt động NCKH
Ở ĐHĐNĐLV, nội dung quản lý hoạt động NCKH tập trung vào:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thanhong2022

New Member
Luận văn: Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực : Luận án TS Quản lý giáo dục
Nhà xuất bản: Trường Đại học Giáo dục
Ngày: 2010
Miêu tả: 231 tr.
Luận án TS Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực
Më ®Çu
1. Lý do chän ®Ò tµi
Khoa học - công nghệ (KHCN) là nền tảng và động lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Thời gian qua, hoạt động
KHCN của các trường đại học (ĐH) trong cả nước đã được đẩy mạnh và có những
tiến bộ rõ nét, đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt
được những thành tích đáng kể nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của
các trường ĐH còn nhiều yếu kém và bất cập. Đặc biệt cơ chế quản lý hoạt động
NCKH mặc dù đã từng bước được đổi mới và đạt một số kết quả bước đầu nhưng
chưa tạo được chuyển biến căn bản trong quản lý KHCN theo hướng phù hợp với cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình đổi mới giáo dục ĐH, thực hiện một trong những nội dung và
giải pháp của Đề án Đổi mới Giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là đổi
mới quản lý giáo dục ĐH theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội
và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của từng trường ĐH và của toàn bộ hệ thống, Đảng
và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng một số đại học đa ngành, đa lĩnh vực
(ĐHĐNĐLV) từ đầu năm 1993. ĐHĐNĐLV là một mô hình mới đối với Việt Nam
nên vừa hoạt động vừa phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình. Đặc biệt, việc
quản lý một mô hình mới đang đặt ra nhiều thách thức đối với xã hội nói chung, các
nhà quản lý giáo dục ĐH nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, phát triển nghiên cứu từ đề tài luận văn thạc sĩ
“Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học”, tác giả
chọn vấn đề “Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa
ngành, đa lĩnh vực” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Môc ®Ých nghiªn cøu
Đề xuất mô hình quản lý hoạt động NCKH trong ĐHĐNĐLV và các giải
pháp triển khai mô hình trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý luận giáo dục và quản
lý giáo dục, quản lý KHCN hiện đại, phù hợp với thực tiễn giáo dục ĐH Việt Nam
nhằm góp phần nâng cao chất lượng NCKH và đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiến
tới hội nhập với nền giáo dục ĐH tiên tiến trên thế giới.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và có các giải pháp phù hợp triển khai mô hình quản lý hoạt
động NCKH trong các ĐHĐNĐLV theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể thì
sẽ góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng NCKH và đào tạo ở các
ĐHĐNĐLV.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động NCKH, quản lý hoạt động NCKH ở
trường ĐH nói chung và ở ĐHĐNĐLV nói riêng.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý NCKH ở ĐHĐNĐLV, đặc
biệt là ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
5.3. Đề xuất mô hình quản lý và những giải pháp triển khai mô hình theo quan điểm
quản lý chất lượng tổng thể. Tiến hành khảo nghiệm 3 giải pháp triển khai mô hình
quản lý đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung vào quản lý hoạt động
NCKH của giảng viên qua các đề tài NCKH ở ĐHĐNĐLV.
- Nghiên cứu khảo sát một số ĐHĐNĐLV: ĐHQGHN, ĐHQG TP. HCM, ĐH Đà
Nẵng, ĐH Thái Nguyên trong 10 năm trở lại đây.
