daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................1
MỤC LỤC ..........................................................................................................................2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................3
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................................14
1.2. Lễ hội Gò Tháp trong diện mạo lễ hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ..................37
1.3. Cơ sở lý luận .....................................................................................................................40
Tiểu kết..............................................................................................................................48
Chương 2. TÍNH THIÊNG VÀ TÍNH THẾ TỤC CỦA LỄ HỘI GÒ THÁP ..50
2.1. Tính thiêng của lễ hội Gò Tháp .......................................................................................53
2.2. Tính thế tục của lễ hội Gò Tháp.......................................................................................70
2.3. Quan hệ giữa tính thiêng và tính thế tục của lễ hội Gò Tháp.........................................75
Tiểu kết..............................................................................................................................85
Chương 3. CHỦ/KHÁCH THỂ CỦA LỄ HỘI GÒ THÁP TRONG QUAN HỆ
VỚI TÍNH THIÊNG VÀ TÍNH THẾ TỤC..............................................................87
3.1. Thái độ của người dân với nhân vật thờ và nghi thức thờ cúng ....................................87
3.2. Ban Hội hương trong quan hệ với tính thế tục................................................................99
3.3. Cơ quan Quản lý Nhà nước trong quan hệ với tính thế tục .........................................102
3.4. Bàn luận việc ứng xử của chủ/khách thể với tính thiêng và tính thế tục trong lễ hội Gò
Tháp hiện nay.........................................................................................................................110
Tiểu kết........................................................................................................................... 118
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 123
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 137
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội Gò Tháp là một di sản văn hoá vô cùng quý giá của tỉnh
Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung. Việc đi
sâu nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể, lễ hội Gò Tháp để thấy
rõ vai trò của nó trong đời sống tinh thần người dân; qua đó phục
hồi, bảo tồn và phát huy giá trị đã trở nên cấp thiết và có ý nghĩa
quan trọng trong hội nhập và phát triển đất nước ngày nay. Nhận
thức được những vấn đề cấp thiết trên, NCS chọn Lễ hội Gò Tháp
trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận
án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm rõ quá trình hình
thành và phát triển lễ hội Gò Tháp trong tiến trình khai hoang mở
mang bờ cõi của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long nói
chung, vùng Ðồng Tháp Mười nói riêng;
- Qua nghiên cứu lễ hội, nhằm biết được thái độ của người dân
nơi đây đối với nhân vật thờ tự trong lễ hội này;
- Nghiên cứu lễ hội Gò Tháp để biết được vai trò của nó trong
đời sống tinh thần của người dân Gò Tháp nói riêng và tỉnh Đồng
Tháp nói chung;
- Biết được vai trò của Ban Hội hương và cơ quan quản lý Nhà
nước đối với lễ hội này;
- Nhằm khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cha
ông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, phục vụ nhu cầu tâm linh trong
đời sống văn hóa của người dân nơi đây;
- Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra một số ý
kiến nhằm phát huy và bảo tồn những giá trị của loại hình văn hóa
dân gian này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung;2
- Luận án nghiên cứu, giải mã, mô tả chi tiết về lễ hội Gò Tháp
đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay thành một công trình khoa
học; cung cấp tư liệu cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và
những ai quan tâm tới lễ hội này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thuật ngữ nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của
người dân tỉnh Đồng Tháp trên địa bàn xã Tân Kiều, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài lấy di tích đền thờ Thiên hộ Dương, Đốc
binh Kiều, miếu bà Chúa Xứ làm cơ sở chính. Đồng thời, lấy lễ hội Gò
Tháp vào rằm tháng 3 và rằm tháng 11 âm lịch đang diễn ra trong
giai đoạn hiện nay để nghiên cứu; tuy nhiên có liên hệ đến quá
trình hình thành và phát triển lễ hội này từ xưa tới nay.
3.2. Thuật ngữ nghiên cứu
Luận án sử dụng một số thuật ngữ nghiên cứu như: lễ hội, đời
sống tinh thần; tính thiêng, tính thế tục.
Thuật ngữ lễ hội: Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của
người dân tỉnh Đồng Tháp, là một hoạt động tâm linh, tín ngưỡng
của người dân tỉnh Đồng Tháp, được tổ chức trên địa bàn Gò Tháp.
