daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bất kì quốc gia nào, nền kinh tế hàng hóa cũng đóng vai trò chủ đạo
chi phối đáng kể vào nền hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Sau hơn 10 năm đổi mới toàn diện, trước những thử thách gay go, những
hoàn cảnh hết sức khó khăn phức tạp nhưng Đảng và nhân dân Việt Nam
không những đã đứng vững được mà còn vươn lên đạt được những thắng
lợi trên nhiều mặt. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi đó là Đảng và
Nhà nước ta đã kiên quyết chuyển đổi từ nền kinh tế hàng hóa tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đây chính là bước ngoặt quan trọng thể hiện một quyết định sáng suốt
của Đảng và Nhà nước ta, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội của đất
nước.
Nhìn lại trước những năm đổi mới ta có thể thấy, suốt một thời gian dài

các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có nước ta) đã không nhận thức đúng
vai trò của sản xuất hàng hóa, của kinh tế thị trường, coi nhẹ, thậm chí phủ
nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu, chỉ nhìn thấy
mặt tiêu cực của kinh tế hàng hóa, phủ nhận quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Bởi
vậy chúng ta không tạo được động lực để phát triển sản xuất, vô tình hạn
chế những ứng dụng của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, năng suất sản
xuất tăng chậm, gây rối loạn và ắc tách trong quá trình phân phối, lưu
thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động, trì trệ.
Như vậy từ việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế hàng
hóa chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò cũng như hạn chế của
nền sản xuất hàng hóa để từ đó soi rọi vào vấn đề cấp bách hiện nay của
nước ta trong công cuộc đổi mới của nước ta đang đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa.

3


Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Lý luận kinh tế hàng hóa
của Các Mác và liên hệ thực tế ở Việt Nam”.
Do hạn chế về hiểu biết nên trong bài viết này của em sẽ khó tránh được
những sai sót. Kính mong được thầy chỉ bảo để bài viết thêm phần sâu sắc.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Lý luận của chủ nghĩa Mác về Kinh tế hàng hóa.
1. Kinh tế hàng hóa.
Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm
đều do những sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một sản phẩm nhất
định, thành thử muốn thỏa mãn các nhu cầu của xã hội thì cần có mua bán
sản phẩm. Vì vậy sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường. ( Lênin
toàn tập, tập 1, trang 106).

Như vậy, kinh tế hàng hóa là một nền kinh tế mở, các quan hệ hầu hết
được thể hiện dưới hình thái giá trị.
Kinh tế hàng hóa xuất hiện từ cuối chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã,
tồn tại trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, đó là sản xuất hàng
hóa giản đơn. Đến chủ nghĩa tư bản sản xuất hàng hóa trở thành phổ biến
và thống trị trong nền kinh tế, không những thế còn phát triển lên giai đoạn
cao hơn là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đến chủ nghĩa xã hội vẫn
còn sản xuất hàng hóa. Đó là sản xuất hàng hóa lớn XHCN hay còn gọi là
nền kinh tế thị trường XHCN.

4


1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn
liền với hai điều kiện tiền đề:
Một là: Có sự phân công lao đông xã hội. Phân công lao động xã hội là
sự chuyên môn hóa sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một hay một số loại
sản phẩm nhất định. Song nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Vì vậy người sản xuất này phải dựa vào người sản xuất
khác, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Ví dụ: Người nông dân thì sản xuất ra lúa gạo, còn người thợ dệt sản xuất
ra vải vóc. Nhưng người nông dân cũng phải cần đến vải vóc và người thợ
dệt cũng cần lúa gạo. Để thỏa mãn nhu cầu của mình họ phải nương tựa
vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
Như vậy phân công lao động xã hội là biểu hiện sự phát triển của lực
lượng sản xuất làm cho năng xuất lao động tăng lên và làm cho trao đổi sản
phẩm trở thành tất yếu. Tuy nhiên theo Các Mác đây mới chỉ là điều kiện
cần nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại.
Hai là: Có chế độ tư hữu hay các hình thức khác nhau về tư liệu sản

xuất hàng hóa và sản phẩm, điều này làm cho người sản xuất hàng hóa độc
lập với nhau và mỗi người có quyền đem sản phẩm của mình trao đổi với
người khác. Đây là điều kiện đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại.
Như vậy: Phân công lao động xã hội làm người sản xuất phụ thuộc vào
nhau còn chế độ tư hữu lại chia rẽ họ, làm họ độc lập với nhau, đây là một
mâu thuẫn. Tuy nhiên sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời cả hai
điều kiện trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất
hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
1.2 Đặc trưng và tính ưu việt của kinh tế hàng hóa.
• Đặc trưng
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
5