- Tổ chức khảo nghiệm về quản lý là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi nhiều thời
gian. Do vậy, tác giả chỉ tiến hành khảo nghiệm 3 giải pháp triển khai mô hình: xây
dựng nhóm nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu đề tài, bồi dưỡng kỹ năng phân tích
và hoạch định chính sách được tiến hành tại ĐHQGHN.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận: Quan điểm tiếp cận của luận án: tiếp cận hệ thống, tiếp
cận phát triển, tiếp cận mục tiêu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
lý luận, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp
thống kê, phương pháp đối sánh.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Công tác NCKH ở các ĐHĐNĐLV tuy đã được triển khai mạnh mẽ và có các
kết quả bước đầu song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là công tác quản lý
hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV;
8.2. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác NCKH cần có mô hình
quản lý hoạt động NCKH phù hợp với các đặc điểm của loại hình ĐHĐNĐLV;
8.3. Tiếp cận hệ thống và theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) là cơ
sở khoa học phù hợp để xây dựng mô hình quản lý hoạt động NCKH theo cấu trúc -
chức năng ở các ĐHĐNĐLV;
8.4. Nếu thực hiện các giải pháp triển khai mô hình quản lý hoạt động NCKH đã đề
xuất thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động NCKH, từng bước nâng cao
chất lượng hoạt động NCKH ở các ĐHĐNĐLV nói chung và ở ĐHQGHN nói riêng.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần phát triển những vấn đề lý luận về NCKH và quản lý hoạt động NCKH
trong các cơ sở giáo dục ĐH, vận dụng lý luận đó vào mô hình ĐHĐNĐLV;3
- Phân tích thực trạng hoạt động NCKH ở các trường ĐH Việt Nam về mặt mạnh,
mặt yếu, thời cơ và thách thức. Đánh giá thực trạng mô hình và qui trình quản lý
hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV;
- Đề xuất mô hình quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV theo quan điểm quản lý
chất lượng tổng thể và những giải pháp khả thi triển khai mô hình, lấy chất lượng và
hiệu quả của NCKH làm mục tiêu, phù hợp với bối cảnh và điều kiện giáo dục ĐH
Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Một số công trình đã đề cập về vai trò của hoạt động NCKH trong giáo dục ĐH
như của Levin, Jeong và Ou (2006); Hobbs (1997); Parker (2008); Stephan (2008);
Niland (1998)…; Về tổ chức NCKH ở trường ĐH có "Foundations of American
higher education" của nhiều tác giả; Về đánh giá chất lượng NCKH có nghiên cứu
của Sanyal (2003)…
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Về tổ chức, quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN trong các trường
ĐH có một số công trình tiêu biểu như "Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai
trong các trường ĐH phục vụ sản xuất đời sống và quốc phòng" của Lê Thạc Cán;
Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH trong các trường ĐH
giai đoạn 1996 - 2000” do Trần Khánh Đức chủ trì; Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị
Nhị Hà “Quản lý NCKH ở các trường ĐH Sư phạm”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Thị Tuyết “Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐH
Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới”…
Liên quan đến ĐHĐNĐLV có đề tài trọng điểm cấp ĐHQG “Nghiên cứu cơ
chế quản lý ĐHĐNĐLV chất lượng cao theo hướng ĐH nghiên cứu” của Đào Trọng
Thi (2006); Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Thuần “Quản lý giảng viên trong
ĐHĐNĐLV ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội” (2008); Đề
tài “Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên ĐHQGHN” do Vũ Cao Đàm và
Trịnh Ngọc Thạch chủ trì; các nghiên cứu về mô hình ĐH nghiên cứu của Trương
Quang Học…
Từ tổng quan tài liệu trong và ngoài nước cho thấy, các nhà quản lý, các nhà
nghiên cứu, các nhà giáo đã đưa ra những giải pháp quản lý giáo dục ĐH nói chung,
quản lý hoạt động NCKH nói riêng từ những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý và các giải pháp triển khai khả thi, phù hợp
với mô hình giáo dục ĐH Việt Nam nói chung và các ĐHĐNĐLV chưa đầy đủ và
chưa hệ thống, mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu. Vì vậy xuất phát từ điều kiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
thực tế của Việt Nam, trên cơ sở các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn trong và
ngoài nước, việc đưa ra cách tổ chức, cơ chế vận hành, giải pháp tác động...
cho mô hình quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐHĐNĐLV Việt Nam là rất
cần thiết.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Mô hình
- Theo Đại Từ điển tiếng Việt (1999), mô hình là “vật thu nhỏ một vật khác đã có
trong thực tế hay làm mẫu để tạo ra cái mới trong thực tế; là khuôn mẫu đã có sẵn,
theo đó tạo ra cái tương tự”.