Người dân tổ chức lễ hội nhằm tưởng niệm các nhân vật đã có công
đánh giặc giữ nước, giúp dân trong những ngày đầu mở mang bờ
cõi, khai hoang lập nghiệp.
Thuật ngữ đời sống tinh thần: Đời sống tinh thần đối lập với
đời sống vật chất, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với vật chất. Đời
sống tinh thần là hoạt động tinh thần, là kết quả phản ánh thực tiễn
của con người, là nguồn động lực tích cực, quyết định đối với hoạt
động sống của cá nhân và cộng đồng xã hội.
Thuật ngữ tính thiêng, tính thế tục: Tính thiêng:Theo Đại từ
điển Tiếng Việt: Thiêng có nghĩa: “1/ Có phép thuật kỳ lạ, khiến3
người ta phải nể sợ, tôn kính. 2/ Rất linh nghiệm, nói đến là thấy
hiển hiện, là thấy có thật”. Thế tục: 1/ Tập tục ở đời: ăn ở phải theo
thế tục. 2/ Đời sống trần tục, phân biệt với đời sống tu hành.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thống kê, phân loại qua các tư liệu liên quan
Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài Lễ hội Gò Tháp trong
đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp, NCS tiến hành
thu thập các tài liệu, các công trình liên quan đến đề tài đã được
công bố; đọc, thống kê và phân tích dữ liệu, phân loại và thu thập
các kết quả liên quan đến đề tài để nghiên cứu. Các nguồn tài liệu
thu thập từ các tác giả trong và ngoài nước phục vụ cho việc nghiên
cứu có nội dung như: Các công trình, các bài báo đăng trên các tạp
chí chuyên ngành viết về lễ hội Gò Tháp; các công trình văn hóa
dân gian, các công trình và các bài báo nghiên cứu về lĩnh vực lễ
hội, đình chùa, miếu, tín ngưỡng, phong tục tập quán,... (về lĩnh
vực văn hóa vật thể và phi vật thể) trong tỉnh Đồng Tháp, trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
4.2. Điền dã, quan sát tham dự
Cùng với việc thu thập, phân tích và lựa chọn những vấn đề
liên quan đến đề tài có trong tư liệu; tác giả đi tới địa bàn nơi tổ
chức lễ hội để điền dã, tham gia - quan sát; quay phim, chụp ảnh;
giúp luận án nhận diện rõ hơn về hiện trạng, quá trình thực hành nghi
lễ của người dân, của khách hành hương, của Bạn Hội hương và của
các cơ quan chức năng nhà nước trong suốt mùa lễ hội diễn ra.
4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong những đợt đi tới địa bàn tổ chức lễ hội để điền dã, tham
dự lễ hội; gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn người dân, phỏng vấn khách
hành hương, phỏng vấn Ban Quản lý Khu di tích và lễ hội qua các
thời kỳ; phỏng vấn Ban lãnh đạo, những người làm công tác quản4
lý văn hóa nói chung... Những cuộc phỏng vấn sâu này là nguồn tư
liệu hữu ích giúp luận án nhận diện rõ hơn về hiện trạng, quá trình
hình thành và phát triển di tích, lễ hội tới giai đoạn ngày nay, và kế
hoạch xây dựng, phát triển di tích, lễ hội trong tương lai. Đồng thời
giúp luận án nắm rõ hơn về mặt tâm linh, tín ngưỡng của người dân
đối với lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Để phân tích, đánh giá toàn diện về lễ hội Gò Tháp, NCS sử
dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Xã hội học, Nhân học
văn hóa, Văn hóa dân gian trong quá trình hình thành và phát triển,
gắn liền với lịch sử khai hoang mở mang bờ cõi của người Việt
vùng Tây Nam Bộ.
