Inocente

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong tâm lý học, kỹ năng giao tiếp với dân và đưa ra hệ thống các kỹ năng giao tiếp với dân cần có trong điều kiện hiện nay Cảnh sát khu vực. Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp với dân của Cảnh sát khu vực thuộc Công an các phường của quận Thanh Xuân, Hà Nội. Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp với dân cho cán bộ chiến sỹ Cảnh sát khu vực trong quá trình công tác
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giao tiếp có vai trò rất lớn trong sự hình thành, phát triển nhân cách con
người. Các Mác đã viết: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
những quan hệ xã hội ” [25, 257]. Con người luôn sống và hoàn thiện bản thân
trong môi trường xã hội, môi trường giao tiếp. Nếu con người ngay từ lúc sinh ra
đã bị tách khỏi xã hội loài người, tức là họ không được sống, không được hoạt
động và giao tiếp cùng với người khác thì họ không thể tiếp thu, lĩnh hội được
những kinh nghiệm lịch sử xã hội để tạo nên “chất người” mà chỉ những con người
sống trong xã hội mới có. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Hoạt động trong sự giao tiếp trực
tiếp với người khác đã trở thành cơ quan biểu hiện cuộc sống của tui và là một
trong những cách lĩnh hội kinh nghiệm sống của loài người” [25, 28]. Giao
tiếp là một nhu cầu không thể thiếu được của con người, đồng thời nó cũng là điều
kiện tất yếu của sự tồn tại xã hội loài người. Giao tiếp là điều kiện thiết yếu của
mọi hoạt động của cá nhân và xã hội và cùng với hoạt động, giao tiếp đã trở thành
cách tồn tại của xã hội loài người nói chung và nhân cách của con người
nói riêng.
Giao tiếp cũng có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển kỹ
năng nghề nghiệp. Nhờ giao tiếp mà cá nhân hình thành và phát triển được phẩm
chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong hoạt động nghiệp vụ của công tác Công an thì giao tiếp lại càng có
một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong quan hệ với quần chúng nhân dân. Xuất
phát từ quan điểm Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không có sự tham gia
tích cực của đông đảo quần chúng lao động thì nhất định cách mạng không thể xảy
ra và giành được thắng lợi. Đó là nguyên lý, đường lối và cũng là quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng trong công cuộc đấu tranh chống tội
phạm, giữ gìn ANTT. Xác định được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong
sự nghiệp cách mạng. Đảng ta đã khẳng định: chính nhân dân là người làm nên

2
thắng lợi lịch sử. Với quan điểm này, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ khơi dậy,
phát huy khả năng tiềm tàng và sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong
công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ
nghĩa.
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp đấu tranh giữ vững an ninh quốc gia và TTATXH, tại hội nghị Công an
toàn quốc lần thứ 43, ngành Công an cũng xác định: Phải chuyển mạnh hoạt động
của Công an theo quan điểm lấy dân làm gốc. Thực tiễn đấu tranh bảo vệ ANTT ở
nước ta đã chỉ ra: bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn TTATXH là một nội dung
làm chủ của nhân dân; vận động quần chúng giữ gìn ANTT là một hình thức thể
hiện quyền làm chủ của nhân dân, là một biện pháp rất cơ bản trong công cuộc đấu
tranh bảo vệ ANTT. Việc huy động có kết quả đông đảo quần chúng nhân dân tích
cực tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động quan hệ giao tiếp với quần chúng nhân dân của lực lượng Công an. Hoạt
động tiếp xúc với nhân dân là một trong những hoạt động cơ bản, hết sức đa dạng,
phức tạp, phong phú, có tính chất thường xuyên, liên tục, lâu dài và là một yêu cầu
không thể thiếu được của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát khu
vực nói riêng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật khác. Việc quan hệ tiếp xúc với nhân dân của lực lượng Cảnh
sát khu vực không chỉ là hoạt động giao tiếp thông thường trong xã hội, mà còn là
một hoạt động mang tính nghiệp vụ sâu sắc. Qua mối quan hệ tiếp xúc này, một
mặt Cảnh sát khu vực thực hiện được yêu cầu, nội dung công tác của lực lượng
Công an như: thu thập những thông tin, tư liệu, dư luận về những vấn đề liên quan
đến ANTT để có biện pháp giải quyết kịp thời. Thông qua quan hệ tiếp xúc với
nhân dân, Cảnh sát khu vực nắm được thái độ của họ đối với các chế độ chính sách
của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau, đồng thời Cảnh
sát khu vực có điều kiện tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dân chấp hành pháp
luật, thu thập nắm tình hình những vấn đề có liên quan đến an ninh, trật tự phục vụ
công tác phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm góp phần giữ vững an
ninh quốc gia và TTATXH. Mặt khác, thông qua tiếp xúc với nhân dân, mối quan
hệ chặt chẽ giữa công an với nhân dân ngày càng bền chặt, củng cố được lòng tin

