nguyetdang1610

New Member
Download Luận văn Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam





MỤC LỤC
Phần mở đầu Trang
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ 04
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 04
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 04
1.1.2 Tiêu chí phân loại DNVVN 04
1.2 Những vấn đề cơ bản về khởi nghiệp 05
1.2.1 Người khởi nghiệp 05
1.2.2 Đặc trưng của khởi nghiệp 05
1.3 Cơ sở lý luận của khởi nghiệp 06
1.3.1 Lập bản kế hoạch kinh doanh 06
1.3.1.1 Kế hoạch marketing 08
1.3.1.2 Quá trình phát triển sản phẩm 11
1.3.1.3 Tên doanh nghiệp và thương hiệu hàng hoá, dịch vụ 11
1.3.1.4 Kế hoạch định vị doanh nghiệp 12
1.3.1.5 Kế hoạch nhân sự 13
1.3.1.6 Chọn loại hình doanh nghiệp 15
1.3.1.7 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 16
1.3.1.8 Kế hoạch tài chính và kế toán 17
1.3.1.9 Kế hoạch bán hàng 18
1.3.2 Đăng ký kinh doanh 20
1.3.2.1 Cơ sở pháp lý và thủ tục ĐKKD 20
1.3.2.2 Trình tự thủ tục ĐKKD 20
1.3.3 Kinh nghiệm về khởi nghiệp ở một số nước 21
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26
2.1 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân 26
2.1.1 Vai trò kinh tế 26
2.1.2 Vai trò xã hội 28
2.2 Thực trạng về các DNVVN và hoạt động khởi nghiệp các DNVVN ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay 28
2.2.1 Thông tin chung về DNVVN 28
2.2.1.1 Số lượng DNVVN ở Việt Nam 28
2.2.1.2 Quy mô của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay 28
2.2.1.3 Sự phân bố của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay 30
2.2.1.4 Hiệu quả kinh doanh của các DNVVN 31
2.2.1.5 Các DNVVN Việt Nam chưa chú trọng vào chất lượng 31
2.2.2 Thực trạng khởi nghiệp 32
2.2.2.1 Thực trạng trong việc lập kế hoạch kinh doanh 32
2.2.2.2 Thực trạng quản lý, hoạt động của DNsau khi hoạt động 34
2.2.2.3 Đăng ký kinh doanh, thủ tục và chính sách hỗ trợ 38
Chương III:ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC
ĐKKD VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNVVN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 43
3.1 Mô hình kế hoạch kinh doanh để khởi nghiệp DNVVN ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay 43
3.1.1 Quan điểm phát triển DNVVN 43
3.1.2 Lập bản kế hoạch khởi sự doanh nghiệp 44
3.1.2.1 Phân tích thị trường 45
3.1.2.2 Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ 48
3.1.2.3 Phân tích tài chính 50
3.1.2.4 Kế hoạch nhân sự và tổ chức doanh nghiệp 55
3.1.2.5 Các chiến lược thực hiện 59
3.1.2.6 Lập bảng tóm tắt khởi sự doanh nghiệp 63
3.2 Làm thủ tục thành lập doanh nghiệp 63
3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện phát triển các DNVVN 63
3.3.1 Kiến nghị về pháp luật 63
3.3.2 Chính sách về tài chính, tín dụng 64
3.3.3 Chính sách thị trường 66
Phần kết luận 68
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

