lamotoctem

New Member
Cho mình hỏi: (Lê Xuân Vinh) Ngày 24/5/2012:

tui có kiểm toán một công ty kiểm toán nước ngoài có tình hình sản xuất kinh doanh như sau: hoạt động kinh doanh chính bị lỗ, hoạt động liên doanh có lãi (liên doanh với một công ty trong nước). Nếu tính gộp hai hoạt động, công ty có lãi do hoạt động liên doanh lãi lớn hơn số lỗ của hoạt động chính. Đơn vị trong năm đã thực hiện chuyển lãi ra nước ngoài, có được không ?
Ngoài ra, đơn vị không chuyển lãi bằng tiền mà chuyển lãi bằng tài sản ra nước ngoài(N 421, N 214/ C 211 xxx). Tài sản này là phương tiên vận tải được mua trong nước. Đơn vị hạch toán và xử lý như vậy có đúng không ? Xin Thank quý hội.
 

92_90

New Member
Trả lời:

 

Theo quy định tại điều 2 thông tư 86/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 thì: “Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này là lợi nhuận hợp pháp được chia hay thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định”. Và cũng theo khoản 1 điều 4 thông tư này “Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hay thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính, sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp”. Do đó nếu công ty có lãi và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam thì được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Cũng theo điều 2 khoản 2 thông tư trên thì: “Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hay bằng hiện vật.

- Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;

- Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan”.

Việc hạch toán đối với tài sản chuyển ra nước ngoài thì hai bên cần thống nhất quy đổi giá trị tương ứng của tài sản này.

-          Nếu giá trị thỏa thuận cao hơn giá trị còn lại của tài sản:

Nợ TK 421: giá trị thỏa thuận

Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Có TK 711: Chênh lệch giữa giá thỏa thuận với giá trị còn lại của tài sản.

-          Nếu giá trị thỏa thuận thấp hơn giá trị còn lại của tài sản:

Nợ TK 421: giá trị thỏa thuận

Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811: Chênh lệch giữa giá thỏa thuận với giá trị còn lại của tài sản

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

-          Nếu giá trị thỏa thuận bằng giá trị còn lại của tài sản:

Nợ TK 421: giá trị thỏa thuận

Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

NK

 
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top