toemlemlinh_bt

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – Thực trạng và triển vọng





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu. 3
Chương 1. Một số vấn đề chung về ngoại thương và kinh nghiệm của một số nước. 5
1.1. Một số vấn đề chung về ngoại thương. 5
1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngoại thương với nền kinh tế. 5
1.1.2. Các lý thuyết cơ bản về ngoại thương. 9
1.1.3. Một số yếu tố tác động đến phát triển ngoại thương. 14
1.2. Bài học kinh nghiệm về chính sách ngoại thương của một số nước. 17
1.2.1. Kinh nghiệm từ các nước NIC Đông Á. 17
1.2.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc. 18
1.2.3. Kinh nghiệm từ các nước ASEAN . 20
Chương 2. Hoạt động ngoại thương của Việt Nam từ 1990 đến nay. 23
2.1. Phát triển ngoại thương – sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam 23
2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đầu thập kỉ 90. 23
2.1.1.1. Tình hình trong nước. 23
2.1.1.1. Tình hình quốc tế. 24
2.1.2. Tầm quan trọng của ngoại thương đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 26
2.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 26
2.1.2.2. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 28
2.1.3. Những thuận lợi của Việt Nam trong phát triển ngoại thương. 28
2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 1990 đến nay. 30
2.2.1. Động thái kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 31
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu. 36
2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. 38
2.2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu. 40
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu. 42
2.2.3. Hoạt động nhập khẩu. 47
2.2.3.1. Kim ngạch nhập khẩu. 47
2.2.3.2. Cơ cấu nhập khẩu. 48
2.2.3.3. Thị trường nhập khẩu. 50
2.3. Đánh giá. 51
2.3.1. Những thành công. 51
2.3.2. Nguyên nhân thành công. 54
2.3.3. Những mặt chưa thành công và nguyên nhân. 57
Chương 3. Triển vọng và giải pháp phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam. 60
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam. 60
3.1.1. Những thuận lợi. 60
3.1.2. Những khó khăn. 61
3.2. Chiến lược phát triển ngoại thương của Việt Nam những năm tới. 62
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. 65
3.3.1. Về phía Nhà nước. 66
3.3.2. Về phía doanh nghiệp. 72
Kết luận. 77
Danh mục tài liệu tham khảo. 78
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i số lượng là 1,5 triệu tấn, và cả thời kì 1991 – 1995 đã xuất hơn 30 triệu tấn. Gạo cũng bắt đầu được xuất khẩu (bình quân đạt 1,5 triệu tấn/năm). Cà phê cũng có những bước tiến vượt bậc. Cụ thể, năm 1990 ta mới xuất được 89,6 ngàn tấn nhưng đến năm 1995 đã xuất được tới 186,9 ngàn tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng đã đạt 847 triệu USD vào 1995, tăng gấp hơn 5 lần so với kim ngạch năm 1991. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da đã tăng từ 10 triệu USD vào năm 1991 lên tới 293 triệu USD vào năm 1995, tức là gấp hơn 29 lần.
Từ 1994 – 1997 xuất khẩu tăng chậm dần (1994 tăng 35,8%, sang 1997 chỉ còn tăng 26%). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song một nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ cấu hàng xuất chưa có những thay đổi đột biến so với thời kì 1991 – 1995 để mang lại động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu. Từ 1998 đến 2002, hoạt động xuất khẩu có những thay đổi, tuy kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng lên qua các năm nhưng tốc độ gia tăng hai năm 1999 và 2000 cao hơn hẳn so với các năm khác (23,3% và 25,5%). Sau đó sự gia tăng lượng hàng xuất khẩu có xu hướng giảm dần, đến năm 2003 dự kiến, giá trị hàng xuất khẩu sẽ tăng khoảng 7,7% với trị giá 17800 triệu USD. Điều này thể hiện hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian này chịu sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa của các nước khác. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu năm 1990 đến năm 1996 chỉ còn lại 8 mặt hàng (rau quả và hạt điều đã bị loại), đến năm 2000 thì 4 mặt hàng có mặt trong năm 1990 là hạt điều, cao su, hạt tiêu và than đá không còn nằm rong nhóm 10. Những mặt hàng linh kiện điện tử, sản phẩm đồ gỗ, nhóm hàng rau quả đã trở lại trong nhóm 10. Các mặt hàng dầu thô, thủy sản, dệt may, giày dép, gạo khá ổn định từ 1992 đến 2001. Các mặt hàng nói trên trong các năm 1999, 2000, 2001 đã có sự thay đổi về số lượng và giá cả. ở hầu hết các mặt hàng dầu thô, gạo, cao su, cà phê, than đá, hạt tiêu đều có tỉ lệ tăng tổng kim ngạch nhanh hơn số lượng so với năm trước trong các năm 1999, 2000 thì đến 2001 có mặt hàng giá giảm khoảng 5-10% như cao su, chè, một số giảm đến gần 15% như gạo, có loại giảm đến 40% như cà phê, và 60% như hạt tiêu. Nhìn chung, đến 2001, giá các loại hàng nông sản đã giảm đến 22% trong 2001, nên mặc dù khối lượng nông sản đã tăng hơn so với năm trước nhưng giá các loại nông sản xuất khẩu đã giảm hơn 22% nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 thấp hơn 2000.