nhox_bjnh

New Member
Đề: Kể một câu chuyện mà em được nghe, được đọc về lòng nhân hậu

A. HƯỚNG DẪN



Viết đúng thể loại văn kể chuyện (kể chuyện đã nghe, đã đọc). Nội dung cần chú ý:



Câu chuyện phải có nhân vật. Nhân vật chính ở đây là một người có tấm lòng nhân hậu, lòng thương người, luôn giúp đỡ người khác...Lòng nhân hậu của người đó đáng được noi theo, được người khác ca ngợi.



Bộc lộ những suy nghĩ của em về nhân vật đó.



Diễn đạt cần rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng. Viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.







B. BÀI THAM KHẢO
Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.



Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng:



Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác.



Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống.



Uống xong, cụ già bảo:



- Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu Thank bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin:



- Con xin bà tha lỗi cho con!



Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra.



Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng:



- Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống!



Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng:



- Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không?



Cô ta vừa đáp:



Mẹ ạ! Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét:



- Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi:



- Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời:



- Em bị bà chủ đánh...



Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết.



Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.



Theo Những bài văn mẫu 4*
 
Đề: Kể vắn tắt một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu



BÀI THAM KHẢO



Thương người như thể thương thân



Đó là suy nghĩ của một phụ nữ không sinh con nhưng lại có 51 người gọi bằng mẹ.



Người phụ nữ ấy là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Suốt 35 năm qua, mẹ thức khuya, dậy sớm, bươn chải, tảo tần để cưu mang, nuôi dưỡng 51 trẻ mồ côi. Vì cuộc đời của trẻ, mẹ quên đi hạnh phúc riêng tư của mình, mẹ không quản nhọc nhằn, khổ cực. Mẹ xem 51 đứa trẻ mồ côi ấy như con ruột của mình. Nhờ lòng nhân ái đó, 48 người con đã trưởng thành trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhiều người con đã thành đạt và họ không thể nào quên đi những ngày tháng sống trong tình thương bao la ấy. Đến nay, mẹ đã ngoài 60 nhưng vẫn bận rộn với 3 đứa trẻ chưa tròn 2 tuổi.



Nếu như không có những tấm lòng cao cả, nhân hậu như mẹ thì những đứa trẻ bất hạnh kia biết nương tựa vào đâu?



Theo Những bài văn mẫu 4*
 

Sty]es

New Member
Đề bài



Em hãy kể một tấm gương về lòng nhân hậu.



Yêu cầu



- Thể loại: Kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

- Nội dung: Một tấm gương về lòng nhân hậu.

- Trọng tâm: Kể được rõ những việc làm nhân hậu của người được giới thiệu.



Dàn ý



Mở bài: "Ông từ thiện" của những xóm nghèo.



Thân bài:



- Ông là Nguyễn Văn Dư ở phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

- Cứ gần tết, ông góp tiền gạo, bột ngọt cho những bếp tình thương phục vụ bệnh nhân nghèo.

- Phát biểu của ông Dư: "Làm từ thiện riết rồi quen, không đi không chịu được". "Giờ đã lớn tuổi, chỉ cần hai bữa cơm rau là đủ, tui muốn rảnh tay làm từ thiện".

- Đón Tết Bính Tuất, ông góp bếp ăn của bệnh nhân cùng kiệt bệnh viện Phú Cát 1 tấn gạo; góp 1 tấn gạo cho các gia đình cùng kiệt phường Nhơn Phú (Bình Định); tặng những gói quà cho Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em da cam ở phường Ghềnh Ráng.



Kết bài:



Sổ tay trong túi ông chằng chịt kế hoạch đi làm từ thiện.



BÀI VĂN



Trong những ngày cả nước đang rộn rịp chuẩn bị đón Tết Bính Tuất 2006, báo Tuổi Trẻ số tất niên ngày 25-1-2006, phóng viên Bảo Trung đã giới thiệu với chúng ta một tấm gương sáng về tấm lòng nhân hậu.



