Dax

New Member

Download miễn phí Đề án Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường





Trong nền kinh tế hàng hoá, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải cố gắng tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội của hàng hoá. Nhà tư bản sẽ chiếm số chênh lệch giảm giá trị xã hội và giá trị cá biệt chừng nào năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa. Phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội được K.Mazx gọi là giá trị thặng dư siêu nghạch. Giá trị thặng dư siêu nghạch là mục đích trực tiếp cạnh tranh mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh, nó là động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý để tăng năng sức lao động.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được sử dụng tư bản. Như vậy ADam Smith và David Ricazdo là những người đầu tiên thấy được nguồn gốc của lợi nhuận là lao động không được trả công, bản chất của lợi nhuận là quan hệ bóc lột.
3-/ Học thuyết kinh tế thời kỳ hậu cổ điển với đại biểu Jcan Baptiste say: Jcan Baptiste say cho rằng lợi nhuận là hiệu suất đầu tư của tư bản mang lại. Nếu đầu tư tư bản vào sản xuất sẽ làm tăng thêm sản phẩm, phù hợp với phần tăng thêm về giá trị - từ đó máy móc tham gia vào sản xuất sẽ tham gia vào việc làm tăng thêm giá trị. Điều đó có nghĩa cùng đầu tư nhiều thì càng mang lại nhiều lợi nhuận, lợi nhuận chính là do tư bản đầu tư mang lại. Quan điểm này là thiếu cơ sở và hoàn toán chủ quan, nó thể hiện sự xa rời đối với tường phái cổ điểm.
II-/ Quan điểm của chủ nghĩa Mac về lợi nhuận:
1-/ Giá trị thặng dư, nguồn gốc của lợi nhuận.
Kế thừa có phê phán những quan điểm của ADam Smith và David Ricazdo, Kanl Mdix đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết đã chỉ rõ nguồn gốc bản chất của lợi nhuận. Khi xem sét quá trình lưu thông trong chủ nghĩa tư bản, Mazx đã thấy rằng tiền với tư cách là tư bản vận động theo công thức T- H- T. ở đây ta thấy rằng nếu số tiền thu về (T’) bằng số tiền ứng ra (T) thì quá trình vận động trên trở nên vô nghĩa, mục đích của lưu thông tiền tệ ở đây không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tăng thêm bởi vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra.
Vậy nên T’ = T + DT
Trong đó DT Mazx gọi là giá trị thặng dư.
Một câu hỏi lập tức được đặt ra là DT ở đâu ra, phải chăng chính lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm và hình thành giá trị thặng dư ? về điểm này Mazx đã nêu ra 3 trường hợp:
+ Nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái giá trị, còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi thì trước sau vẫn không thay đổi và như vậy không ai có thể thu được từ lưu thông một lượng giá trị lớn hơn hưởng giá trị đã bỏ ra.
+ Trong trường hợp trao đổi không ngang giá thì những ai có hàng hoá bán đều bán được với giá cao nhưng khi là người mua thì lại phải mua với giá cao. Xét trong toàn bộ xã hội thì giá trị không tăng lên, do đó trong trường hợp này cũng không tạo ra giá trị thặng dư.
+ "Giả sử trong xã hội có một loại người “bịp bợm” chuyên mua rẻ bán đắt thì cái mà họ được chẳng qua chỉ là của người khác mất đi mà thôi, đó là những hành động móc túi nhau ngoài xã hội". Theo Mazx việc mua rẻ bán đắt mà giàu lên thì chỉ là một vài trường hợp cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp tư bản: “Toàn bộ giai cấp các nhà tư bản của một nước không thể làm giàu trên lưng giai cấp mình”
Như vậy dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì lưu thông cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên để thực hiện một giá trị thặng dư thì giá trị thặng dư phải ở trong lưu thông, có nghĩa là hàng hoá phải bán được thì giá trị thặng dư mới được thực hiện.
TLSX
SLĐ
SX
H’
T’
H
T
- Công thức chung của tư bản không thể giải thích đầy đủ về sự xuất hiện của giá trị thặng dư, bởi vậy Mazx đã đi sâu hơn vào chính trị chung của tư bản.
Nhìn vào công thức này bản chất của vấn đề đã đều bộc lộ. Đi sâu nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa Mazx đã khám phá ra quy luật kinh tế cơ bản của PT sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị tín dụng. Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải bỏ tiền ra mua TLSX và thuê công nhân (mua hàng hoá sức lao động). Nhà tư bản đã tìm thấy một loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường đó là sức lao động. Đặc điểm của loại hàng hoá này là khi tiêu dùng nó thì nó tạo ra một giá trị lớn hơn. Như vậy giá trị sử dụng của sức lao động chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng là:
+ Người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân.
Chính hai đặc trưng trên đã dẫn đến giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua (giá cả sức lao động) luôn nhỏ hơn giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra. Điều này có thể được giải thích như sau: ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: Phần lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết, phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư. Như vậy thời gian lao động thặng dư là thời gian lao động mà nhà tư bản không phải trả tiền cho người lao động. Trên thực tế trong quá trình lao động người công nhân sáng tạo ra một giá trị mới là v+m trong đó.
v là giá trị sức lao động (tư bản khả biến).
m là giá trị thặng dư.
Tuy nhiên họ chỉ nhận được tiền công bằng giá trị hay giá cả sức lao động, còn phần giá trị thặng dư là thuộc về nhà tư bản. Từ những lập luận trên ta thấy giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận tư bản được sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất. Có bộ phận được sử dụng vào sản xuất lại tiêu hao toàn bộ và chuyển biến giá trị của nó vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào trong sản phẩm , tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được K.Mazx gọi là tư bản bất biến và ký hiệu là c. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng được K.Mazx gọi là tư bản khả biến và ký hiệu là v. Như vậy tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Vậy giá trị của hàng hoá được sản xuất bao gồm: c + v + m.
- Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư vì vậy toàn bộ hoạt động của nhà tư bản dẫn hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư. Những phương pháp có bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối:
+ Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không thay đổi gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
+ Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện đó dài ngày lao động không đối, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Muốn rút ngắn t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đề án Thuế giá trị gia tăng trong Thương mại dịch vụ và vai trò của nó trong thúc đẩy kinh do Luận văn Kinh tế 0
M Đề án Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều điều tiết vĩ mô nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1996 – Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Intranet & Extranet - Vai trò và ứng dụng Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Công ty Cổ phần và Vai trò của nó trong phát triển kinh tế nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 2
M Đề án Lãi suất - Vai trò của lãi suất và đổi mới chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay Môn đại cương 0
C Đề án Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công n Môn đại cương 0
L Đề án Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top