- Đặng Bá Lãm (2006): Mô hình là một đối tượng được tạo ra tương tự với một đối
tượng khác về một số mặt nào đó. Nếu gọi a là mô hình của A, thì a là cái thể hiện,
còn A là cái được thể hiện. Giữa cái thể hiện và cái được thể hiện có một sự phản
ánh không đầy đủ.
Có nhiều loại mô hình khác nhau: Mô hình vật chất, vật thể; Mô hình toán -
lý; Mô hình thông tin; Mô hình tư duy; Mô hình cấu trúc - chức năng…
1.2.2. Quản lý
Nói theo nghĩa rộng, quản lý là hành động chỉ đạo tổ chức/cá nhân thực hiện
mục đích đã định, nhưng là một khái niệm đang phát triển. Tùy theo góc độ tiếp cận
mà có những định nghĩa khác nhau về quản lý.
- Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998) “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của
một đơn vị, cơ quan”.
- Theo Griffin (1998) quản lý là “tập hợp các hoạt động (bao gồm cả lập kế hoạch,
ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) nhằm sử dụng tất cả các nguồn lực của
tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu của
tổ chức một cách có hiệu quả”.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản là kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và
kiểm tra đánh giá.
1.2.3. Khoa học và Nghiên cứu khoa học
- Theo Từ điển Triết học (1986) “Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm
mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội, tư duy và bao gồm tất
cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất này: nhà khoa học, cơ quan khoa
học, phương pháp, thông tin khoa học”.
- Luật KHCN (2000), Điều 2 định nghĩa “Khoa học là các hệ thống tri thức về các hiện
tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”; “NCKH là hoạt động phát hiện,
tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, qui luật tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải
pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.
- Hoạt động NCKH là tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ đến việc
sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức KHCN.5
1.2.4. Quản lý hoạt động NCKH
Quản lý hoạt động NCKH là một phần nội dung của quản lý KHCN, với đối
tượng là công tác NCKH và những hoạt động triển khai công nghệ, thường bao gồm
những hoạt động quản lý như kế hoạch NCKH, nghiên cứu đề tài, triển khai kết quả
NCKH...
1.3. Quản lý chất lượng tổng thể
1.3.1. Khái niệm
Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM) là cách tiếp
cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn, liên quan đến mọi người nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả chung của tổ chức.
1.3.2. Chu trình quản lý chất lượng
Công cụ để cải tiến chất lượng liên tục của quản lý chất lượng tổng thể trong
các tổ chức là chu trình quản lý chất lượng do E.Deming đề xuất và truyền bá năm
1950 gồm 4 khâu có ảnh hưởng lẫn nhau theo một vòng tròn, đó là P – kế hoạch, D
– tổ chức thực hiện, C – kiểm tra và A – tác động. Đây là qui trình 4 bước trong
quản trị chất lượng để cải tiến chất lượng.
1.3.3. Triết lý của quản lý chất lượng tổng thể
- Theo Hradesky, TQM là một triết lí, là một hệ thống công cụ, và là một quá trình mà
sản phẩm đầu ra của nó phải thỏa mãn khách hàng và cải tiến không ngừng.
- Theo Feigenbaum, TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về
phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của nhiều nhóm trong
một tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất.
- TQM quản lý thông qua việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng để kiểm
soát mọi khâu của quá trình thực hiện. Thực chất TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa
quản trị chất lượng với quản trị năng suất để thực hiện mục tiêu là đạt đến sự hoàn
thiện, ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật về chất lượng, làm đúng ngay từ
đầu để sản phẩm không có khiếm khuyết.
