Download miễn phí Đồ án Khảo sát tác động của một số dịch chiết compost lên tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu ở in vitro





MỤC LỤC
 
Lời Thank Trang
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách bảng và biểu đồ
Danh sách hình và sơ đồ
 
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vần đề 1
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu 2
1.3 Hạn chế của đề tài 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về cây tiêu 4
2.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái của cây tiêu 4
2.1.2 Giá trị kinh tế của cây tiêu 5
2.1.3 Các sâu bệnh hại chính ở cây tiêu 6
2.2 Khái quát về tuyến trùng thực vật 8
2.2.1 Khái niệm về tuyến trùng thực vật 8
2.2.2 Lịch sử nghiên cứu về tuyến trùng 9
2.2.3 Ý nghĩa của tuyến trùng thực vật 10
2.2.4 Phân loại tuyến trùng thực vật 10
2.2.5 Đặc điểm cấu tạo và hình thức sinh sản của tuyến trùng thực vật 11
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng lên tuyến trùng thực vật 13
2.4 Quan hệ tương hỗ giữa tuyến trùng với khác vi sinh vật khác 14
2.5 Tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne spp. 14
2.5.1 Đặc điểm chuẩn loại 15
2.5.2 Đặc điểm sinh học 15
2.5.3 Vòng đời của tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne spp. 18
2.6 Biện pháp phòng trừ 19
2.6.1 Ngăn ngừa 20
2.6.2 Luân canh 20
2.6.3 Biện pháp canh tác 21
2.6.4 Biện pháp hóa học 21
2.6.5 Biện pháp vật lý 22
2.6.6 Biện pháp sinh học 22
2.6.7 Sử dụng các chế phẩm sinh học 24
2.6.8 Sử dụng các độc tố thực vật 25
2.6.9 Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học 27
2.7 Khái quát về compost 30
2.7.1 Khái niệm về compost 30
2.7.2 Lợi ích của compost 30
2.7.3 Khả năng kiểm soát bệnh thực vật của compost 33
2.7.3.1 Các nghiên cứu sử dụng compost trong kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật 33
2.7.3.2 Cơ chế tác động của compost lên tuyến trùng ký sinh thực vật 36
2.7.3.3 Triển vọng của việc ứng dụng compost trong kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật 39
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu 41
3.1.1 Vật liệu 41
3.1.2 công cụ và thiết bị 42
3.1.3 Hóa chất 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp xác định độ ẩm 42
3.2.2 Phương pháp xác định pH 43
3.2.3 Phương pháp xác định độ dẫn điện 43
3.2.4 Xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng số theo phương pháp WALKEYBLAC. 43
3.2.5 Xác định tổng C hữu cơ 44
3.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng axit humic 44
3.2.7 Xác định nitơ tổng số theo phương pháp micro Kjeldahl 45
3.2.8 Phương pháp tách tuyến trùng từ rễ 46
3.2.9 Phương pháp đếm tuyến trùng 46
3.2.10 Phương pháp thử độc tính 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả phân tích lý hóa của các compost 47
4.2 Kết quả thử nghiệm độc tính dịch chiết của các compost 49
4.2.1 Dịch chiết compost 1 (phân ủ từ lá J. curcas) 49
4.2.2 Dịch chiết compost 2 (phân ủ từ bánh dầu J. curcas) 51
4.2.3 Dịch chiết compost 3 (phân ủ từ hỗn hợp các bộ phận của J. curcas phối trộn với các nguyên liệu khác) 52
4.2.4 Dịch chiết compost 4 (phân ủ từ hỗn hợp các bộ phận của J. curcas phối trộn với các nguyên liệu khác và bổ sung nấm Trichoderma harzianum) 54
4.2.5 Dịch chiết compost 5 (phân ủ từ bèo lục bình Eichhronia crassipes) 57
4.2.6 Dịch chiết compost 6 (phân ủ từ rác thải sinh hoạt) 58
4.3 Đánh giá độc tính dịch chiết của các compost 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận 62
5.2 Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Các vi sinh vật đối kháng như Trichoderma viridae gây bệnh thực vật và có khả năng đối kháng hay tương hợp với tuyến trùng tùy loài tuyến trùng, vi khuẩn Pseudommonas fluorescence có khả năng đối kháng với một số tuyến trùng ký sinh [3]. Theo Windham và cộng sự, khi xử lý đất bằng Trichoderma harzianum (T-12) và Trichoderma koningii (T-8) cho thấy khả năng làm giảm sự sinh sản trứng của tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne arenaria. Khi kết hợp sử dụng T. harzianum với bánh dầu neem làm số lượng tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans. Khả năng làm giảm lây nhiễm M. javanica của một số chủng phân lập T. lignorum và T. harzianum đã được chứng minh. Có rất nhiều cơ chế có liên quan đến hoạt động kiểm soát sinh học của Trichoderma spp. như: tiết kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh lên nấm bệnh, hệ enzyme thủy phân. Các enzyme như chitinase, glucanase, và protease rất quan trọng đối với quá trình ký sinh nấm. Trichoderma spp. còn có tác dụng kiểm soát các loại nấm bệnh khác như: Rhizoctonia spp., Sclerotium rolfsii, Phytophthora spp., Pythium spp., Penicillium diditatum [14].