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 6,9 lần năm 1990 và tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu từ 1990 đến 2002 đạt 18,8%. Có thể thấy xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu để tạo đà cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta từ 1990 đến nay đã đạt được những kết quả tốt đẹp, giá trị xuất khẩu hàng hóa năm sau cao hơn năm trước, tuy tốc độ tăng qua từng thời kì chưa ổn định do năng lực trong nước và tình hình cạnh tranh quốc tế, nhưng phải khẳng định một điều rằng : trong thời gian tới xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng khá và vững chắc, theo đúng chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
2.2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Trong hoạt động xuất khẩu, tỉ trọng sản phẩm qua chế biến tăng từ 8% lên 40%, từ chỗ chỉ đạt 4 mặt hàng có kim ngạch trên 100 triệu USD, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng chiếm vị thế vào loại hàng đầu thế giới về xuất khẩu. Đó là : gạo, cà phê, hạt tiêu, hồ tiêu, điều, thủy sản.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là hàng nông, lâm, thủy hải sản ở dạng thô hay mới qua sơ chế, hàng tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công mĩ nghệ. Nói chung đó là những mặt hàng có hàm lượng nguyên liệu và lao động cao – những mặt hàng truyền thống từ nhiều năm qua. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thời kì 1991 – 2002 là dầu thô, dệt may, gạo, giày dép, hải sản, cà phê, than đá. Giai đoạn từ 1990 đến nay Việt Nam đã tạo dần được một số ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt hàng trăm triệu USD như dầu thô, hải sản, gạo.
Gạo : từ năm 1989 trở lại đây, Việt Nam đã xuất khẩu gạo và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
Dầu khí : từ năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, là mặt hàng mới và là kết quả của sự hợp tác liên doanh với Liên Xô từ trước năm 1975 song dầu khí lại là mặt hàng chủ lực vì đó là nguồn thu ngoại tệ tập trung lớn nhất.
Thủy sản : đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và mang lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam
Ngoài ra, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn có hàng dệt may và may mặc, cà phê, cao su, than đá... Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của các ngành hàng này đều tăng khá, như hàng dệt may và may mặc, năm 1991 mới đạt trên 100 triệu USD thì năm 1995 đạt 850 triệu USD, đến 2001 đã đạt 1975,4 triệu USD.
Như vậy trong cơ cấu hàng hóa, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1995, đến 2001 đã chiếm 30,6%. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,5% thì đến 2001 chiếm 36%. Hàng nông lâm sản đến 2001 chiếm 21,6%. Hàng thủy sản năm 1995 chiếm 11,4% thì đến 2001 chiếm 11,8%. Có thể thấy xu hướng nhóm hàng công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, trong đó chủ yếu là hàng giày dép, may mặc và dệt vì các mặt hàng này tận dụng được lợi thế nhân công rẻ với số lượng lớn ở nước ta, cũng như khả năng thu hồi vốn nhằm tái sản xuất nhanh hơn.
Về khối lượng và giá trị, các mặt hàng đều gia tăng : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 697 triệu USD năm 1991 đến 2001 đã lên 4400 triệu USD, gấp 6,3 lần, chiếm 30,6%. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp từ 300 triệu USD năm 1991 đến 2001 đạt 5400 triệu USD, gấp 18 lần, chiếm 36% trong cơ cấu hàng hóa. Hàng nông lâm sản năm 1991 đạt 1088 triệu USD đến 2001 đạt 3249 triệu USD, gấp gần 3 lần, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản gồm những mặt hàng chủ yếu như : dầu thô, than đá, crôm, thiếc.... Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp gồm những mặt hàng chủ yếu như : giầy dép, hàng mây tre, hàng mĩ nghệ, hàng thêu, hàng gốm sứ... Hàng nông lâm sản gồm những mặt hàng chủ yếu như : gạo, lạc nhân, cà phê, cao su, hạt điều nhân, rau quả tươi và chế biến, hạt tiêu, chè, thịt chế biến, gỗ và sản phẩm gỗ... Hàng thủy sản gồm các loại tôm sú, cá biển v.v...
Trong thời gian này, một số mặt hàng đạt giá trị khối lượng, tốc độ tăng đáng kể là dầu thô, gạo, hàng dệt may, cà phê, thủy sản, than đá, cao su, hạt điều... Đặc biệt xuất khẩu gạo đã đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ, năm 1991 thu từ bán gạo là 1.033 triệu USD, năm 1997 là 3.100 triệu USD, năm 1999 thu được 1.024 triệu USD, sang 2002 xuất khẩu gạo đã đem lại cho Việt Nam hơn 1 tỉ USD.
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô cũ v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác ở công ty TOCONTAP Luận văn Kinh tế 0
D Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Luận văn Kinh tế 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ giao nhận xuất khẩu P.P.T Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng hải Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top