love_is_blue64

New Member

Download miễn phí Luận văn Khảo sát diễn biến xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn trong mùa khô năm 2005





MỤC LỤC
 
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU 5
I. Lý do chọn đề tài: 5
II. Mục đích-Yêu cầu: 5
III. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài: 6
IV. Phương pháp nghiên cứu: 6
1.Thu thập tài liệu: 6
2. Khảo sát thực địa: 7
3. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: 7
4. Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo: 7
Chương I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN-KINH TẾ NHÂN VĂN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 9
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên: 9
1.Vị trí địa lý: 9
2. Đặc điểm khí hậu: 10
II. Đặc điểm kinh tế nhân văn: 15
1. Dân số: 15
2. Kinh tế: 17
Chương II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20
I. Lịch sử nghiên cứu địa chất: 20
II. Địa tầng: 21
1. Giới Kainozoi (Kz): 21
2.Giới Mesozoi: 27
Chương III: KIẾN TẠO 29
I. Bối cảnh kiến tạo: 29
II. Vị trí kiến tạo: 29
III. Các đặc điểm kiến tạo: 30
Chương IV: ĐỊA MẠO 32
I. Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn: 32
II. Kiểu địa hình xâm thực tích tụ: 32
III. Kiểu địa hình tích tụ: 33
3.1. Kiểu địa hình tích tụ dạng thềm bậc hai, nguồn gốc sông , tuổi Pleistocene trên (abQIII3) 33
3.2.Kiểu địa hình tích tụ dạng thềm bậc II, nguồn gốc sông biển tuổi Pliestocene trên (amQIII3): 33
3.3. Kiểu địa hình tích tụ dạng bậc thềm I, nguồn gốc sông-biển, tuổi Holocene dưới-giữa (amQIV1-2) 34
3.4. Kiểu địa hình tích tụ, dạng bãi bồi cao, có nguồn gốc sông, tuổi Holocene giữa trên (aQIV2-3) 34
3.5. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi cao, nguồn gốc sông biển, tuổi Holocene giữa trên (amQIV2-3): 34
3.6. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi cao, nguồn gốc sông-đầm lầy, tuổi Holocene giữa trên (abQIV2-3): 35
3.7. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi thấp, nguồn gốc sông tuổi Holocene trên (aQIV3): 35
3.8. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi thấp, nguồn gốc sông biển tuổi Holocene trên (aQIV3): 35
3.9. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi thấp, nguồn gốc đầm lầy sông, tuổi Holocene trên (baQIV3): 35
Chương V: KHOÁNG SẢN 36
I.Than nâu: 36
II. Than bùn: 37
III. Kaolin: 37
IV. Sét gạch ngói: 37
V.Vật liệu xây dựng: 38
Chương VI: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN 39
I.Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn: 39
II. Các phân vị nước dưới đất: 40
1. Tầng chứa nước Holocene : 40
2.Tầng chứa nước Pleistocene 41
III. Mạng lưới nước mặt: 43
1. Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi: 43
2. Chế độ thuỷ văn: 44
IV. Khái quát về độ mặn: 49
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mặn: 50
PHẦN HAI: PHẦN CHUYÊN ĐỀ
Chương VII: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN SÔNG SÀI GÒN 55
I. Hiện trạng xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn trong mùa khô năm 2005: 55
1.Tình hình thời tiết của khu vực trong quý I năm 2005: 55
2. Diễn biến xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn : 56
II. Xu hướng diễn biến xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn trong những năm tiếp theo: 64
1 .Cơ sở dự đoán xu thế diễn biến xâm nhập mặn trong những năm tiếp theo 64
2. Dự đoán khả năng xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn trong những năm tiếp theo: 66
Chương VIII: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN TRÊN SÔNG SÀI GÒN 71
I. Vai trò của sông Sài Gòn : 71
II. Những tác động của quá trình xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn : 72
1. Đối với cảnh quan môi trường: 72
2. Đối với chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực: 73
3. Đối với nước ngầm: 75
Chương IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
I. Kết luận: 79
II. Kiến nghị: 80
III. Hạn chế: 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ít sạn nhỏ, phần đáy có màu xám nhạt, dày khoảng 10-30m.
Bề mặt địa hình rộng, bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch theo nhiều hướng khác nhau. Hiện tại, đây là khu vực rất thuận lợi để phát triển thành khu đô thị, khu dân cư hay có thể canh tác nông nghiệp.