Phòng trừ tuyến trùng bằng phương pháp sinh học là một hướng phòng trừ mang lại hiệu quả kinh tế, có thể lợi dụng được đặc điểm tự nhiên sẵn có trong đất để phòng trừ, làm giảm số lượng tuyến trùng ở trong đất. Tuy nhiên, để tiến tới ứng dụng phương pháp này rộng rãi trong sản xuất hiện nay còn là vấn đề khó khăn.
2.6.7 Sử dụng các chế phẩm sinh học [3, 8]
Một số cây trồng và cây hoang dại đã được dùng để tạo các chế phẩm phòng trừ tuyến trùng như cây neem (Azadirachta indica A. Juss) có chứa hoạt chất azadirachtin, hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng ở Việt Nam (Brucea javanica) chúng chứa các hợp chất phenolic, glucid, các alkaloid,… có tác dụng gây độc giết tuyến trùng và một số sâu hại. Các chế phẩm như: HBJ, LBJ (từ quả, lá cây sầu đâu rừng) cho hiệu quả phòng trừ từ 75 – 98% với liều 40- 60 g/ m2 (Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh, 1993; Nguyễn Thị Yến, 1997) [3]. Chế phẩm NemaITB do viện sinh học nhiệt đới sản xuất với thành phần là hoạt chất azadirachtin từ cây neem đã cho thấy hiệu quả cao trong thử nghiệm nhà lưới .Ở nồng độ 2,5% sau 48 giờ đã làm chết hầu hết tuyến trùng thử nghiệm ở in vitro, còn thử nghiệm tại vườn ươm có tỷ lệ nhiễm bệnh giảm 2 – 4 lần so với đối chứng và tốc độ sinh trưởng tăng đáng kể. Trong chế phẩm có bổ sung nấm Tricoderma harzianum có tác dụng kiểm soát tuyến trùng khá hiệu quả, ngoài ra nấm T. harzianum còn làm tăng sức đề kháng của cây trồng, một số chủng T. harzianum có thể xâm nhập vào mô bào cây, làm tăng tính chống chịu của cây trồng.
Chế phẩm NemaITB [8] có chứa bột neem giàu các hoạt chất sinh học (azadirachtin, salanin, nimbin) và các dẫn xuất của nó thuộc các nhóm hoạt chất triterpenoid, limonoid,… đã được chứng minh có độc tính mạnh với tuyến trùng ký sinh. Hoạt động kiểm soát chủ yếu của bột neem là ngăn cản tuyến trùng xâm nhập, ức chế không cho tuyến trùng đẻ trứng và phát triển. Mặt khác, Singh và cộng sự (1979) cũng cho rằng bổ sung neem vào đất lâu ngày sẽ phóng thích một số chất độc đối với tuyến trùng.
2.6.8 Sử dụng các độc tố thực vật [10, 26, 27, 31]
Sự bổ sung vào đất các thành phần hữu cơ khác nhau như: bột lá khô của cây Annona squamosa, Justicia adhatoda, Catharanthus roseus, Datura fastuosa, Azadirachta india, Eucalyptus sp., Calotropis procera, Prosopis cinerarea, P. glandulosa, P. juliflora; hay như lá tươi băm nhỏ của cây neem, cà độc dược, thầu dầu, bạch đàn, bakain, nerium, và cây calotropis; bột hạt neem, bã mía, và bột khô của Jolyna laminarioides, Stoechospermum marginatum, Metinothamnus somalensis và Cystoseria trinodls cho thấy hiệu quả kiểm soát M. javnica ký sinh trên cây cà chua, mướp tây, đậu xanh, brinjal, xúp lơ, xà lách, đậu Hà Lan, và cây mungbean. Hơn nũa, sự phát triển của cây tăng tỷ lệ thuận với liều lượng bón bổ sung các chất hữu cơ được chiết xuất từ các loại thực vật trên. Sử dụng bánh dầu của cây neem, bông, mù tạc, vừng và cây thầu dầu cũng cho thấy ngăn chặn đáng kể sự phát triển của các bướu rễ trên cây cà chua, brinjal, mungbean, mướp tây, và cây bí đồng thời kích thích sự sinh trưởng của cây [27].
