jen_blue

New Member
Link tải miễn phí luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngành dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia tổ chức sản xuất của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngành dệt may Việt Nam hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và phát triển khá hiệu quả. Năm 2010 là năm khá thành công của ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,21 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2009, vượt 6,8% kế hoạch năm và đưa dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, công nghiệp dệt may luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và đặt vào vị trí quan trọng trong các chính sách phát triển chung của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “ … Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da, giày, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường. Khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi - dệt…” .Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định: “… Phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng… ” .Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong ngành dệt may đang diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia nhằm giành giật và chiếm lĩnh thị trường. Kết thúc giai đoạn đầu của quá trình hội nhập và bước vào giai đoạn hội nhập đầy đủ, toàn diện vào thị trường quốc tế, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam là rất lớn.
Chính vì vậy, phân tích “ Lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam hiện nay” là vấn đề hết sức bức thiết nhằm nhận thức đúng và đầy đủ về những lợi thế phát triển công nghịêp dệt may hiện nay để từ đó có các định hướng và chính sách phát triển ngành công nghiệp này một cách kịp thời và có hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
2.1 Mục tiêu chung :
Phân tích lợi thế so sánh và những lợi thế của hàng dệt may Việt Nam cũng như các nhân tố tác động đến ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Từ đó xác định xu thế cũng như phương hướng, giải pháp cho phát triển hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể :
- Phân tích lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp để phát huy lợi thế so sánh hàng dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ: các sách chuyên khảo, các tạp chí chuyên ngành, báo, Internet, các xuất bản khoa học có liên quan…
3.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. Từ những số liệu tìm được tiến hành so sánh chọn lọc những số liệu cần thiết, kiểm tra tính chính xác và trung thực của dữ liệu. Sau đó áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu và tìm hiểu về lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Không gian nghiên cứu: Ngành dệt may Việt Nam.
4.2 Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được lấy từ năm 2008 đến năm 2010.
4.3 Đối tượng nghiên cứu: - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
- Nguồn nhân lực ngành dệt may.
- Nguyên phụ liệu,cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện tự nhiên để phục vụ hoạt động sản xuất cho ngành dệt may.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.
I. Khái niệm chung về lợi thế so sánh và tính tất yếu của việc thúc đẩy phát triển hàng dệt may Việt Nam.
1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817, trong cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế”, Ricardo có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế nói riêng. Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong thực tế và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị.
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm đơn giản hóa mô hình trao đổi mậu dịch, các giả thiết đó là:
- Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai loại sản phẩm
- Mậu dịch tự do
- Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia
- Chi phí sản xuất là cố định
- Không có chi phí vận chuyển
- Chi phí sản xuất đồng nhất với tiền lương
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với quốc gia khác được coi là lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm. Trong điều kiện đó, quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương.Trong trường hợp này, một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm thì họ vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi. Còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hóa trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở vườn quốc Khoa học Tự nhiên 0
C [Free] Đề án Môi trường cạnh tranh và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành d Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0
G Đề án Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
A Đề án Nguồn gốc,bản chất của lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0
A Đề án Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập Tài liệu chưa phân loại 0
S Đề án: Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Luận văn Kinh tế 0
B Đề án: tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng Luận văn Kinh tế 0
H Đề án: Phân tích chi phí lợi ích của dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại huyện Thanh Trì, Hà Luận văn Kinh tế 0
H ĐỀ ÁN MÔN HỌC: Tạo lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng cho hàng dệt may Việt Nam khi hội nhập WTO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top