4.5. Miêu thuật – khảo tả
Trong quá trình đi điền dã, tham gia lễ hội; cùng với việc ghi
chép những thông tin phỏng vấn của người dân; Luận án ghi chép,
miêu thuật – khảo tả lại hiện trạng thực tế nơi đang diễn ra lễ hội,
về không gian tổ chức lễ hội; mô tả trình tự các bước thực hành lễ
hội từ việc chuẩn bị của Ban Quản lý Khu di tích, Ban Hội hương,
các cơ quan nhà nước khác và của người dân. Tiếp theo, luận án
miêu thuật các bước hành lễ khi thực hiện các nghi thức lễ bái từ
lúc mở màn cho đến kết thúc lễ hội. Luận án miêu thuật – khảo tả
lại những hoạt động thực hành tín ngưỡng của người dân và khách
hành hương trong quá trình đến thăm viếng, tham gia lễ hội từ lúc
mở màn cho đến lúc kết thúc lễ hội...
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tính thiêng, tính huyền thoại trong lễ hội của người Việt ở đồng
bằng sông Cửu Long nói chung, lễ hội Gò Tháp này nói riêng, không
được như ở Bắc Bộ, nhưng tại sao mỗi mùa lễ hội đến, lại thu hút5
một lượng khách rất đông về đây tham gia lễ hội? Cho đến nay, đã có
nhiều công trình nghiên cứu đến đề tài này hay chưa, và nếu có thì
nghiên cứu ở mức độ nào?... là những vấn đề đặt ra cần làm sáng rõ
đối với lễ hội này trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Giả thuyết khoa học
Gắn liền với quá trình khai hoang mở mang bờ cõi của người
Việt ở vùng Tây Nam Bộ, lễ hội Gò Tháp có tuổi đời tướng đối
ngắn, quá trình thiêng hóa nhân vật thờ tự chưa trọn vẹn. Người dân
tổ chức lễ hội, nhằm bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với nhân vật
thờ tự đã có công giúp dân trong những ngày đầu khai hoang lập ấp.
Cho đến hiện nay, luận án là một công trình khoa học đầu tiên
nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh
thần của người dân tỉnh Đồng Tháp; cung cấp tư liệu cho các nhà
quản lý, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tới lính vực này
dưới góc nhìn văn hóa dân gian.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án là công trình nghiên cứu nhằm sáng tỏ thêm một số
đặc trưng và giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội Gò Tháp ở tỉnh
Đồng Tháp dưới góc nhìn Văn hóa dân gian;
Góp phần lý giải sự tác động qua lại giữa các yếu tố địa lý, sinh
thái với lịch sử tộc người trong quá trình định hình các tín ngưỡng
dân gian ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tín ngưỡng
người Việt qua góc nhìn văn hóa dân gian tại tỉnh Đồng Tháp;
Thông qua đề tài nghiên cứu, giúp các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của di tích, lễ hội
Gò Tháp ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, xây dựng kế hoạch, chương
trình tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của loại
hình văn hóa dân gian này;
Làm sáng tỏ vấn đề hỗn dung giữa văn hóa gốc và văn hóa của6
những người đi khai hoang mở mang bờ cõi, chịu sự tác động và có
mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa người Việt ở Nam Bộ nói chung,
tỉnh Đồng Tháp nói riêng;
Thông qua đề tài, người đọc có khả năng nhận thức đầy đủ,
khoa học về hệ thống lễ hội Gò Tháp, làm tư liệu tham khảo cho
quá trình quy hoạch bảo tồn và khai thác văn hóa tỉnh Đồng Tháp
nói chung.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm hai phần, chính văn và phụ lục.
Phần chính văn: Ngoài mở đầu (10 trang), kết luận (3 trang),
danh mục các công trình đã công bố (1 trang), tài liệu tham khảo (14
trang), nội dung luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý
luận của đề tài (36 trang); Chương 2. Tính thiêng và tính thế tục của
lễ hội Gò Tháp (37 trang); Chương 3. Chủ/khách thể của lễ hội Gò
Tháp trong mối quan hệ với tính thiêng và tính thế tục (32 trang).
Phần phụ lục: Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Tháp Mười (1
trang); Phụ lục 2. Bản đồ khu di tích Gò Tháp (3 trang); Phụ lục 3.