Trong bánh dầu rất giàu các thành phần khoáng như: nitrogen, phosphorus, và potash (Akhtar,1991). Sử dụng bánh dầu của cây thầu dầu (Ricinus communis L.), cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.), cây bông (Gossypium herbaceum L.), cây mù tạc (Brassica juncea (L.) Czern & Coss), cây mahuva (Madhuca indica J .F .Gmel), cây lanh (Linum usitatissimum L.), cây mè (Sesamum indicum L.), cây neem (Azadirachta indica A. Juss.) và cây karanj (Pongamia pinnata L.) cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm kích thước và số lượng bướu rễ ở cây mướp tây và cây cà chua [27].
Các sản phẩm sinh học từ cây neem Azadirachta indica A. Juss. (họ Meliaceae) có tác dụng kiểm soát hơn 16 loài tuyến trùng ký sinh thực vật và hơn 400 loài động vật chân đốt ở các loài cây lương thực quan trọng. Hoạt tính sinh học của cây neem trong kiểm soát côn trùng, sâu bệnh nói chung và tuyến trùng nói riêng đó là nhờ các hợp chất như: triterpenes, đặc biệt là các limonoid (salanin, nimbin, nimbidin,..), azadirachtin và các chất tương tự. Tất cả các sản phẩm của cây neem đều có kết quả tốt trong việc làm giảm mật độ các nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật như: Radopholus similis, Pratylenchus goodeyi, Meloidogyne spp.. Sau 8 tháng thí nghiệm với các sản phẩm: bánh dầu, bột hạt, bột nhân hạt và dầu neem kết quả cho thấy bánh dầu neem làm giảm đáng kể P. goodeyi và Meloidogyne spp. ở cây chuối, còn khi bổ sung bánh dầu neem cho cây rau và cây họ đậu cũng làm giảm Meloidogyne incognita Chitwood và Tylenchorhynchus brassicae Siddiqi, bánh dầu neem cũng làm giảm Pratylenchus zeae Graham ở cây mía. Thí nghiệm cho thấy bột hạt neem và bánh dầu neem có hiệu quả lâu dài trong kiểm soát tuyến trùng khi được so sánh với Furadan 5G. Trong các sản phẩm, bánh dầu neem và bột hạt cho kết quả tốt nhất vì dầu neem tuy cũng có tác động ngăn ngừa tuyến trùng nhưng lại có tác động không mong muốn khác là có chứa độc tố cho cây, còn đối với bột nhân hạt lại làm cho cây trở nên khô vì chứa lượng dầu cao trong nhân hạt, lượng dầu này cản trở quá trình hấp thu nước và quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Không chỉ ức chế mật độ tuyến trùng bánh dầu neem còn kích thích sự phát triển của cây vì chúng giàu chất hữu cơ: (N: 5,5-7,1%; P: 1,1%; K: 1,5%), do đó bánh dầu neem còn được sử dụng làm compost bón cho cây [31].
Theo một nghiên cứu ở Nigeria, các nhà khoa học đã sử dụng dịch chiết từ rễ của cỏ Siam [Chromolaena odorata (L.) King và Robinson], cây neem (Azadirachta indica A. Juss), cây thầu dầu (Ricinus communis L.) và cây cỏ chanh (Cymbopogon citratrus (DC.) Stapf). Kết quả cho thấy ở nồng độ nguyên chất của dịch chiết rễ cỏ Siam và neem tỷ lệ chết của trứng là 100% sau 7 ngày thử nghiệm và ấu trùng là 100% sau 12 giờ thử nghiệm. Còn ở nồng độ nguyên chất của cỏ chanh và cây thầu dầu tỷ lệ chết của trứng lần lượt là 95% và 93%, còn tỷ lệ chết của ấu trùng là 75 % và 62,1 %. Tỷ lệ trứng và ấu trùng giảm và tỷ lệ nghịch với nồng độ pha loãng của dịch chiết.
Các độc tố đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá công tác khảo sát, tính toán ổn định mái dốc phục vụ thi công đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, 264km Kiến trúc, xây dựng 1
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát ảnh hưởng của tác nhân rửa đến mật số vi sinh vật trong rau má Khoa học Tự nhiên 0
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện x Kiến trúc, xây dựng 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Xí nghiệp Xây lắp và Khảo sát Công trình Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chung về tổ chức công tác hạch toán của xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top