Download miễn phí Tiểu luận Lợi ích của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN





MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

I. Bối cảnh quốc tế trước khi việt nam gia nhập asean 3

1. Tình hình ASEAN 3

2. Tình hình Việt Nam: 3

3. Tính tất yếu của Việt Nam khi gia nhập ASEAN 4

II. Khái quát lịch sử phát triển của asean và quan hệ Việt Nam - asean 5

1. Lịch sử phát triển của ASEAN 5

2. Quan hệ Việt Nam - ASEAN 6

III. Các lợi ích của Việt nam khi gia nhập asean trên hai lĩnh vực 9

1. Lĩnh vực chính trị 9

2. Lĩnh vực đối thoại về an ninh 13

Kết luận 17

Tài liệu tham khảo 18

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nước thành viên. Hợp tác chính trị không được nêu ra nhưng tuyên bố đã đề cập đến một số nhân tố liên quan đến chính trị - an ninh khu vực. Tuyên bố Bangkok nêu rõ: “Các nước đông nam á có trách nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vực và bảo đảm sự phát triển của đất nước một cách hoà bình và tiến bộ”, và rằng các nước này quyết tâm bảo đảm sự ổn định và an ninh của mình không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình thức hay biểu hiện nào nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc của mình phù hợp với những ý tưởng và nguyện vọng của nhân dân mình, khẳng định rằng sự tồn tại của tất cả các căn cứ nước ngoài là tạm thời và chỉ được duy trì với sự tán thành công khai của các nước hữu quan và không được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để lật đổ nền độc lập dân tộc và tự do của các quốc gia trong khu vực hay làm phương hại đến các quá trình phát triển trong trật từ của các quốc gia này. Xét bối cảnh ra đời, có thể nói asean là một tổ chức được lập ra để tăng cường hợp tác khu vực, bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế của mỗi thành viên cũng như của hiệp hội.
trong thập kỷ đầu tồn tại, hợp tác asean hầu như không có gì đáng kể, thậm chí không có hội nghị cấp cao nào và cũng không có ban thư ký của hiệp hội. Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) năm 1971 là hành động hợp tác chính tri quan trọng đầu tiên của asean.
2. Tình hình Việt Nam:
Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức asean ( 7-1992 ) thể hiện sự cố gắng không mệt mỏi, với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” của các bên, nhằm xây dựng một đông nam á hoà bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển.
Sau khi Việt Nam đã ký hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của asean, thì nhận thức của các nước trong asean về việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của asean cũng biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau, tuỳ theo lợi ích của mỗi quốc gia, Inđônêxia và Malaixia cho rằng, Việt Nam nói riêng và các nước đông dương nói chung, tham gia asean sẽ có tác dụng chủ yếu trên lĩnh vực hoà bình, an ninh khu vực. Theo các nước này, Việt Nam là một nước lớn thứ hai ở khu vực, là nước láng giềng của Trung Quốc, có tiềm lực quốc phòng mạnh, đã từng chiến thắng nhiều nước đến xâm lược... Nếu trở thành thành viên của asean sẽ có lợi ích về an ninh khu vực và Việt Nam sẽ là “nước đệm” giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực. Trong khi đó Thái Lan và Xingapo xem Việt Nam là cơ hội tốt để buôn bán kinh doanh, đầu tư ... Khi trở thành thành viên đầy đủ của asean.
3. Tính tất yếu của Việt Nam khi gia nhập asean
Năm 1987, Jusuf wanandi đã viết: “Thời điểm này cũng đáng lưu ý về vai trò của asean-một lực lượng tạo thế ổn định trong lĩnh vực kinh tế và chính trị của khu vực cũng như toàn cầu. Ngày nay, asean đang cung cấp một mô hình về sự hợp tác giữa các quốc gia gần gũi nhau về địa lý.” Quan hệ ASEAN - Nhật Bản: Tình hình và triển vọng. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, trang 8.