3.3. Kiểu địa hình tích tụ dạng bậc thềm I, nguồn gốc sông-biển, tuổi Holocene dưới-giữa (amQIV1-2
Phân bố chủ yếu ở khu vực Gò Vấp, Thủ Đức, cao từ 2-5m, được cấu tạo bởi các thành phần trầm tích sau đây: cát, bột, sét màu xám trắng đến xám vàng, dày từ 2-10m. Bề mặt địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống dòng chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Lớp sét gần mặt bị phong hoá yếu, có thể khai thác làm gạch ngói.
3.4. Kiểu địa hình tích tụ, dạng bãi bồi cao, có nguồn gốc sông, tuổi Holocene giữa trên (aQIV2-3)
Phân bố chủ yếu ở phía Nam Thủ Đức, dọc theo hai bên bờ sông sài Gòn, cao khoảng 1-2m, được cấu tạo bằng các vật liệu sau: cát, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật, dày từ 5-9m. Bề mặt địa hình bằng phẳng, ít bị ngập nước, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch. Hiện nay, khu vực này chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp.
3.5. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi cao, nguồn gốc sông biển, tuổi Holocene giữa trên (amQIV2-3):
Phân bố chủ yếu ở huyện Nhà Bè và một phần ở huyện Bình Chánh, cao 1-2 m. Thành phần trầm tích gồm có: sét, bột cát chứa mùn thực vật màu xám đến xám đen dày 5-15 m. Bề mặt địa hình bằng phẳng, diện phân bố rộng, ít bị ngập nước, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều. Hiện nay, khu vực này rất triển vọng phát triển khu dân cư cũng như canh tác nông nghiệp như trồng lúa, nuôi tôm cá…
3.6. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi cao, nguồn gốc sông-đầm lầy, tuổi Holocene giữa trên (abQIV2-3):
Phân bố dọc theo thung lũng sông Sài Gòn , cao từ 1-2 m, thành phần trầm tích bao gồm: sét pha bột màu xám đen chứa nhiều mùn thực vật có độ phân huỷ tốt. Bề mặt địa hình bằng phẳng, úng nước, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch, chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thuỷ triều. Hiện tại, phần lớn diện tích đất đang trong tình trạng hoang hoá, chỉ một vài nơi trồng được dừa, mía…
3.7. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi thấp, nguồn gốc sông tuổi Holocene trên (aQIV3):
Phân bố rất hạn chế, chủ yếu dọc theo thung lũng sông Sài Gòn và các sông rạch khác, cao từ 0-1m, được cấu tạo bởi các trầm tích bở rời: cát, sạn, bột, dày 2-5m. Bề mặt bãi bồi hẹp, kéo dài không liên tục. Phần lớn chúng bị ngập nước và được mở rộng thêm khi thuỷ triều hạ thấp.
3.8. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi thấp, nguồn gốc sông biển tuổi Holocene trên (aQIV3):
Phân bố chủ yếu ở Nhà Bè, cao từ 1-2m, thành phần trầm tích bao gồm: sét bột chứa mảnh vụn thực vật phân huỷ kém. Bề mặt bãi bồi bằng phẳng, hẹp, hơi nghiêng thoải về phía lòng sông. Riêng bờ trái sông Nhà Bè ( khu vực Phú Xuân) bề mặt này được mở rộng ra khoảng 200-1000 m, kéo dài liên tục dọc theo sông.
3.9. Kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi thấp, nguồn gốc đầm lầy sông, tuổi Holocene trên (baQIV3):
Kiểu địa hình này phân bố hẹp ở phía Tây Nam Thủ Đức dưới dạng các bồn trũng nhỏ dọc theo sông Sài Gòn, cao khoảng 1m, được cấu tạo bởi sét, bột cát pha và mùn thực vật, dày 2-5m. Bề mặt bãi bồi ngập nước thường xuyên, thảm thực vật kiểu đầm lầy phát triển mạnh.
Chương V: KHOÁNG SẢN
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị lớn nhất của cả nước. Bên cạnh những tiềm năng lớn mạnh về địa thế, về nhân lực, Thành phố Hồ Chí Minh còn ẩn chứa một tiềm năng rất lớn về mặt khoáng sản. Khoáng sản theo thống kê trên tờ Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 179 mỏ-điểm quặng, chủ yếu là các loại khoáng sản phi kim loại. Trong số đó có khoảng 31 mỏ lớn, 24 mỏ vừa và 64 mỏ nhỏ, số còn lại là điểm quặng. Khoáng sản ở tờ bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các chủng loại sau:
I.Than nâu:
Chúng thường tồn tại dưới dạng các thấu kính, nằm dưới sâu trong trầm tích xếp vào hệ tầng Nhà Bè (N21nb), gồm sét bột xen kẽ các thấu kính cát và các thấu kính than nâu.