1.4. Quản lý hoạt động NCKH trong ĐHĐNĐLV
1.4.1. Quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐH
Hoạt động NCKH trong trường ĐH có vai trò quan trọng trong việc tạo ra và
nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau ĐH; từ đó có thể mở ra những
chương trình đào tạo mới, các lĩnh vực nghiên cứu mới đáp ứng nhu cầu phát triển
ngày càng cao của xã hội; đóng vai trò là cầu nối gắn kết các trường ĐH với sự phát
triển KT-XH và góp phần tạo nên nguồn thu, tăng cường sự phát triển của trường
ĐH.
Quản lý hoạt động NCKH gồm các nội dung:
- Dự báo và kế hoạch hóa trong hoạt động NCKH: Vai trò quản lý trong việc lập
kế hoạch cho hoạt động NCKH thể hiện ở sự điều phối, tập trung vào mục tiêu,
chiến lược phát triển về KHCN của đơn vị đã được đề ra từ trước đó.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
- Tổ chức thực hiện hoạt động NCKH theo quá trình
Tổ chức đề tài NCKH theo mô hình quản lý tổng thể theo quá trình (xem Hình
1.3) bao gồm các khâu chính: quản lý theo đầu vào - quá trình - đầu ra.
Hình 1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học theo quá trình
Trong đó, các yếu tố đầu vào bao gồm thông tin, vật liệu, nguyên liệu và thiết
bị; nhân lực; tài chính… Quá trình NCKH như việc tổ chức nghiên cứu ra sao, tiến
độ công việc như thế nào, chất lượng (mức độ đạt được của kết quả nghiên cứu...)
đều nhận ảnh hưởng từ nguồn đầu vào và có ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra, phụ thuộc
phần lớn vào người chủ trì. Chỉ tiêu đầu ra của hoạt động NCKH có thể được liệt kê
và đánh giá qua sản phẩm là số lượng các bài báo, báo cáo tại hội nghị, hội thảo, số
ấn phẩm đã xuất bản, số cử nhân, thạc sĩ được đào tạo qua đề tài, số NCS tham gia
đề tài, kết quả tăng cường tiềm lực cho đơn vị như thiết bị, máy móc được mua sắm
bằng nguồn kinh phí đề tài, sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế thông qua vấn đề
nghiên cứu của đề tài để có các công bố chung, chuẩn bị cho các công trình nghiên
cứu tiếp theo... Kết quả của hoạt động NCKH được đánh giá qua những kết quả ứng
dụng trong KHCN, xã hội, văn hóa, đời sống…
- Chỉ đạo trong quản lý hoạt động NCKH đảm bảo phân cấp, tránh trùng lặp và
lãng phí. Tạo quyền tự chủ của chủ trì đề tài, đảm bảo đúng qui định và phát huy tối
đa sức sáng tạo trong nghiên cứu. Nâng cao vai trò vị thế của hoạt động NCKH
trong trường ĐH bằng cách tập trung đầu tư, tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt
động này phát triển và hiệu quả hơn nữa.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH: chú trọng đến việc xây dựng tiêu chí xét
chọn, đánh giá đề tài để thuận lợi trong công tác kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra
tiến độ các đề tài NCKH nhằm mục đích điều chỉnh kịp thời những thay đổi phát
sinh trong quá trình thực hiện.
Đầu vào (Input)
- Ý tưởng khoa học
- Thông tin
- Vật liệu/ nguyên liệu
- Thiết bị
- Nhân lực
- Tài chính
- Cơ chế, chính sách
Quá trình (Process)
- Môi trường
làm việc
- Triển khai ý tưởng
- Tổ chức thực hiện
nghiên cứu theo qui
trình (Tiến độ, chất
lượng, mức độ đạt
được...).
- Hỗ trợ và phối hợp
Đầu ra (Output)
- Sản phẩm khoa học:
bài báo, báo cáo khoa
học..
- Sản phẩm công nghệ:
phương pháp, qui
trình công nghệ, thiết
bị mới, dây chuyền
công nghệ..
