chip_pro_95

New Member

Download miễn phí Khảo sát mạng máy tính công ty Tân Quang





PHẦN I : LÝ THUYẾT CƠ SỞ VỀ MẠNG MÁY TÍNH

I. Giới thiệu mạng máy tính 4

 1. Khái niệm 4

 2. Ưu, nhược điểm 4

 3. Phân loại mạng máy tính 5

 3.1 Phân loại theo khoảng cách địa lý 5

 3.2. Phân loại theo quan điểm xây dựng hệ điều hành mạng 5

 4. Các thành phần của mạng máy tính 6

 4.1. Các máy tính cá nhân 6

 4.2. Đường truyền vật lý 6

 a. Cáp đồng trục (Caoxial cable) 7

 b. Cáp xoắn đôi (Twisted – pair cable) 7

 c. Cáp sợi quang (fiber – optic cable) 7

 4.3. Thiết bị mạng 7

 a. Bộ giao tiếp mạng (Card mạng) 7

 b. Bộ tập trung (HUB) 7

 c. Bộ chuyển tiếp (Repeater) 8

 d. Cầu nối (Bridge) 8

 e. Bộ chọn đường (Router) 9

 f. Bộ chọn đường cầu (Brouter) 9

 4.4. Hệ điều hành mạng (NOS – Network Operating System) 9

II. Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) 10

 1. Sự ra đời của mô hình OSI 10

 2. Chức năng của các tầng trong mô hình OSI 12

 a. Tầng vật lý (Physical) 12

 b. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link) 12

 c. Tầng mạng (Network) 12

 d. Tầng giao vận (Transport) 13

 e. Tầng phiên (Session) 13

 f. Tầng trình diễn (Presentation) 13

 g. Tầng ứng dụng (Application) 13

III. Kỹ thuật mạng cục bộ 13

 1. Đặc trưng của mạng cục bộ 13

 a. Đặc trưng về mặt địa lý 13

 b. Đặc trưng về tốc độ truyền 14

 c. Đặc trưng về độ tin cậy 14

 d. Đặc trưng về mặt quản lý 14

 2. Topology của LAN 14

 a. Cấu hình đường trục (BUS) 14

 b. Cấu hình dạng sao (STAR) 15

 c. Cấu hình dạng vòng (RING) 16

 d. Cấu hình dạng cây (TREE) 17

 3. Các cách truyền dẫn trong LAN 17

 4. Các phương pháp truy cập đường truyền vật lý 18

 a. Phương pháp CSMA/CD 18

 b. Phương pháp TOKEN BUS 20

 c. Phương pháp TOKEN RING 21

 d. So sánh phương pháp CSMA/CD với các phương pháp dùng thẻ bài 21

 5. Các vấn đề cơ bản của mạng 22

 5.1. Vấn đề tắc nghẽn 22

 5.2. Cách giải quyết tắc nghẽn 22

 a. Phương pháp giới hạn tải chung của mạng 22

 b. Phương pháp phân tán chức năng kiểm soát cho trạm 23

 5.3. Địa chỉ hóa 24

 5.4. Đánh giá độ tin cậy mạng 24

 5.5. An toàn thông tin trên mạng 25

 5.6. Quản trị mạng 27

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vi thành phố. Nó cũng có thể là sự kết nối của các mạng cục bộ lại với nhau.
+ Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network):
Kết nối các máy tính trong nội bộ một quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông.
+ GAN (Globe Area Network):
Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
Trong các khái niệm trên LAN và WAN là hai khái niệm hay được sử dụng nhất.
3.2. Phân loại theo quan điểm xây dựng hệ điều hành mạng :
+ Mạng ngang hàng (Peer to Peer)
Được đặc trưng bằng khả năng chia sẻ tài nguyên cho các máy tính trên mạng một cách ngang hàng. Quyền truy cập thông tin của các máy tính là ngang nhau.
+ Mạng khách/chủ (Client/Server):
Được đặc trưng bằng khái niệm chia sẻ tài nguyên trên máy chủ cho tất cả các máy trạm đồng đều nhau. Mạng này phân biệt rõ chức năng của các máy trạm và sự hỗ trợ của máy chủ.
Hai cách phân loại mạng máy tính trên là hay được sử dụng nhất. Ngoài hai cách phân loại mạng máy tính trên còn có cách phân loại bằng kỹ thuật chuyển mạch.
4. Các thành phần của mạng máy tính :
ã Các máy tính cá nhân .
ã Đường truyền vật lý .
ã Thiết bị mạng.
ã Hệ điều hành mạng và các chương trình ứng dụng .
Sơ đồ một mạng máy tính đơn giản:
Đường truyền vật lý
Thiết bị mạng
PSTN
WS
WS
WS
WS
WS : Work Station
4.1. Các máy tính cá nhân :
Máy tính cá nhân là một công cụ để học tập, lưu trữ tài liệu, trao đổi thông tin giữa những người sử dụng với nhau. Mọi hoạt động trao đổi thông tin trên mạng đều được thực hiện thông qua các máy tính cá nhân, các thiết bị mạng và đường truyền vật lý.
4.2. Đường truyền vật lý :
Là một thiết bị truyền dẫn tín hiệu giữa các máy tính với nhau đảm bảo độ suy hao cho phép.
a. Cáp đồng trục (Caoxial cable) :
Được chế tạo bằng những vật liệu dẫn điện tốt gồm một lõi dây đồng ở giữa và một lớp bọc kim bên ngoài. Giữa chúng có lớp cách điện và vở nhựa bảo vệ.
Cáp đồng trục có hai loại: cáp gầy và cáp béo.
+ Cáp gầy: có đường kính nhỏ (0,25 inch), mức độ tiêu hao lớn, khoảng cách tối đa cho phép là 185m. Cáp gầy thường được sử dụng cho mạng cục bộ với phạm vi tương đối hẹp.