Tại lỗ khoan cầu Kênh Xáng (Bình Chánh), người ta gặp than nâu ở độ sâu 236-241m, dày khoảng 5m.
Tại lỗ khoan Cầu Bông, ta gặp than nâu ở độ sâu 160m.
Tại lỗ khoan bệnh viện Cộng Hoà (Gò Vấp), người ta gặp than nâu ở độ sâu 125m, dày 2m.
Đặc biệt, tại các lỗ khoan ở các hãng rượu Bình Tây-Chợ Lớn, ở độ sâu 68.6m-207m, ta đã gặp 6 thấu kính than dày từ vài cm đến 6m.
Tuy nhiên, trữ lượng than nâu ở những khu vực trên không lớn lắm, chúng không có giá trị về mặt khai thác công nghiệp.
II. Than bùn:
Theo thống kê, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 28 mỏ than bùn và điểm than bùn, trong đó có 11 mỏ nhỏ. Chúng được thành tạo trong môi trường đầm lầy-sông, có tuổi Holocene.
Than bùn thường có chất lượng xấu, hàm lượng tro cao và chứa nhiều sét nên làm chất đốt không có hiệu quả. Tuy nhiên, hàm lượng chất mùn trong than bùn chiếm tỉ lệ đáng kể nên chúng được khai thác và sử dụng làm phân bón (Long Hưng, Láng Le). Theo dự báo, trữ lượng tiềm năng của chúng khoảng 6 triệu tấn. Hiện nay, nhiều mỏ được tiến hành thăm dò và đang khai thác sử dụng.
III. Kaolin:
Khu vực miền Đông Nam bộ nói chung và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất đa dạng và phong phú về kaolin. Hầu hết các trầm tích tuổi QI và tuổi QII-III thuộc các hệ tầng Đất Cuốc, Thủ Đức, Củ Chi…đều có chứa kaolin. Kaolin ở đây có hàm lượng Al2O3=15-25%, Fe2O3=1-3%. Theo thống kê, có khoảng 33 mỏ điểm quặng kaolin trong khu vực, trong đó có nhiều mỏ đã đang được khai thác.Theo dự báo, tiềm năng của các mỏ-điểm quặng này khoảng 50 triệu tấn.
IV. Sét gạch ngói:
Loại này rất phong phú, trữ lượng lớn, nằm chủ yếu ở phần Đông Bắc. Chúng nằm chủ yếu trong trầm tích Peistocene, chất lượng khá tốt. Theo thống kê có khoảng 42 mỏ, trong đó có 19 mỏ lớn, 11 mỏ vừa và 12 mỏ nhỏ.
V.Vật liệu xây dựng:
Thành phố Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng về các loại vật liệu xây dựng như :cát, cuội, sỏi, laterit (đá ong), phun trào (anđesit, đacit, cuội kết tuff).
Cát xây dựng và cuội sỏi nằm trong các trầm tích Đệ Tứ có trữ lượng và chất lượng thoả mãn các yêu cầu về xây dựng của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các khu vực lân cận.
Chương VI: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
I.Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn:
ØTrước năm 1975:
Năm 1936 Brenil và Molleret cho xuất bản “Lịch sử cấp nước thành phố Sài Gòn”. Cùng thời gian này có các tác giả Richard, Viclard, Godon, Brashears với những bài viết : “Tiềm năng cung cấp nước Sài Gòn – Chợ Lớn”, “Vấn đề nước uống, sự kiểm tra các hệ thống phân phối của nước mưa Sài Gòn”.
Năm 1969 – 1975 Nguyễn Đình Viễn, Trịnh Thanh Phúc đã phát hiện nước ngọt vùng rừng sác –duyên hải.
Năm 1970, J.A.Burgh, Đào Duy, Rassan viết về kết quả khảo sát và bơm hút nước thí nghiệm tại trung tâm huấn luyện Quang Trung – Gò Vấp.
Năm 1970 -1973 cuộc khảo sát nước ngầm ở Hóc Môn để cung cấp nước cho toàn thành ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
2 Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện n Văn hóa, Xã hội 0
K Khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng Anh năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi) Văn hóa, Xã hội 0
W Vấn đề "Diễn biến hòa bình" trên báo Quân đội nhân dân hiện nay (khảo sát trên Báo Quân đội nhân dân Văn học 0
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát ảnh hưởng của bột chuối xanh thay thế đến chất lượng bánh mì Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát quy trình sản xuất tôm giống càng xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D khảo sát một số bệnh ở đường tiết niệu trên chó và ghi nhận kết quả điều trị Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top