daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoc dân gian nảy sinh và tồn tai như một bộ phận hợp thành của sinh
hoat văn hóa của nhân dân. Đời sống sinh hoat nhân dân là môi trường sống của
tác phẩm văn hoc dân gian. Văn hoc dân gian luôn được diễn xướng bằng nhiều
hình thức khác nhau ở những môi trường sinh hoat dân gian khác nhau (nghi lễ,
lao động, sinh hoat). Mỗi thê loai văn hoc dân gian lai gắn với một hình thức
diễn xướng khác nhau. Môi trường diễn xướng của truyền thuyết thường gắn
liền với lễ hội.
Nguyễn Minh Không là nhân vật lịch sử đê lai dấu ấn quan trong trong
lịch sử dân tộc và được nhân dân yêu quý, được người đời dệt nên những truyền
thuyết đẹp. Truyền thuyết về Nguyễn Minh Không là hệ thống truyện kê dân
gian được lưu truyền và gắn bó mật thiết với tín ngưỡng, lễ hội ở Ninh Bình đặc
biệt ở huyện Gia Viễn - quê hương ông.
Trước nay, việc sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết Nguyễn Minh
Không ở Ninh Bình còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa xứng với vị thế
của ông đối với quê hương và trong lịch sử dân tộc.
Vì vậy, việc nghiên cứu truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền
Thánh Nguyễn ở Ninh Bình là việc làm cần thiết, góp phần khẳng định vị trí của
Nguyễn Minh Không cùng lễ hội về ông trong tâm thức người dân Ninh Bình
nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, đây sẽ là một đóng góp cụ thê cho
hướng giữ gìn và giảng day văn hoc dân gian địa phương theo hướng tích hợp.
Là một người con của quê hương Ninh Bình - nơi có nhiều lễ hội truyền
thống, nơi được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, tui mong muốn đóng góp
một phần công sức vào việc giữ gìn và phát triên di sản văn hoá dân gian trên
quê hương mình. Việc nghiên cứu và giới thiệu về truyền thuyết Nguyễn Minh
Không và lễ hội đền Thánh Nguyễn ở Ninh Bình sẽ giúp tui có thêm những hiêu
biết về văn hoá dân gian địa phương, có ý nghia thiết thực cho công tác giảng
day của tui hiện nay.
Với những lý do mang tính lý luận và thực tế trên, chúng tui đã lựa chon
nghiên cứu đề tài: Truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền Thánh
Nguyễn ở Ninh Bình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội
Theo quan điêm của Mác thì thần thoai gắn liền với thời kỳ ấu thơ của
nhân loai “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”,
nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức”. Thần thoai đã có một vai trò tích cực trong đời
sống tinh thần của con người đồng thời phản ánh nhận thức của người nguyên
thuỷ về vũ trụ, về cuộc đấu tranh với thiên nhiên, sinh hoat xã hội. Truyền
thuyết là một thê loai văn hoc dân gian, ra đời sau truyện thần thoai - khi con
người bứt ra khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kỳ
được đánh dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu
sắc, nên còn được goi là thời kỳ của “thanh kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng
sắt”. Trong văn hoc dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một thê loai được xác
định khá muộn so với các thê loai khác. Nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của
thời kì tiền sử, sự khởi đầu của thời kì sơ sử, với sự hình thành của nhà nước
Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kì văn hoá kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông
Sơn. Truyền thuyết thường sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự
kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kê lai truyện tích
các nhân vật lịch sử hay giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo
quan điêm của nhân dân. Đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyền
thuyết, có nhiều hướng tiếp cận, nhiều định nghia khác nhau về truyền thuyết.
Khái niệm truyền thuyết được dùng với nội hàm như ngày nay đã trải qua
nhiều tranh luận, bàn cãi của các nhà nghiên cứu, hoc giả đê định hình khái
niệm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyền thuyết Việt Nam và sự đa
dang, phong phú của thê loai này còn đặt ra nhiều vấn đế cần được giải quyết:
Một số tác giả phủ nhận sự tồn tai của truyền thuyết với tư cách là thê loai văn
hoc dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh... Ngược lai, Đỗ
Bình Trị, Kiều Thu Hoach và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền
thuyết là một thê loai tự sự dân gian.
Bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của trường Đai hoc sư pham Hà
Nội, (Đỗ Bình Trị chủ biên, năm 1961) bước đầu khẳng định truyền thuyết là
một thê loai “Truyền thuyết là những truyện cổ có dính líu đến lịch sử mà lại có
sự kì diệu - là lịch sử hoang đường, là những truyện tưởng tượng ít nhiều có gắn
với sự thực lịch sử”
Trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian
Việt Nam (NXB KHXH, 1970), Kiều Thu Hoach, có tới ba bài viết khẳng định
truyền thuyết là một thê loai văn hoc dân gian. Ông chỉ ra: Truyền thuyết là một
thê tài truyện kê truyền miệng nằm trong loai hình tự sự dân gian; nội dung cốt
truyện của nó là kê lai truyện tích các nhân vật lịch sử hay giải thích nguồn gốc
các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là
khoa trương phóng đai, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ
như cổ tích và thần thoai…
Vào đầu những năm 80, trong cuốn Từ điển văn học (NXB Thế giới,
1984), mục từ “Truyền thuyết” do Chu Xuân Diên viết, cũng đã khẳng định
truyền thuyết là một trong những thê loai tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với
các thê loai tự sự dân gian khác như thần thoai và truyện cổ tích.
Các cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tập II (Hoàng Tiến Tựu
NXB Giáo dục, 1990), Văn học dân gian Việt Nam (Lê Chí Quế chủ biên, NXB
ĐHQG, 1990), Văn học dân gian (Pham Thu Yến chủ biên, NXB ĐHSP,
2002… đều dành một chương cho việc nghiên cứu truyền thuyết với tư cách là
một thê loai độc lập.
Cuốn Từ điển tiếng Việt, định nghia “Truyền thuyết là truyện dân gian
truyền miệng về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường mang
nhiều yếu tố thần kì”. [50, tr.1053].
Còn các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học, định nghia: “Truyền
thuyết là một thể loại dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các
nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trong tới một thời kì, một bộ tộc,
một địa phương hay một quốc gia”. [26, tr.367].
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, lai định nghia: “Truyền
thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi thường kể lại các sự kiện và các nhân vật
có liên quan đến lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng
để lý tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kê, thê hiện ý thức lịch sử của
nhân dân”. [53, tr.73].
Trên cơ sở tìm hiêu các định nghia về truyền thuyết nói trên, chúng tôi
nhận thấy các tác giả đều chung một quan điêm coi truyền thuyết tồn tai với tư
cách là một thê loai văn hoc dân gian độc lập. Các tác giả cũng công nhận về
đặc điêm của truyền thuyết là gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Lễ hội là loai hình sinh hoat văn hoá văn hoá cổ truyền tiêu biêu của nhiều
tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Lễ hội là sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triên trong quá trình lịch sử, phản chiếu khá
trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Lễ hội là nơi lưu giữ những tín
ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoat văn hóa văn nghệ dân gian, nơi phản ánh tâm
thức người Việt Nam một cách trung thực nhất. Lễ hội ra đời, tồn tai gắn với quá
trình phát triên của nhiều tộc người nói chung và làng xã người Việt nói riêng, nó
phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng.
Một trong những giá trị tiêu biêu của lễ hội các làng xã người Việt là giá trị văn
hoá và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng.
