Evin

New Member

Download miễn phí Đề tài Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
Chương 1: 4
Tổng quan về lợi thế so sánh và vận dụng đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay 4
1. Cơ sở lý luận 4
1.1.Tổng quan về lợi thế so sánh 4
1.2 .Căn cứ để tính lợi thế so sánh 4
1.2.1. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo 4
1.2.2. Lý thuyết của Heckscher – Ohlin về lợi thế tương đối 7
1.2.3. Lý thuyết của Haberler về lợi thế tương đối 9
1.2.4. Balassa với công thức tính hệ số của lợi thế so sánh RCA 10
1.3. Lợi thế so sánh của mặt hàng hoa quả nói chung và mặt hàng dừa nói riêng. 11
1.3.1. Lợi thế về điều kiện tự nhiên 11
1.3.2. Lợi thế về nguồn lao động, chi phí sản xuất và chế biến 11
1.3.3. Lợi thế về mức độ cung cấp sản phẩm dừa 12
1.4. Sơ lược ngành sản xuất và xuất khẩu dừa ở Việt Nam 13
1.4.1. Vai trò của ngành sản xuất và xuất khẩu dừa 13
1.4.2. Đặc điểm ngành sản xuất dừa ở nước ta 15
Chương 2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 17
2.1. Kết quả tình hình xuất khẩu 17
2.1.1. Về thị trường xuất khẩu 17
2.2. 2.Về cơ cấu chủng loại và chất lượng sản phẩm 19
2.3.3. Về giá cả sản phẩm 19
2.2. Đánh giá chung 20
2.2.1. Ưu điểm và triển vọng của ngành sản xuất và xuất khẩu dừa trong những năm tới 20
2.2.1.1.Ưu điểm 20
2.2.1.2. Triển vọng trong thời gian tới 21
2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân 22
2.2.2.1. Những tồn tại 22
2.2.2.2. Nguyên nhân 23
Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh ngành sản xuất và xuất khẩu dừa ra thị trường thế giới 24
3.1. Từ phía doanh nghiệp 24
3.1.1. Nâng cao chất lượng dừa và đa dạng các sản phẩm chế biến từ dừa nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh 24
3.1.2. Tăng cường tìm hiểu, cập nhật thông tin về thị trường 24
3.1.3. Đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường 24
3.2. Kiến nghị với Nhà nước 24
3.2.1. Hoàn thiện việc quy hoạch nguồn lực, mạng lưới chế biến, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu sản phẩm dừa 24
3.2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu 25
3.2.3. Đẩy mạnh chiến lược tổng thể về hội nhập, đàm phán tham gia các hoạt động thương mại song phương 25
Kết luận 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga. Song nếu chúng ta xét theo chi phí so sánh thì lại có cách nhìn khác:
Bảng 1.2: Chi phí so sánh
Sản phẩm
Chi phí so sánh
Việt Nam
Nga
1 đv thép/1 đv quần áo
5
4
1 đv quần áo/1 đv thép
1/5
1/4
Theo chi phí so sánh thì thấy rằng chi phí sản xuất thép của Việt Nam cao hơn Nga: để sản xuất một đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo, trong khi ở Nga chỉ cần 4. Nhưng ngược lại, chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại thấp hơn Nga: để sản xuất một đơn vị quần áo ở Việt Nam chỉ cẩn 1/5 đơn vị thép, trong khi Nga cần 1/4 đơn vị. Điều này cho thấy Việt Nam có thể xuất khẩu quần áo sang Nga và nhập khẩu thép từ Nga. Khi đó cả hai quốc gia đều có lợi. Một cách tổng quát, thì ta có công thức tính lợi thế so sánh như sau:
>
thì quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y, quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng X
Hoặc: >
Thì quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y, quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng X.
Mô hình của Ricardo là mô hình đơn giản nhất cho thấy sự khác biệt giữa các quốc gia đưa đến thương mại và những cái lợi từ thương mại. Trong mô hình này, các quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tương đối có hiệu quả và nhập khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả. Đó chính là mô hình sản xuất của một nước được xác định bằng lợi thế so sánh.
Nhưng lý thuyết của Ricardo mới chỉ đề cập đến lao động là yếu tố sản xuất mà không đề cập đến vốn, đất đai, khoa học công nghệ, và các quốc gia có lao động là giống nhau về trình độ, năng suất lao động…Đó là điểm hạn chế của lý thuyết mà cần có một lý thuyết khác giải thích một cách chính xác hơn.
Lý thuyết của Heckscher – Ohlin về lợi thế tương đối
Để giải thích về lợi thế tương đối trong thương mại, thầy trò H-O đưa ra giả thiết rằng thế giới chỉ có hai quốc gia sản xuất hai loại hàng hóa là X và Y với chỉ hai yếu tố đầu vào là Tư bản và Lao động, trong đó X chứa nhiều lao động còn Y chứa nhiều tư bản. Hay nói cách khác, hàng hóa Y là hàng hóa có tỷ số Tư bản/Lao động (K/L) được sử dụng để sản xuất lớn hơn so với hàng hóa X trong cả hai quốc gia.