Bảng thống kê tiền công đức lễ hội từ năm 1992 đến nay (2 trang);
Phụ lục 4. Một số bài văn tế (6 trang); Phụ lục 5. Ảnh di tích và lễ hội
Gò Tháp (22 trang); Phụ lục 6. Danh sách những người cung cấp
thông tin cho luận án (2 trang); Phụ lục 7. Quy chế tổ chức hoạt động
của BHH và BQL Khu di tích (30 trang); Phụ lục 8. Gỡ băng phỏng
vấn sâu (29 trang).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đi tới đâu chúng7
ta cũng dễ dàng được trải nghiệm với cuộc sống của người dân
thông qua lễ hội, được tổ chức với nhiều dạng thức, tên gọi, ý nghĩa
khác nhau. Nhiều nhất là vào dịp đầu năm và thứ đến là dịp cuối
năm. Mục đích của lễ hội chủ yếu nhằm tưởng niệm, tôn vinh nhân
vật có thật trong lịch sử, hay một sự kiện nào đó, hay qua các
truyền thuyết được nhân dân thêu dệt, hư cấu, nhằm gửi gắm niềm
tin tín ngưỡng của mình vào nhân vật ấy. Có những lễ hội lên đến
hàng ngàn năm tuổi như ở Bắc Bộ và ít nhất cũng trên cả trăm năm
tuổi như ở Nam Bộ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là dạng lễ
hội dân gian, hay lễ hội truyền thống..., được hình thành dựa trên
cơ sở tín ngưỡng của người dân.
Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh
Đồng Tháp thuộc dạng lễ hội dân gian. Để nắm rõ về lễ hội này,
trước hết, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình như sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội của người Việt đồng bằng
sông Cửu Long
Các công trình: Gia Định thành thông chí; Văn hóa dân gian
người Việt ở Nam Bộ; Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt
Nam; Lễ hội cổ truyền của người Việt – Cấu trúc & thành tố; Tục
thờ thần qua am miếu Nam Bộ.... viết về lễ hội Gò Tháp mới chỉ
xuất hiện một số bài viết ngắn hay một bài tạp chí khoa học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lễ hội Gò Tháp
Qua nghiên cứu phần tổng quan trên đây cho thấy, việc sưu
tầm, nghiên cứu lễ hội truyền thống vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung, mà đặc biệt là lễ hội Gò Tháp đã trải qua một quá
trình nhất định. Tuy đã có một số công trình sưu tầm nghiên cứu về
lĩnh vực văn hoá tại tỉnh Đồng Tháp nhìn chung còn ít, mới chỉ
xuất hiện ở dạng một số bài báo đăng trên tạp chí... Do đó, nghiên
cứu sinh chọn đề tài Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của8
người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận án tiến sĩ của mình là hoàn
toàn mới và phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.2. Lễ hội Gò Tháp trong diện mạo lễ hội của người Việt
vùng Tây Nam Bộ
Nằm trong dòng chảy lễ hội người Việt ở vùng Tây Nam Bộ,
lễ hội Gò Tháp có tuổi đời tương đối ngắn, gắn liền với quá trình
khai hoang, mở mang bờ cõi của người Việt. Lễ hội Gò Tháp là tên
gọi chung cho nhiều lễ hội được tổ chức trong năm trên địa bàn Gò
Tháp, thuộc ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
1.3. Cơ sở lý luận
1.3.1. Cấu trúc lễ hội
Nhằm nghiên cứu, làm rõ nội dung đề tài, luận án sử dụng
khung lý thuyết từ công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt - Cấu
trúc và thành tố của GS.TS. Nguyễn Chí Bền, áp dụng vào nghiên
cứu thực tế lễ hội đang diễn ra tại Gò Tháp hiện nay.
1.3.2. Sự hình thành và quá trình thiêng hóa nhân vật thờ tự
1.3.2.1. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 âm lịch
Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 hay còn gọi là lễ hội bà Chúa
Xứ Gò Tháp diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 và rạng sáng ngày 16
tháng 03 âl hàng năm (trước năm 2006 chỉ tổ chức từ ngày 15 đến
rạng sáng 16). Đây không phải là ngày sinh, cũng không phải là
ngày mất của bà, mà là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với
bà - Người đã có công khai phá, tạo dựng và cai quản vùng đất này.