Nói về tầm quan trong của lễ hội, tác giả Nguyễn Duy Quý trong bài phát
biêu tai Hội thảo Khoa hoc “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện
đại” đã khẳng định: “Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm
các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh
thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc, có sức
cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội”. Bên canh đó,
khi đề cập đến lý thuyết lễ hội, tác giả Trần Ngoc Thêm và các cộng sự lai cho
rằng: “Lễ hội là sự tổng hợp cái linh thiêng và cái trần thế, nhằm thể hiện lòng
biết ơn và bày tỏ nguyện vọng cùng sự cầu mong của mình đối với tổ tiên và các
thế lực siêu nhiên trong vũ trụ; phân bố theo không gian; có khuynh hướng thiên
về tinh thần; mang đặc tính mở (lôi cuốn mọi người tìm đến); mục đích nhằm
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chon đề tài ................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................................ 1
2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội..................................................................... 1
2.2. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết Nguyễn Minh Không ................................................ 5
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 6
3.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 6
4.1. Nhiệm vụ ........................................................................................................................ 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6
5. Pham vi nghiên cứu ............................................................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................................... 7
B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1................................................................................................................................... 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa ở Ninh Bình .............................................................. 8
1.1. 1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm lịch sử .......................................................................................................... 8
1.1.3. Văn hóa truyền thống ở Ninh Bình.............................................................................. 9
1.1.4. Văn học...................................................................................................................... 12
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Minh Không................................................................... 16
1.2.1. Bối cảnh thời đại Nguyễn Minh Không sinh sống..................................................... 16
1.2.2. Đôi nét về quê hương Gia Viễn - nơi sinh Nguyễn Minh Không............................... 19
1.2.3. Thân thế nhân vật ...................................................................................................... 20
Tiêu kết chương 1.................................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2.................................................................................................................................. 25
TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN MINH KHÔNG Ở NINH BÌNH............................................. 25
2.1. Khảo sát truyền thuyết về Nguyễn Minh Không.............................................................. 25
2.1.1. Thống kê số lượng các truyền thuyết......................................................................... 25
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình............. 27
2.2. Hình tượng Nguyễn Minh Không trong truyền thuyết..................................................... 29
2.2.1. Nguyễn Minh Không là con người đời thường.......................................................... 30
2.2.2. Nguyễn Minh Không in dấu địa danh với quê hương Ninh Bình ............................. 34
2.2.3. Nguyễn Minh Không trên cương vị một người thần y ............................................... 36
2.2.4. Nguyễn Minh Không - ông tổ nghề đúc đồng............................................................ 40
2.2.5. Nguyễn Minh Không trên cương vị thiền sư.............................................................. 42
2.2.6. Nguyễn Minh Không là nhân vật khổng lồ................................................................ 46
2.2.7. Nguyễn Minh Không trên cương vị thần linh ............................................................ 48
2.3. Kết cấu.............................................................................................................................. 51
2.3.1. Kết cấu từng đơn vị riêng lẻ ...................................................................................... 51
2.3.2. Kết cấu xâu chuỗi ..................................................................................................... 54
2.4. Mô típ ............................................................................................................................... 57
2.4.1.Mô típ sinh nở thần kì................................................................................................. 57
2.4.2. Mô típ tướng lạ, tài lạ................................................................................................ 59
2.4.3. Mô típ chiến công phi thường.................................................................................... 60
2.4.4. Mô típ hóa thân ......................................................................................................... 61
Tiêu kết chương 2.................................................................................................................... 63
