phuong_thai0505

New Member

Download miễn phí Đề tài Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam





Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tế đã huy động được mọi tiềm năng kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư xã hội tăng lên, đặc biệt từ sau năm 1990 khi quan hệ kinh tế quốc tế đã được khai thông và luật đầu tư nước ngoài đã phát huy tác dụng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ể từ năm 1953, Đài Loan đã khôi phục kinh tế sau chiến tranh và quá trình CNH đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Quá trình CNH thành công tạo điều kiện cho Đài Loan giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có việc nâng cao mức sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tất cả các thành tựu đạt được của Đài Loan đã tạo tiền đề cho sự đầu tư phát triển theo chiều sâu, để tiếp tục phát triển trong thiên niên kỷ mới.
Tuy vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đài Loan cũng bộc lộ không ít yếu kém. Sự can thiệp quá nhiều của chính phủ đã tạo ra một khu vực tài chính khá lạc hậu và một nền công nghiệp thiếu các doanh nghiệp qui mô lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại quốc tế thì việc cải tổ cơ cấu kinh tế, tiếp tục hiện đại hoá nền kinh tế đặt ra nhiều vấn đề mà Đài Loan cần giải quyết. Thực tế cho thấy, một số lợi thế phát triển mà Đài Loan có được trước đây đến nay đã giảm, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế có sự hẫng hụt về vấn đề công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực trong phát triển công nghệ cao. Đài Loan vốn có truyền thống tập trung vào công nghiệp chế tạo, chưa chú trọng nhiều đến dịch vụ và nghiên cứu triển khai. Hiện nay Đài Loan chi tiêu khoảng 1,8% GDP cho nghiên cứu triển khai, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng tương ứng của nền kinh tế tiên tiến. Điều đó cho thấy, Đài Loan cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển công nghệ và nghiên cứu triển khai muốn duy trì sức mạnh cho nền kinh tế dựa trên tri thức mới.
1.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Malaysia
Khi mới giành được độc lập, nền kinh tế Malaysia ở trong tình trạng thấp kém. Cơ cấu kinh tế rất mất cân đối, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 1960 nông nghiệp chiếm 34,6% GP. Nông nghiệp trong tình trạng độc canh, trồng trọt chủ yếu là cây cao su nên Malaysia vẫn phải nhập khẩu lương thực (năm 1961 phải nhập 2/3 lượng lương thực tiêu dùng trong nước). Công nghiệp còn rất nhỏ bé, sản lượng công nghiệp chế tạo năm 1961 chỉ chiếm 8,5% GNP, công nghiệp khai thác chiếm 5,9% GNP [42]. Giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp hầu như không có quan hệ tác động qua lại. Hoạt động xuất khẩu của Malaysia đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhưng lại lệ thuộc vào tư bản nước ngoài, mà chủ yếu là tư bản Anh. Nguồn cao su và thiếc chiếm 80% giá trị xuất khẩu của nước này. Đứng trước thực trạng kinh tế khó khăn, Malaysia lựa chọn con đường công nghiệp hoá đưa đất nước thoát khỏi tình trạng cùng kiệt nàn, lạc hậu, Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Malaysia trải qua 3 giai đoạn chủ yếu sau:
a) Giai đoạn thay thế nhập khẩu và lấy nông nghiệp là ngành phát triển chủ đạo (1961-1970)
Khác với một số nước đang phát triển tiến hành công nghiệp hoá lấy công nghiệp làm trọng tâm, sau khi giành độc lập Malaysia tiến hành công nghiệp hoá lấy nông nghiệp là ngành chủ đạo. Thời kỳ này Malaysia thực hiện các kế hoạch 5 năm (1961-1965) và (1966-1970). Mục tiêu công nghiệp hoá giai đoạn này là tăng nhanh sản lượng lương thực và đa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu, đồng thời nâng cao trình độ của ngành chế biến nguyên liệu xuất khẩu và xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Do vậy, nhà nước đã giành 50% ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đầu tư cho một số dự án phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn và xây dựng các doanh nghiệp cong nghiệp quốc doanh để sơ chế nông phẩm. Chương trình tập trung đầu tư cho nông nghiệp đã mang lại nhiều thành công, mức tăng trưởng hàng năm của nông nghiệp là 5,5% cao nhất ở châu Á trong thập niên 60. Đến năm 1970, Malaysia đã tự túc được 81% nhu cầu lương thực trong nước [53].