Đồng thời, đây cũng là ngày lễ hạ điền – xuống giống; qua lễ hội,
người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, không có thiên tai, dịch
bệnh, cầu cho vụ mùa bội thu hơn trước. Lễ hội bà Chúa Xứ thuộc
tâm linh, tín ngưỡng dân gian, và có trước lễ hội Thiên hộ Dương,
Đốc binh Kiều; vào khoảng thế kỷ VI sau Công nguyên, nơi đây là
một ngôi đền thờ Hindu giáo. Tương truyền, đến thế kỷ 18, người9
Việt từ Đàng Ngoài vào Gò Tháp khai hoang lập ấp, thấy nơi đây
linh thiêng, ứng nghiệm nên họ thường tới thắp hương cầu khấn ơn
trên phù hộ độ trì; đồng thời, tạ ơn những người đi trước đã có công
khai phá tạo dựng nên vùng đất này. Với sự linh thiêng đó, năm
1914, người dân nơi đây cùng nhau cất lên một cái miếu bằng vật
liệu nhẹ để thờ cúng (đã bị sụp đổ trong chiến tranh). Từ đó đến
nay, qua nhiều đợt di dời và bị chiến tranh tàn phá; việc thờ cúng
miếu bà còn đơn lẻ, trong phạm vi một số hộ sống xung quanh Gò
Tháp thực hiện. Từ năm 1975 trở lại đây, việc thờ cúng tại miếu bà
được người dân quan tâm và biết đến nhiều hơn. Cùng với lễ hội
Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, lễ hội bà Chúa Xứ ngày một lớn
mạnh, tầm ảnh hưởng không chỉ còn là làng, xã hay huyện, mà sức
lan tỏa mạnh mẽ ra cả tỉnh Đồng Tháp, cả vùng Đồng Tháp Mười
rộng lớn, và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay.
1.3.2.2. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 âm lịch
Kiều ngày nay. Một trong những tiết mục tế lễ là tiết mục múa bóng rỗi. Giáo
Gồng cho người ra tận Cầu Xéo (Cái Bè) rước bà bóng Ba, một bà bóng nổi
tiếng lúc bấy giờ.
Lúc mọi người mải mê xem bà bóng Ba rỗi (múa), bỗng một cậu bé
chừng mười bốn tuổi tách ra khỏi đám người xem, lột phăng áo ra bịt đầu
chạy lên sạp – nơi bà bóng Ba đang múa – tát cho bà này mấy cái nẩy lửa rồi
quát: Ta không ưa cái trò đồng bóng này, dẹp hết ngay, nếu không ta vặn
họng hết bây giờ!... Giáo Gồng không biết chuyện gì xảy ra, nhưng thấy cậu
bé mặt mày đỏ gay, thái độ dữ dội quả quyết, liền sụp xuống lạy và hỏi: Xin
ngài tha lỗi, nếu ngài không thích tui sẽ dẹp ngay, nhưng xin dám hỏi ngài là
ai và ngài có yêu cầu gì? Cậu bé trả lời: Ta là quan Đốc binh Trần Phú Kiều
của ngài Thiên hộ Dương, mộ ta phía sau này đây, mà làm sao các ngươi biết
được. Ta mất ngày 16 – 3, sau đem về đây an táng ngày 16 – 11. Hát bội còn
làm cho ta thấy thích thú, chớ cái trò múa may quay cuồng này làm ta rối mặt
quá. Các ngươi nghe ta, thế là tốt. Thôi ta đi đây! Nói xong, cậu bé ngã xuống
bất tỉnh nhân sự, mồ hôi vã ra như tắm, một hồi lâu tỉnh lại, bỏ đi đâu mất.
Theo sự chỉ dẫn đó, người dân Gò Tháp vun đất chất đá thành một nấm
mồ đơn sơ. Một mái đền thờ bằng tre lá cũng được dựng lên để tưởng niệm
người anh hùng Đồng Tháp đã xả thân vì nước mà lâu nay bị lãng quên [47,
tr.110-113].
3.1.1.2. Thái độ của người dân được thể hiện qua những câu chuyện
linh thiêng
Vào những đợt điền dã dài ngày tại Gò Tháp, NCS may mắn được gặp
cụ bà 74 tuổi, người dân Gò Tháp kể rằng: cách đây khoảng tháng 11 năm
(2005), người dân đưa ngựa về Khu di tích làm cảnh chụp hình, bỗng nhiên
chú ngựa chạy cuồng khắp Khu di tích, lúc này đang mùa lễ hội, khách hành
hương rất đông, tuy nhiên, ngựa vẫn không chạy trúng một ai. Người dân bàn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top