2
thắng lợi lịch sử. Với quan điểm này, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ khơi dậy,
phát huy khả năng tiềm tàng và sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong
công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ
nghĩa.
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp đấu tranh giữ vững an ninh quốc gia và TTATXH, tại hội nghị Công an
toàn quốc lần thứ 43, ngành Công an cũng xác định: Phải chuyển mạnh hoạt động
của Công an theo quan điểm lấy dân làm gốc. Thực tiễn đấu tranh bảo vệ ANTT ở
nước ta đã chỉ ra: bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn TTATXH là một nội dung
làm chủ của nhân dân; vận động quần chúng giữ gìn ANTT là một hình thức thể
hiện quyền làm chủ của nhân dân, là một biện pháp rất cơ bản trong công cuộc đấu
tranh bảo vệ ANTT. Việc huy động có kết quả đông đảo quần chúng nhân dân tích
cực tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động quan hệ giao tiếp với quần chúng nhân dân của lực lượng Công an. Hoạt
động tiếp xúc với nhân dân là một trong những hoạt động cơ bản, hết sức đa dạng,
phức tạp, phong phú, có tính chất thường xuyên, liên tục, lâu dài và là một yêu cầu
không thể thiếu được của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát khu
vực nói riêng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật khác. Việc quan hệ tiếp xúc với nhân dân của lực lượng Cảnh
sát khu vực không chỉ là hoạt động giao tiếp thông thường trong xã hội, mà còn là
một hoạt động mang tính nghiệp vụ sâu sắc. Qua mối quan hệ tiếp xúc này, một
mặt Cảnh sát khu vực thực hiện được yêu cầu, nội dung công tác của lực lượng
Công an như: thu thập những thông tin, tư liệu, dư luận về những vấn đề liên quan
đến ANTT để có biện pháp giải quyết kịp thời. Thông qua quan hệ tiếp xúc với
nhân dân, Cảnh sát khu vực nắm được thái độ của họ đối với các chế độ chính sách
của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau, đồng thời Cảnh
sát khu vực có điều kiện tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dân chấp hành pháp
luật, thu thập nắm tình hình những vấn đề có liên quan đến an ninh, trật tự phục vụ
công tác phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm góp phần giữ vững an
ninh quốc gia và TTATXH. Mặt khác, thông qua tiếp xúc với nhân dân, mối quan
hệ chặt chẽ giữa công an với nhân dân ngày càng bền chặt, củng cố được lòng tin 4
Kỹ năng giao tiếp với dân. Đề tài đi vào làm rõ yêu cầu và thực trạng kỹ
năng giao tiếp với dân của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát khu vực đang công tác trên địa
bàn quận Thanh Xuân.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể chính: Cán bộ chiến sỹ Cảnh sát khu vực đang trực tiếp hoạt
động của 03 CAP thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Khách thể phụ:
+ Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của 03 CAP thuộc khu vực khảo sát tương ứng.
+ Đại biểu nhân dân thuộc các khu vực khảo sát tương ứng.
4.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Chúng tui tiến hành nghiên cứu 30 Cảnh sát khu vực đang trực tiếp hoạt
động ở 03 CAP (Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Nhân Chính thuộc quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.)
- 06 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của 03 CAP nói trên. (Trưởng CA Phường,
Phó CA phường phụ trách Cảnh sát khu vực.)
- 600 đại biểu nhân dân thuộc các thành phần khác nhau của 03 khu vực
khảo sát tương ứng (20 dân/ 1 Cảnh sát khu vực.)
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Kỹ năng giao tiếp với dân của các Cảnh sát khu vực là một dạng kỹ năng
phức tạp có nhiều đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của các chiến sỹ Công an nhân
dân. Nếu chúng ta chỉ rõ được các loại kỹ năng này, xác định được yêu cầu, mức
độ kỹ năng giao tiếp với dân của Cảnh sát khu vực và những nguyên nhân ảnh
hưởng đến nó thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp với
dân cho cán bộ chiến sỹ Cảnh sát khu vực, qua đó góp phần rèn luyện kỹ năng này
ngay trong quá trình đào tạo cho học sinh chuyên ngành Cảnh sát khu vực trong
các trường Công an nhân dân.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Kỹ năng giao tiếp nơi công sở Văn hóa, Xã hội 0
D Đây là những tình huống trong đề thi vấn đáp môn kỹ năng giao dịch ngân hàng của học viện ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích kỹ năng lắng nghe. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân Luận văn Kinh tế 0
T một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
P Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã h Tâm lý học đại cương 0
T Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung họ Tâm lý học đại cương 0
G Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ Tâm lý học đại cương 2
D Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện Tâm lý học đại cương 0
F Một số kỹ năng giao tiếp trong công tác vận động kế hoạch hóa gia đình của cộng tác viên dân số Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top