âm lý với một văn
phòng hoành tráng để cảm giác hãnh diện khi khởi nghiệp, nhưng đó có thể khiến
nhà khởi nghiệp phá sản trước khi kịp phát triển vì chi phí quá cao khi doanh thu
không như dự kiến. Trong điều tra, 35% được điều tra trả lời chi phí văn phòng
chiếm tỷ lệ lớn, 42% ở mức trung bình. Điều này dẫn đến những khó khăn về tài
chính trong giai đoạn đầu doanh nghiệp hoạt động.
Việc định vị doanh nghiệp cũng không được nhiều doanh nghiệp chú ý, không tính
toán đầy đủ các khía cạnh của vị trí doanh nghiệp tác động đến sản xuất kinh doanh
nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, thuê nhân
công, xử lý môi trường...
d. Không đủ khả năng cung ứng những đơn hàng.
Với 60% doanh nghiệp từng không đáp ứng đủ đơn hàng mặc dù hầu hết đều lập
kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp từ 1-5 năm. Đây cũng là vấn đề của việc lập
kế hoạch kinh doanh không chu đáo, không dự trù được nhu cầu thị trường cũng như
mối liên hệ với các nhà cung cấp và cả sự liên kết trong kinh doanh giữa các doanh
nghiệp cùng ngành.
Tóm lại, hầu hết các doanh nghiệp không có bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, chưa
thực hiện đúng các trình tự thành lập một doanh nghiệp có cơ sở khoa học. Người
khởi nghiệp bắt đầu chọn mặt hàng kinh doanh theo sở thích và ý chí chủ quan của
mình, đặt cho doanh nghiệp một cái tên và nộp hồ sơ để đăng ký kinh doanh, một
số ít nghiên cứu thị trường trước khi chọn sản phẩm. Hơn nữa, rất ít người khởi
nghiệp khảo sát kênh phân phối và cách thức đưa được hàng hoá đến tay người tiêu
dùng dẫn đến tình trạng nhu cầu thị trường vẫn có mà hàng hoá không bán được.
2.2.2.2 Thực trạng quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt
động.
Một số vấn đề còn tồn tại trong các DNVVN
a. Thực trạng quản lý trong các DNVVN
Vấn đề thứ nhất là nhiều người cho rằng rằng lợi nhuận là điều quan trọng nhất đối
với công ty, nhưng lợi nhuận chỉ là thứ yếu với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt
động. Thị phần và dòng lưu chuyển tiền mới là điều quan trọng nhất nhưng ít người
khởi nghiệp nhận ra điều này. Như cơ thể đang lớn cần nhiều dinh dưỡng, một công
Page 35
ty phát triển nhanh cần rất nhiều tiền mặt để cho các lần đầu tư mới. Không có
nhiều người khởi nghiệp có kiến thức về tài chính nên họ chỉ tính toán lợi nhuận và
khái niệm dòng tiền là tương đối khó khăn với họ. Bằng chứng là hầu hết DN chọn
lợi nhuận là quan trọng nhất, không ai đánh giá cao vai trò của khả năng thanh
toán. Có tới 53% người trả lời lợi nhuận là quan trọng nhất, nhưng chỉ có 42% trả
lời thị phần là quan trọng và chỉ 1% người chọn khả năng thanh toán của doanh
nghiệp là quan trọng nhất.
Vấn đề thứ hai là khả năng quản lý không theo kịp tốc độ phát triển của công ty.
Họ nhìn vào doanh số, nhìn vào dự báo lợi nhuận. Những thứ đó khiến họ nghĩ rằng
họ sẽ phát tài vào năm tới, họ sẽ kiếm được nhiều tiền nhưng họ không biết rằng họ
không còn khả năng quản lý công ty nữa. Lúc đầu, người sáng lập tự mình làm tất
cả, rồi bỗng mọi việc trở nên tồi tệ, chất lượng thoái hoá, khách hàng thanh toán
không đúng hạn, DN không giao được hàng đúng hạn nữa, có tới 60% trả lời từng
không đáp ứng được đơn hàng.
b. Thực trạng tài chính của các DNVVN
Vốn là khó khăn lớn nhất cho những người khởi nghiệp, hầu hết các DNVVN có
lượng vốn rất nhỏ. Thủ tục vay vốn chưa thông thoáng, chi phí sử dụng vốn lớn, sức
ép nợ nần cao. Với bản điều tra thì không khó để nhận ra vốn là điều khó khăn nhất
khi khởi nghiệp với 60% DN cho biết khó khăn lớn nhất của họ khi khởi nghiệp là
vốn.
Hệ thống tài chính yếu kém, tài chính không rõ ràng, minh bạch, mức độ am hiểu
về tài chính của chủ doanh nghiệp ở mức thấp. Khả năng huy động vốn kém. Số
liệu sổ sách của công ty phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và
tài chính của mình. Việc tuân thủ các nguyên tắc tài chính, kế toán không chỉ giúp
doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động mà còn thuận lợi hơn trong việc vay vốn,
tìm kiếm tài trợ...
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính cũng một phần do không đánh giá
đầy đủ các tác động trong quá trình thực hiện dự án, không tính toán thời gian thu
hồi vốn, không tính toán được dòng tiền, đặc biệt là không phân tích đúng mức độ
rủi ro.
Đại diện cả phía chủ DNVVN và ngân hàng đều đồng thuận rằng, việc thiếu vốn có
nguyên nhân ngay từ phía các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp “mất tích”
khỏi địa chỉ đăng ký thành lập, một số doanh nghiệp hoạt động trái chức năng được
phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo
cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, góp vốn liên doanh, lừa đảo vay vốn
ngân hàng, hoàn thuế VAT...
Page 36
Điều này đã làm cho các DNVVN khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tài chính.
Hiện nay, các khoản vay của các DNVVN Việt Nam chiếm tới 80% là của các tổ
chức phi tài chính và người thân, chỉ có khoảng 20% từ các ngân hàng. Theo cục
phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư thì chỉ có 32,38% doanh
nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng nhà nước, 35,24 khó tiếp
cận và 32,38% không thể tiếp cận được nguồn vốn này.
Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn. Chỉ có 48,65% số
doanh nghiệp có khả năng tiếp cận; 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và
20,92% không tiếp cận được. 18
Mặc dù các ngân hàng đang nỗ lực cho các doanh nghiệp vay vốn song với tài sản
thế chấp không có hay thấp của các DNVVN thì cũng rất khó, nhất là thời gian
qua khủng hoảng tài chính cũng có nguyên nhân từ những khoản vay dưới chuẩn.
Đồ thị 2.2 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
1st Qtr
Nguồn tự cĩ(72,05%)
Nguồn từ ngân sách(0,083%)
Nguồn vốn vay(22,32%)
Nguồn khác(5,54%)
Nguồn : Tổng cục thống kê
c.Thực trạng công nghệ của các DNVVN
Bên cạnh tài chính thì yếu tố công nghệ cũng là mặt rất hạn chế của các DNVVN
Việt Nam. Với 68% các doanh nghiệp dùng thiết bị sản xuất cũ kỹ sản xuất trước
năm 80, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, khoảng 15-20 năm so với thế giới
trong ngành điện tử, 20 năm trong nghành cơ khí, 70% công nghệ trong ngành dệt
may sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của DN
Việt Nam là 5-7% so với 20% của thế giới. Thực trạng này dẫn đến chi phí cao hơn
khoảng 30% so với các nước ASEAN.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số lượng
có sử dụng máy tính cao nhưng chỉ có 11,55% số doanh nghiệp có mạng nội bộ
(LAN), số doanh nghiệp có webside chỉ chiếm 2,16%. Đây là kết quả rất đáng lo
18 Hoàng Văn Dũng, chương trình VCCI trong hội nghị lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy mạnh các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, HN 13.10.2007.
Page 37
ngại vì việc triển khai hoạt...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top