+ Cáp béo: có đường kính lớn (0,5 inch), mức độ tiêu hao tín hiệu nhỏ hơn so với cáp gầy, khoảng cách tối đa là 500m. Thường được sử dụng làm những tuyến đường trục cho các mạng cục bộ có quy mô lớn.
b. Cáp xoắn đôi (Twisted – pair cable) :
Loại cáp này gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau. Mục đích là để làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và gây ra bởi bản thân chúng với nhau.
Có hai loại cáp xoắn đôi được dùng hiện nay là loại cáp có bọc kim STP (Shield Twisted – Pair) và cáp không bọc kim UTP (Unshield – Pair).
c. Cáp sợi quang (Fiber Optic cable) :
Là một môi trường truyền dẫn lý tưởng. Cáp quang truyền dữ liệu đi rất xa, an toàn và không bị nhiễu. Tốc độ truyền tin qua cáp quang có thể đạt 100Mbit/s.
4. 3. Thiết bị mạng :
a. Bộ giao tiếp mạng (Cạc mạng) :
Cạc mạng (NIC - Network Interface Card) dùng để phối ghép máy tính với đường truyền vật lý. Nó có nhiệm vụ sau:
ã Nối ghép máy tính với đường truyền bảo đảm điều kiện phối hợp trở kháng để công suất truyền đạt cực đại và tránh suy hao ở chỗ ghép nối.
ã Thực hiện biến đổi và chuyển tiếp tín hiệu giữa máy tính và đường truyền vật lý.
b. Bộ tập trung (HUB) :
Hub là bộ chia hay còn gọi là bộ tập trung (Concentrartor) có nhiệm vụ “bắt tay” các máy tính có nhu cầu trao đổi thông tin và giải phóng khi chúng không còn trao đổi thông tin với nhau.
Có 3 loại Hub:
ã Hub bị động (Passive Hub): Chỉ thực hiện chức năng chuyển tiếp tín hiệu giữa các trạm có nhu cầu trao đổi tín hiệu mà không khuyếch đại tín hiệu.
ã Hub chủ động (Active Hub): Có thêm chức năng khuếch đại tín hiệu xử lý tín hiệu (tái sinh tín hiệu gốc).
ã Hub thông minh (Intelligent Hub): Hub thông minh là một dạng của Hub chủ động nhưng có thêm các chức năng quản trị Hub (cho phép máy tính trung tâm quản lý Hub) và chọn đường (chọn đường ngắn nhất cho các gói tin).
c. Bộ chuyển tiếp (Repeater) :
Dùng để kiết nối 2 đoạn cáp mạng với nhau với mục đích mở rộng số lượng các máy tính cá nhân (số lượng này là hữu hạn).
Bộ chuyển tiếp sẽ thực hiện khuếch đại tín hiệu, chuyển tiếp tín hiệu giữa hai đoạn cáp mạng với nhau nhưng không có chức năng chọn lọc tín hiệu.
d. Cầu nối (Bridge) :
Là thiết bị mạnh hơn và mềm dẻo hơn Repeater .
+ Nó cho phép kết nối 2 mạng LAN với nhau.
+ Nó có thêm chức năng chọn lọc tín hiệu (loại bỏ nhiễu và không cho đi qua cầu những tín hiệu đi trong một mạng).
e. Bộ chọn đường (Router) :
Router là thiết bị “thông minh” hơn Bridge vì nó còn có thể thực hiện các giải thuật chọn đường đi tối ưu (theo các chỉ tiêu nào đó) cho các gói tin.
Router cho phép các mạng máy tính khác nhau kết nối với nhau thành liên mạng.
Bộ chọn đường không có chức năng chọn lọc tín hiệu.
Trên thực tế người ta thường sử dụng kết hợp bộ cầu nối với bộ chọn đường tạo thành một thiết bị chung gọi là Brouter.
f. Bộ chọn đường cầu (Brouter) :
Brouter là thiết bị đóng vai trò của cả Router và Bridge. Thiết bị này thực hiện chọn đường trước và chọn lọc tín hiệu sau.
4.4. Hệ điều hành mạng (NOS – Network Operating System) :
Ngoài việc nối ghép các máy tính lại với nhau thì còn phải cài đặt trên chúng một hệ điều hành chung cho toàn mạng gọi là hệ điều hành mạng (NOS – Network Operating System).
Một vài chức năng của hệ điều hành mạng:
Quản lý toàn bộ tài nguyên trên mạng.
Tính toán xử lý và quản lý dữ liệu một cách tập trung thống nhất.
Thực hiện việc kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm soát địa chỉ trên mạng.
Thực hiện các dịch vụ cho người sử dụng như: cho phép truy cập tài nguyên chung trên mạng, các dịch vụ truyền tin, gửi thư điện tử…
Việc lựa chọn hệ điều hành cho mạng là rất quan trọng, nó tuỳ từng trường hợp vào kích cỡ của mạng hiện tại và sự phát triển trong tương lai, còn tuỳ từng trường hợp vào những ưu và nhược điểm của từng hệ điều hành. Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay:
ã Hệ điều hành mạng UNIX: Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho môi trường truyền thông tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều phiên bản khác nhau, không thống nhất gây khó khăn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi có cấu hình máy mạnh.
ã Hệ điều hành mạng Windows NT: Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả Windows cũng đòi hỏi cấu hình tương đối mạnh.
ã Hệ điều hành mạng Windows for Workgroup: Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top