Đó là ông Nguyễn Văn Dư đang sinh sống tại khu vực 3, phường Lê Hồng Phong, thành phố Qui Nhơn, Bình Định. Ông Dư được mệnh danh là "ông từ thiện" của những xóm nghèo. Suốt 5 năm qua, năm nào cũng vậy, những ngày gần tết lạ ông bỏ hết các công việc nhà cho vợ con. Còn ông, khi thì đến một làng chài heo hút, khi thì vào các trại đưỡng lão, hay tìm đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ trẻ mồ côi, người già neo đơn, khi lại vào các bệnh viện huyện góp tiền, gạo, bột ngọt cho những bếp tình thương phục vụ bệnh nhân nghèo.



Gặp ông, hỏi chuyện về việc đi làm từ thiện, ông cười và cho biết: "Làm từ thiện riết rồi quen, không đi không chịu được". Hỏi ông về công việc đang kinh doanh, ông nói: "Tui giao hẳn việc kinh doanh của Công ty xây dựng Tân Phương cho các con điều hành". Ông nghỉ ngơi, uống ngụm nước rồi nói tiếp: "Giờ đã lớn tuổi, chỉ cần hai bữa cơm rau là đủ, tui muốn rảnh tay làm từ thiện". Thế đấy, làm từ thiện đối với ông giờ đây trở thành một nhu cầu, một tình cảm không thể thiếu.



24 tháng chạp, trong khi mọi người lo chạy đôn chạy đáo sắm sửa cho mâm cỗ ngày tết gia đình thì ông Dư cũng tất tả đến các nơi cần đến tấm lòng của ông. Ông chạy đến bệnh viện huyện Phù Cát. Nơi đây có một bếp ăn cho bệnh nhân cùng kiệt mà chính ông là một trong những người đã góp nhiều công sức lập nên. Ông Dư mang về đây một tấn gạo cho bệnh nhân có chén cơm nóng ngày tết. Rồi ông lại tất tả chạy đến những xóm cùng kiệt phường Nhơn Phú (Qui Nhơn) đem một tấn gạo nữa cho các gia đình cùng kiệt có cái đón xuân. Hôm sau, ngày 25 tết, ông loay hoay đi mua bánh tét, bánh chưng, mua mứt, rồi cặm cụi gói từng túi quà, bỏ tiền từng phong bì nhỏ rồi chạy lên Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em da cam ở phường Gềnh Ráng...



Thế đấy, sổ tay trong túi ông chằng chịt kế hoạch những chuyến đi làm từ thiện.



Nhận xét



Giới thiệu về "ông từ thiện", người viết đã cho chúng ta thấy được những việc làm cụ thể rất đáng trân trọng của ông để cứu giúp những người neo đơn, khó khăn, thiếu thốn. Những việc làm của ông mang đậm tính thời sự, chính vì vậy mà nó càng xúc động mạnh mẽ người đọc.



Bài viết còn cho chúng ta biết thêm về tình cảm, về suy nghĩ của ông khi làm công việc từ thiện. Những suy nghĩ rất giản dị, rất tự nhiên của ông càng làm cho người đọc phải thấm thía. Trong khi người ta bon chen, giành giật, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, để vơ vét thì ông suy nghĩ rất hồn nhiên: "Giờ đã lớn tuổi, chỉ cần hai bữa cơm rau là đủ, tui muốn rảnh tay làm từ thiện". Công việc của ông vì thế đã trở thành một nhu cầu của cuộc sống, một tình cảm không thể thiếu: "Làm từ thiện riết rồi quen, không đi không chịu được".



Thật đẹp sao một tấm lòng!



Theo Vũ Khắc Tuân*
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kể về một câu chuyện về siêng năng kiên trì Văn học 0
T Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tớ Văn học 0
U Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học. Văn học thiếu nhi 0
H Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Văn học thiếu nhi 0
H Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu Văn học thiếu nhi 0
A Kể lại một câu chuyện cổ tích bằng lời kể của mình Văn học thiếu nhi 0
B Hãy kể lại một câu chuyện đã học ( hay đã nghe ) có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường Văn học thiếu nhi 0
D Kể một câu chuyện mà em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh Văn học thiếu nhi 0
P Kể một câu chuyện mà em được chứng kiến hoặc tham gia nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của ngườ Văn học thiếu nhi 0
A Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó Văn học thiếu nhi 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top