CHƯƠNG 3................................................................................................................................. 64
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT ............................................................................. 64
NGUYỄN MINH KHÔNG VỚI LỄ HỘI ĐỀN THÁNH NGUYỄN......................................... 64
3.1. Lễ hội đền Thánh Nguyễn ................................................................................................ 64
3.1.1. Lịch sử lễ hội đền Thánh Nguyễn .............................................................................. 64
3.1.2. Thời gian và không gian lễ hội.................................................................................. 65
3.1.3. Tổ chức lễ hội ............................................................................................................ 67
3.1.4. Nội dung phần lễ ....................................................................................................... 70
3.1.5. Nội dung phần hội ..................................................................................................... 77
3.2. Ý nghia lễ hội đền Thánh Nguyễn.................................................................................... 78
3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đền Thánh Nguyễn. ........................................ 80
3.4. Lễ hội đền Thánh Nguyễn, tín ngưỡng, phong tục tập quán ở Ninh Bình ...................... 82
3.4.1. Lễ hội đền Thánh Nguyễn gắn với tín ngưỡng .......................................................... 82
3.4.2. Lễ hội đền Thánh Nguyễn gắn với phong tục tập quán............................................. 85
Tiêu kết chương 3.................................................................................................................... 87
C. KẾT LUẬN............................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 91
Phụ lục 1 Truyền thuyết dân gian về Nguyễn Minh Không.................................................... 95
Danh sách khảo sát viên ........................................................................................................ 107
Phụ lục 2................................................................................................................................ 109
Tài liệu tham khảo đã thành văn............................................................................................ 109
Phụ lục 3................................................................................................................................ 117
Tư liệu ảnh............................................................................................................................. 117

có phẩm chất đa dang: có yêu thương, có đồng cảm, có giận dỗi. Điều đó, khiến
cho nhân vật hiện lên chân thực và sinh động. Khi gặp người trong hoàn cảnh
hoan nan, khó khăn, ông giúp đỡ tận tâm. Trong truyện Ông lớn gánh núi,
khi người dân đến nhờ, ông không quản ngai khó khăn, gánh núi giúp người dân
có đường đê đi, có ruộng đê trồng cấy.“Dân các nơi bàn nhau đến kêu với ông về
nỗi khổ do núi non mọc hết các cánh đồng, chặn ngang đường đi lối lại, chặn mất
các dòng sông đánh cá(...) Ông gánh các quả núi xếp gọn về phía tây, phía bắc,
dọn sạch đồng nương cho dân trồng cấy. Bởi vậy, bây giờ núi mới xếp hàng
thành dãy ở cả phía tây, phía bắc như ngày nay”.[PL2, tr.112]. Đó là hành động
phi thường của người anh hùng văn hóa: dắt núi, đào sông tao nên những vùng
đất bằng phẳng đê người dân dễ cày cấy. Hành động của ông lớn gắn với
những hoat động của con người Ninh Bình xưa kia. Người dân đã bền bỉ cải tao
và đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt. Thế nhưng cũng có lúc ông Khổng Lồ
nổi giận. Sự nổi giận của ông được thê hiện qua lời nguyền với người dân làng
Trì Động ở Nho Quan Ninh Bình.
“Làm cho Trì Động biết tay
Trăm năm chảy thuế đi may về nồm
Từ đấy trở đi, người làng Trì Động đi trẩy thuế qua quãng sông này cả đi
và về đều ngược gió, đi lại vất vả vô cùng. Lúc ấy người dân Làng Trì Động mới
vỡ lẽ câu hát nghêu ngao trước đó của ông lớn là lời nguyền trừng phạt đã
phá đó của ông”. [PL1, tr.100]. Sự nổi giận của ông lớn thật đáng sợ, đê
lai hậu quả lâu dài. Một lần ông đi xin mẻ, nấu cá nhưng người dân không cho.
Ông rất tức giận. Trong truyện Sự tích cánh đồng chua, kê lai “Một hôm đi đánh
cá, cá đã đánh được nhưng ông quên không mang lọ mẻ. Ông vào làng gần đó
xin mẻ. Ông gặp một bà lão mắt kém đang nấu cơm trong bếp. Bà lão không cho
mẻ. Ông tức giận nói: làng các bà không có tui cho một ít. Ông đang cầm chiếc
lá khoai, ném xuống cánh đồng gần đó. Từ đó về sau cả cánh đồng rộng lớn
thuộc xã Gia Phong huyện Gia Viễn bị nhiễm chua, không trồng cấy được. Dân
gian còn gọi là cánh đồng chua”. [PL1, tr.99]. Ông đã biến cánh đồng rộng lớn
thành cánh đồng hoang, không thê trồng cấy được gì.
Trong những lần đi đơm đó, ông lớn thường mang theo con mèo.
Con mèo gắn bó với ông cho dù nó có tật hay ăn vụng. Ông đã đánh nhiều lần
nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Một lần con mèo ăn hết lo mẻ ông mang theo, ông
tức giận tát nó “Khi ông đến bên lọ mẻ thì chẳng thấy cá đâu, chỉ thấy chú mèo
đang vuốt râu tém lưỡi liên hồi. Hiểu rõ sự tình, giận quá, ông dang tay tát cho
chú ta một cái như trời đánh. Chú mèo chết ngay tức khắc, hoá thành núi đá, hình
giống hệt con mèo đang ngồi nhìn về phía sông Hoàng Long. Dân gian gọi là Núi
Con Mèo”. [PL2, tr.115]. Sự tức giận của ông lớn vẫn còn dấu tích đến
ngày nay qua các địa danh, tao thành hình sông thế núi. Ở Ninh Bình có núi Con
Mèo, ở Nam Định có Vũng Ông Khổng mà người đời nay vẫn kê qua truyền
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top