toantink4

New Member
Đề: kể lại một câu chuyện mà em đã học (qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.



BÀI THAM KHẢO


Mỗi ngày đến trường em được học biết bao điều bổ ích, được biết nhiều chuyện hay, nhiều tấm gương sáng. Một câu chuyện mà em nhớ nhất đó là truyện Vào nghề.



Truyện kể về Va-li-a, một cô bé xinh đẹp có nhiều ước mơ lớn. Ước mơ lớn nhất của Va-li-a đã xuất phát từ một ngày thứ bảy. Hôm ấy trời thật đẹp. Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Chương trình xiếc thật hay, thật hấp dẫn. Va-li-a thích nhất là tiết mục cô gái phi ngựa đánh đàn. Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng ước mơ trở thành diễn viên xiếc để biểu diễn tiết mục đó.



Một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển duyễn viên, Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề tại rạp xiếc. Thấy Va-li-a có quyết tâm lớn nên bố mẹ cô cũng bằng lòng. Thế là ngay sáng hôm ấy, Va-li-a đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Nhưng bác giám đốc lại giao cho Va-li-a việc quét dọn chuồng ngựa. Va-li-a rất ngạc nhiên và thất vọng. Nhưng với ước mơ của mình, Va-li-a quyết thực hiện nên cô phải nhận lời làm công việc tồi tệ này.



Bắt đầu từ hôm đó, Va-li-a làm công việc quét dọn chuồng ngựa. Mặc dù rất buồn chán với công việc của mình nhưng Va-li-a vẫn cần cù làm việc, luôn giữ cho chuồng ngựa được sạch sẽ. Va-li-a đã làm quen với các chú ngựa trong thời gian học.



Và rồi chẳng bao lâu, Va-li-a đã trở thành một diễn viên thực thụ được biểu diễn chính thức trên sân khấu. Va-li-a biểu diễn rất hay được đông đảo khán giả hâm mộ, cổ vũ nồng nhiệt. Va-li-a đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Ngựa phi, tiếng đàn cất lên. Từng tràng pháo tay vang dội, từng gương mặt rạng ngời của khán giả. Cô tràn ngập niềm hạnh phúc...



Qua câu chuyện về Va-li-a em hiểu được rằng: Không có thành công nào tự đến mà không phải trải qua gian lao, thử thách và một quá trình bền bỉ, kiên trì. Phải có nghị lực vươn lên và một ước mơ cháy bỏng thì mới có thành công.



Theo Những bài văn mẫu 4*
 

nguyenbolero

New Member
Yêu cầu



- Thể loại: Kể lại câu chuyện đã đọc.

- Nội dung: Kể lại câu chuyện trong một bài học tập đọc, kể chuyện hay tập làm văn.

- Trọng tâm: Tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.



Dàn ý



Mở bài: Một phong tục đáng yêu của quê ngoại: lời nguyện ước của các cô gái vào tuổi trăng tròn trong đêm rằm tháng Giêng bên hồ Hàm Nguyệt.



Thân bài



- Chị gái đi học xa cũng được gia đình gọi về cho hưởng tục lệ của làng.

- tui tò mò đi theo.

- Gặp chị Ngàn hỏng mắt cũng đi, tui dắt chị Ngàn.

- tui rình và nghe được lời ước thiêng liêng của chị Ngàn: "Ước gì mẹ chị Yên bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh"

- tui ngỡ ngàng hỏi chị Ngàn về lời ước.

- Mãi gần đến nhà, chị Ngàn mới cho biết chị ước thay cho chị Yên, năm ngoái, chị Yên vì chăm sóc mẹ đã không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng.



Kết bài



tui đã hiểu ra và nguyện sẽ làm như chị Ngàn.



Bài văn



Bà tui kể, không biết từ thời xa xưa nào mà làng tui đã có một phong tục rất đáng yêu: những cô gái trong làng khi tròn mười lăm tuổi đều được đi rửa mặt bằng nước hồ Hàm Nguyệt của chùa Huyền Không khi hồ tràn ngập ánh trăng rằm tháng Giêng và nói lên lời nguyện ước của đời mình. Chị gái tui học trên thành phố cũng được gọi về trong ngày rằm tháng Giêng để hưởng tục lệ linh thiêng này.



Gần nhà tui có chị Ngàn bị mù, năm nay cũng vừa tròn mười lăm tuổi. Chị đẹp, hiền và khéo léo nhất làng. Chị trồng hoa và làm bánh mứt. Bánh mứt chị làm đến những người già khó tính nhất cũng phải khen. tui sang chơi bên chị và dắt chị đi ra hồ Hàm Nguyệt.



Chùa Huyền Không tấp nập người. Những tiếng cầu nguyện càng làm tôn thêm vẻ tĩnh mịch và linh thiêng của nơi này. Hồ Hàm Nguyệt lóng lánh ánh trăng trông huyền ảo như trong truyện cổ tích.



tui đưa chị đến mé hồ và cũng quỳ xuống cùng với chị. Chị run run vốc nước hồ áp lên mặt. Chắp tay, chị nén xúc động và cầu nguyện:



- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác ấy chóng khỏi bệnh, được bình an, khỏe mạnh.



Chị Ngàn từ từ đứng lên, gương mặt thanh thản, lạ kỳ. Không nói gì, chị lặng lẽ nắm tay tôi, len ra khỏi dòng người đông nườm nượp.



tui nhìn chị ngỡ ngàng. Cả đời người chỉ được một lần ước. Sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm? tui hỏi chị. Chị dịu dàng xiết tay tôi, nói như thầm thì:



- Nhà chị Yên cùng kiệt nhất làng mình. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm. Trước ngày rằm tháng giêng chị ấy cứ nói mãi với chị rằng sẽ ước cho mẹ khỏe mạnh. Đó là điều chị ấy mong ước thiết tha nhất. Vậy mà em biết không, hôm ấy, mẹ chị ấy bỗng trở bệnh lại, sốt cao, ngột ngạt, khó thở. Chị ấy nào dám đi, ở lại bên mẹ cho đến khi trời gần sáng. Khi bác ngủ yên được một chút cũng là lúc trăng lặn. Chị ấy khóc như mưa. Mồ côi mẹ nên chị hiểu rất rõ niềm hạnh phúc khi còn mẹ em ạ!



tui lặng lẽ ngắm chị. Tấm lòng chị đẹp hơn cả trăng rằm tháng giêng, đẹp hơn cả vườn hoa chị trồng.



Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu khiến tui bật lên một tiếng reo. Rằm tháng giêng sang năm, em tròn mười lăm tuổi...



Nhận xét



Câu chuyện được kể theo đúng như sự phát triển của sự việc. Đó chính là kể theo trình tự thời gian - đúng như yêu cầu của bài.



Câu chuyện kết thúc bằng một dấu ba chấm, hay còn gọi là dấu chấm lửng. Sự việc kết thúc câu chuyện chưa được kể ra một cách rõ ràng. Nhưng đọc kỹ phần trên của câu chuyện, ai cũng có thể đoán biết được và viết tiếp câu kết thúc cho truyện: Rằm tháng giêng sang năm, em tròn mười lăm tuổi, em sẽ đến hồ Hàm Nguyệt linh thiêng và thành tâm đọc lời cầu nguyện một đời người con gái cho mắt chị Ngàn được sáng lại.



Theo Vũ Khắc Tuân*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top