Trong lĩnh vực công nghiệp, Malaysia đã tạo ra hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thay thế nhập khẩu như dệt, may, chế biến gỗ và một số loại máy móc. Từ năm 1961-1970, sản lượng công nghiệp đã tăng 2 lần bình quân hàng năm tăng 13,5%. Cũng trong thời kỳ này, tỷ trọng của sản phẩm gỗ, dầu cọ tăng từ 5,4% và 1,7% lên 16,5% và 5,1%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng đạt trung bình gần 7%/năm [36].
b) Giai đoạn đa dạng hoá kinh tế và chiến lược hướng về xuất khẩu (1971-1985)
Trong 3 kế hoạch 5 năm 1971-1975, 1976-1980 và 1981-1985, Malaysia chủ trương xây dựng công nghiệp đa dạng với công nghiệp chế tạo được ưu tiên phát triển. Nhà nước còn chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp nặng như chế biến dầu mỏ, luyện kim và mở rộng các cơ sở chế biến xuất khẩu. Vào thời kỳ này, các doanh nghiệp cũng chú trọng hướng về xuất khẩu do thị trường nội địa bị giới hạn. Do đó, tỷ trọng hàng xuất khẩu đã tăng từ 11,9% năm 1970 lên 21,7% năm 1980. Đồng thời Malaysia cũng đẩy mạnh đầu tư vào ngành khai thác và chế biến dầu mỏ nên thu nhập nhờ xuất khẩu dầu mỏ rất đáng kể năm 1970 đạt 164 triệu ringit (chiếm 3,2%) tổng giá trị xuất khẩu), năm 1980 con số này là 6,7 tỷ (chiếm 23,8% tổng giá trị xuất khẩu), năm 1980 con số này là 6,7 tỷ (chiếm 23,8% tổng giá trị xuất khẩu).
c) Giai đoạn đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí (1985-1995)
Bước sang giai đoạn phát triển mới, chính phủ Malaysia đã soạn thảo kế hoạch phát triển công nghiệp 10 năm (1986-1995). Trong ngành công nghiệp, chính phủ đề ra kế hoạch phát triển tổng thể (IMP) với các mục tiêu [42]:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân của công nghiệp chế tạo khoảng 9%/năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 65/năm. Tăng cường phát triển công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nguyên liệu trong nước được ưu tiên phát triển.
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích nghiên cứu triển khai tại xí nghiệp để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu đến khâu áp dụng.
- Khuyến khích giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ khoa học kỹ thuật để phát huy tối đa những lợi thế của đất nước;
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1986-1990), Malaysia đã tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp nặng, nhất là những ngành sử dụng nguyên liệu trong nước sẵn có như xi mang, sắt thép… Các ngành công nghiệp quan trọng khác như điện, cơ khí chế tạo cũng được chú trọng đầu tư phát triển với việc áp dụng công nghệ mới. 50 nhóm sản phẩm trong các ngành sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ như cao su, dầu cọ, gỗ, thực phẩm, khai khoáng, điện tử, dệt may… được ưu tiên phát triển sản xuất, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Trong sự phát triển công nghiệp, chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng đầu tư vào khu vực tư nhân, coi khu vực này là chủ đạo của nền kinh tế. Chính phủ đã chi một lượng vốn lớn cho hoạt động nghiên cứu triển khai, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tiến hành nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất.
Nhờ tích cực thực hiện các chính sách phát triển trên, nền kinh tế Malaysia đã tăng trưởng vớ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top