Nếu quốc gia thứ hai có sẵn tư bản hơn quốc gia thứ nhất, thì đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia này sẽ nghiêng về trục Tư bản, và của quốc gia thứ nhất sẽ nghiêng về trục Lao động. (Hình 1.3)
K
K
L L
Quốc gia thứ 2 Quốc gia thứ nhất
Hay nói cách khác, các quốc gia có nhiều tư bản hơn thì họ sản xuất tương đối nhiều các sản phẩm cần nhiều vốn, và các quốc gia có nhiều lao động sẽ sản xuất tương đối nhiều sản phẩm cần nhiều lao động.
Học thuyết của H-O đưa ra một mô hình cân bằng chung là lượng cầu về các yếu tố sản xuất, cùng với lượng cung sẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả yếu tố sản xuất cùng với công nghệ sẽ xác định giá cả của hàng hóa cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối cùng của hàng hóa giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương mại, tức là nước nào sản xuất những mặt hàng gì
Hình 1.4 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm của H-O
Giá cả sản phẩm
Kỹ thuật công nghệ
Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng nội địa
Cầu yếu tố sản xuất
Giá cả yếu tố sản xuất
Cầu sản phẩm cuối cùng
Mô hình mậu dịch
Phân phối thu nhập
Thị hiếu người tiêu dùng
Cung yếu tố sản xuất
Như vậy, có thể nói tóm lại về lý thuyết lợi thế so sánh của H-O qua sơ đồ trên chính là sự khác biệt cung các yếu tố sản xuất khác nhau giữa các quốc gia dẫn đến sự khác biệt của nhiều yếu tố khác và làm cho giá cả tương đối của hàng hóa khác nhau, diễn ra thương mại quốc tế. Đường in đậm chính là sự khác biệt về khả năng cung cấp tương đối các yếu tố dẫn đến sự khác nhau về giá cả tương đối của các yếu tố và của hàng hóa.
Lý thuyết của Haberler về lợi thế tương đối
Theo quan điểm của Gottfried Haberler, việc xem xét lợi thế tương đối dưới góc độ chi phí cơ hội sẽ chính xác hơn. Theo ông, chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng các hàng hóa khác phải cắt giảm để có thêm được các tài nguyên để có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa thứ nhất. Như vậy, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất ra loại hàng hóa nào đó thì có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ra hàng hóa đó. Các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh để đổi lấy sản phẩm của các nước khác sản xuất rẻ hơn một cách tương đối, và trong trường hợp này thì các quốc gia đều có lợi. Và chính sự khác nhau về chi phí cơ hội trong sản xuất là nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế
Balassa với công thức tính hệ số của lợi thế so sánh RCA
Nhà kinh tế học Balassa đề xuất công thức xác định hệ số lợi thế so sánh vào năm 1965 nhằm lượng hóa cụ thể mức độ so sánh của một mặt hàng:
RCA = /
trong đó: i là nước i,
w là toàn thế giới,
và j là sản phẩm j,
X là giá trị xuất khẩu
Trong công thức trên, nếu tỉ trọng xuất khẩu của nước i so với thế giới về mặt hàng j mà lớn hơn tỉ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i so với tổng xuất khẩu của toàn thế giới, tức là RCA >1 thì nước i có lợi thế so sánh ở mặt hàng j, hệ số này càng cao thì lợi thế so sánh càng cao, còn RCA <1 thì không có lợi thế so sánh ở mặt hàng j.
Công thức chỉ ra lợi thế so sánh là lợi thế so sánh phụ thuộc vào 4 yếu tố sản xuất là : kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng của một nước và của thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước và của cả thế giới. Do đó để làm tăng chỉ số này, cần gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tương đối. Lợi thế so sánh có thể thay đổi rất nhanh chóng, vì nó phụ thuộc vào 4 yếu tố luôn thay đổi thường xuyên. Như vậy, việc mở rộng thị trường ra thế giới trong điều kiện hội nhập nhanh chóng như hiện nay là cơ hội lớn để gia tăng lợi thế so sánh, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng tăng sản lượng nhanh và kim ngạch xuất khẩu.
1.3. Lợi thế so sánh của mặt hàng hoa quả nói chung và mặt hàng dừa nói riêng.
1.3.1. Lợi thế về điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một nước có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, tạo điều kiện để sản xuất nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Điều kiện sinh thái thuận lợi ở nhiều vùng nước ta rất thuận lợi để sản xuất rau quả nói chung vào vụ đông, trong khi cùng thời gian ở vùng viễn Đông nước Nga hay ở Trung Quốc thì bị tuyết bao phủ và không trồng trọt được gì. Người lao động Việt Nam cần cù, có nhiều kỹ năng kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng là một lợi thế đáng kể.
Dừa là một giống cây thích hợp với khí hậu và đất đai ở nước ta, có thể trồng rộng rãi ở các miền nông thôn, xung quanh hồ ao, mương rạch, lạch sông, cây lại mọc khỏe, ưa đất thoáng dày, ẩm ướt. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả nă...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top