- Đào tạo,bồi dưỡng
nhân lực KHCN
- Thông tin7
1.4.2. Đại học đa ngành đa lĩnh vực
ĐHĐNĐLV là loại hình tổ chức ĐH phổ biến trên thế giới. Đặc điểm chung
của ĐHĐNĐLV là thực hiện 3 chức năng giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ một cách
toàn diện, đồng bộ và liên tục; Cấu trúc tổ chức của phần lớn các ĐHĐNĐLV có thể
thấy: theo chiều dọc chia thành các lĩnh vực hoạt động (area, field), theo chiều
ngang chia thành các cấp quản lý và quyền hạn. Sự đa dạng hóa về cấu trúc thể chế,
chương trình và hình thức học tập làm cho cấu trúc ĐHĐNĐLV mềm dẻo thông qua
các con đường liên thông (passage), các khớp nối (articulation) giữa các dạng, các
giai đoạn (cycle) khác nhau, nhờ đó mà tạo điều kiện cho người học được lựa chọn
một cách học phù hợp với khả năng trí tuệ và kinh tế của mình.
1.4.3. Đặc điểm quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV
1.4.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý
Quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV gồm có các bộ phận chức năng thể
hiện trong Bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3 Các bộ phận chức năng làm công tác quản lý hoạt động NCKH
Đơn vị Cấp
ĐHĐNĐLV
Cấp trường ĐH/Khoa
trực thuộc
Cấp Viện/trung
tâm NC
Cấp Khoa
thuộc trường
Bộ phận
quản lý
Ban Quản lý
Khoa học
Phòng Quản lý Khoa
học
Phòng/Bộ phận
quản lý khoa học
Trợ lý
Khoa học
1.4.3.2. Về cơ chế quản lý vận hành
Giống với các trường ĐH, quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV có quan
hệ nội tại trong mối tương quan với các hoạt động khác trong quản lý trường ĐH nói
chung, bao gồm các hoạt động về đào tạo, tài chính, công tác sinh viên... và quản lý
theo quá trình khi tổ chức thực hiện các đề tài NCKH.
Điểm khác biệt ở ĐHĐNĐLV là có mối tương tác bên ngoài với các Bộ
ngành (chức năng của Ban KHCN), có sự phân cấp trong quản lý (được qui định
trong chức năng nhiệm vụ của ĐHĐNĐLV và các đơn vị trực thuộc), như trên đã
trình bày, ĐHĐNĐLV vừa đóng vai trò quản lý vĩ mô, vừa giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ của các đơn vị, vừa trực tiếp tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt
có tính liên ngành. Việc quản lý, vận hành các hoạt động NCKH từ ĐHĐNĐLV có
thể theo các luồng sau:
- Luồng quản lý hành chính: từ ĐHĐNĐLV - đơn vị như Trường ĐH, Khoa trực
thuộc, viện/Trung tâm nghiên cứu...
- Luồng chuyên môn nghiệp vụ: Từ Ban KHCN - phòng chức năng..
- Luồng trực tiếp: ĐHĐNĐLV - tập thể/cá nhân nhà khoa học (nhóm nghiên cứu)
khi trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.
1.4.3.3. Về nội dung quản lý hoạt động NCKH
Ở ĐHĐNĐLV, nội dung quản lý hoạt động NCKH tập trung vào:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

File này chỉ là phần tóm tắt à, tìm giúp mình phần full luận văn với.
Thank nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Thiết lập mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ trong quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Công đoàn Phủ Qùy Luận văn Kinh tế 0
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
B Đề xuất triển khai thực hiện mô hình quản lý quan hệ khách hàng tại Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vữ Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển b Khoa học Tự nhiên 0
N Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo mô hình tập đoàn trong Tổng công ty T Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng chương trình quản lý khách sạn theo mô hình Server/Client bằng Visual Basic Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Kinh tế 0
S Khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng mô hình về quản lý, công nghệ tái chế một số thiết bị điện Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top