- Lao động của người sản xuất vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang
tính chất xã hội.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận.
• Tính ưu việt
Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản
phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi vậy nó có nhiều ưu
thế, và là một cách hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản
xuất tự cung tự cấp.
Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao
động xã hội. Nó thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng làm
cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hóa
chặt chẽ hình thành các mối quan hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của
những người sản xuất hình thành thị trường trong nước và thế giới. Nó thúc
đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở để thúc đẩy
quá trình dân chủ hóa, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
 Bước chuyển từ kinh tế háng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường.

Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường chỉ khác nhau về trình độ phát
triển. Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao nhất của kinh tế hàng
hóa. Kinh tế hàng hóa phát triển, điều đó có nghĩa là phạm trù hàng hóa,
tiền tệ và thị trường được phát triển, mở rộng. Hàng hóa không chỉ bao
gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao
hàm các yếu tố đầu vào của sản xuất. Dung lượng thị trường và cơ cấu thị
trường được hoàn thiện và mở rộng. Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều
được tiền tệ hóa. Khi đó người ta gọi kinh tế hàng hóa là kinh tế thị trường.
2. Các nhân tố và quy luật vận động của kinh tế hàng hóa.
2.1 Các nhân tố của kinh tế hàng hóa.
2.1.1 Hàng hóa
6


* Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi mua bán.
* Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng (đem tiêu dùng/ sử dụng)
và giá trị (đem trao đổi/ mua bán).
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thể hiện ở việc sử dụng và tiêu dùng. Giá trị sử dụng hay
công dụng của hàng hóa trước hết là do thuộc tính tự nhiên của vật thể
hàng hóa quyết định. Như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Một sản phẩm đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng
không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa (vì hàng hóa
phải là sản phẩm lao động của con người). Trong kinh tế hàng hóa, giá trị

Thứ tư: xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường về pháp
lý.
Thứ năm: phát triển kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội theo hướng hiện
đại.
Thứ sáu: đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà
nước, cải cách thủ tục hành chính quốc gia. Đổi mới công cụ quản lý vĩ mô

của Nhà nước, đặc biệt là thông qua chính sách phân phối thu nhập để đạt
được tiến bộ và công bằng xã hội, chuyển dịch cơ chế nhanh sang cơ chế
thị trường và đổi mới chính sách kinh tế cho thích hợp.

C. KẾT LUẬN
Như vậy trong đề án này em đã trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác về
kinh tế hàng hóa và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
Đất nước ta hiện nay trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là
một thời kì phức tạp và đầy biến động, một thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất
hạ tầng cho chủ nghĩa xã hội để hoàn thành cách mạng dân chủ.
Với điểm xuất phát thấp, điều kiện kinh tế khó khăn và có nhiều trở
ngại, muốn phát triển nền kinh tế bền vững ta thực hiện nền kinh tế hàng
hóa là một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội là yếu và cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần đã xuất hiện nhiều khó khăn phức tạp và đã tác
động đến mặt xã hội nói chung. Để hạn chế những tác động này ta cần định
hướng cho nền kinh tế phát triển, buộc nó phải đi theo con đường mà
chúng ta lựa chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy chính sách
phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng xã
hộii chủ nghĩa là một yêu cầu cấp thiết và hợp lý của quy luật phát triển, nó
thể hiện tư tưởng tiến bộ sáng suốt của Đảng. Trong khi thực hiện từng
bước sự chuyển đổi này chúng ta phải giữ vững định hướng XHCN, đứng
ngang tầm với mục tiêu phát triển kinh tế. Muốn vậy cần ngày càng
19


hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo đưa
nước ta theo con đường chủ nghĩa như đã chọn.
Bản thân em – là một sinh viên kinh tế - qua việc làm bài tiểu luận này
giúp em hiểu biết sâu hơn về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và điều

đó cũng thôi thúc em phải luôn học hỏi, tìm tòi, rèn đức luyện tài để có đủ
kiến thức sau này ra trường trở thành một nhà kinh tế đủ trình độ, góp phần
xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp hơn, văn minh hơn...
Cuối cùng em xin Thank thầy đã cung cấp phần lớn kiến thức và
phương pháp luận để em hoàn thành bài viết này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc
lần VI, VII, VIII và các Nghị quyết TW có liên quan.
3. Tạp chí Cộng sản.
4. Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top