Ngoại trưởng Xingapo là S . Gêyacuma phát biểu: “Việt Nam gia nhập asean sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một đông nam á hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh”. Vì vậy Việt nam gia nhập asean là một tất yếu và phù hợp với xu thế vận động của thế giới.
Gia nhập asean, một mặt Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các quốc gia ở khu vực đông nam á nói chung, asean nói riêng, góp phần xây dựng và phát triển tổ quốc Việt Nam. Cùng với những thắng lợi trong đường lối đối ngoại ở khu vực khác trên thế giới, việc Việt Nam gia nhập asean chứng minh đường lối đa dạng hoá,đa phương hoá, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển là hoàn toàn đúng đắn. Mặt khác, Việt Nam gia nhập ASEAN không chỉ bảo vệ được độc lập chủ quyền và an ninh của đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, mà còn góp phần vào bảo vệ hoà bình, độc lập và phát triển ở khu vực Đông Nam á và trên thế giới.
Ngày 28 - 7-1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của đất nước Brunei Darussalam tươi đẹp, trong tiếng quốc ca hùng tráng, cờ Tổ quốc của Việt Nam đã tung bay phấp phới cùng cờ của 6 nước thành viên asean khác, mở ra một trang sử mới của khu vực: Việt nam chính thức là thành viên thứ 7 của asean. Sự kiện này là một dấu son trên con đường hội nhập khu vực và thế giới, đưa đất nước tiến lên phía trước trên con đường xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Đồng thời, điều đó đã biến thành hiện thực ước mơ cháy bỏng của những người sáng lập ra asean và nhân dân trong khu vực về một hiệp hội bao gồm tất cả mười nước trong khu vực, một asean của đông nam á, do đông nam á, vì đông nam á, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau hợp tác vì hoà bình ổn định, phát triển và phồn vinh, góp phần vào sự nghiệp hoà bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
II. Khái quát lịch sử phát triển của asean và quan hệ Việt Nam - asean
1. Lịch sử phát triển của asean
Ngày 8 - 8 - 1967 tại Bangkok (Thailand) Bộ trưởng Ngoại giao các nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan đã ký bản Tuyên bố asean (Tuyên bố Bangkok) chính thức thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (gọi tắt là asean).
Tháng 1 - 1984 asean kết nạp thêm Brunei
Tháng 7 - 1995 asean kết nạp thêm Việt Nam
Tháng 7 - 1997 asean kết nạp thêm Lào và Myanmar
Tháng 9 - 1999 asean kết nạp thêm Campuchia
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển từ lúc asean 5 đến nay đã là asean 10 và điều đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: “asean đã đạt được mục tiêu ban đầu về mặt chính trị, đây là thành công lớn nhất, quan trọng nhất trong hơn 30 năm tồn tại và phát triển của Hiệp hội.”
2. Quan hệ Việt Nam - asean
Sau khi Việt Nam gửi đơn xin gia nhập asean ngày 17 - 10 - 1994 và 9 tháng sau Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của asean (ngày 28 - 7 - 1995) đã đánh dấu sự chuyển biến trong quan hệ hai bên. Việc Việt Nam gia nhập asean là một sự phát triển quan trọng ở khu vực. Nó đã chấm dứt hơn nửa thế kỷ Đông Nam á bị chia ra làm hai trận tuyến đối địch nhau, mở ra một thời kỳ mới trong khu vực, thời kỳ các bên tăng cường hợp tác cùng phát triển vì lợi ích riêng của mỗi bên và lợi ích chung của toàn khu vực.
Việt Nam tham gia asean là kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn: ‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" Tạp chí “Nghiên cứu Đông Nam á” số 2/1995, trang 20
. Và chủ trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại hội nhập với khu vực và thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi do Đại hội Đảng lần thứ VI và VII đề ra. Cùng với việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký kết hiệp định hợp tác với liên minh Châu Âu (EU), việc trở thành thành viên đầy đủ của asean đã báo hiệu một thời kỳ mới của Việt Nam, thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới, chấm dứt những năm tháng bị bao vây cô lập với bên ng...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top