lebaohoang_1988

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ô tô TMT





Chương 1. LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 6

1.1. Khái quát chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 6

1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới tiêu thụ thành phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ 6

1.1.2. Các phương pháp thức tiêu thụ thành phẩm 8

1.1.3 Ý nghĩa và yêu cầu quản lý công tác tiêu thụ thành phẩm 10

1.1.4 Các cách thanh toán. 11

1.2.Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh 12

1.2.1. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm. 12

1.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán 20

1.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 22

1.3.1. Kế toán chi phí bán hàng 23

1.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 24

1.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất 26

1.5. Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết qủa kinh doanh theo các hình thức sổ kế toán 27

1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung 27

1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 29

1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 30

1.4.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ 31

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế theo nguyên tắc giá gốc.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: TCSĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác
Chi phí trả trước: Chi phí trả trả trước được vốn hóa để phân bổ chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm: Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều năm tài chính: Công cụ, công cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, công cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Chi phí phải trả: Ghi nhận các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh việc chi trả;
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.
Việc trích lập các khoản dự trữ, các quỹ từ lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo Nghị định số 199/2004/ NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc ban hàng quy chế tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và thông tư số 33/ 2005/ TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị Định 199/2004/ NĐ- CP
*) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hay sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
Doanh thu hoạt động tài chính: tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
*) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính là chi phí lãi tiền vay được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.
*) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Năm 2006, công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động của nhà máy xe máy và giảm 50% thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động của dự án Nhà máy Ô tô Nông dụng Cửu Long tại xã Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
II. Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Ô tô TMT
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cổ phần Ô tô TMT
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần Ô tô TMT cung cấp các loại xe ô tô tải có tải trọng từ 0,5 tấn đến 5 tấn và xe máy 02 bánh các loại. Công ty có đại lý phân phối ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.Ngoài ra công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực như sau:
- Sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải;
- Gia công, phục hồi , kinh doanh vật tư, phụ tùng, phương tiện cơ khí GTVT;
- Sữa chữa, kinh doanh điện và đại lý ký gửi các loại xe gắn máy hai bánh;
- Kinh doanh điện, điện tử, hàng trang trí nội thất;
- Làm dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải hàng hoá;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông lâm, thổ sản, hải sản; Sản xuất, lắp ráp xe ô tô, xe gắn máy hai bánh;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe gắn máy;
2.1.2. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cổ phần Ô tô TMT
2.1.2.1. Thị trường tiêu thụ
*) Thị trường xe nông dụng và xe tải hạng nhẹ ( Nhỏ hơn 5 tấn)
Ngày 09/12/2004, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 46/2004-CP- TTg v/v thay thế khoảng 120.000 xe công nông và các loại xe tải quá hạn sử dụng. Việc ban hành chỉ thị này là một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nông dụng – 1 loại xe thay thế cho xe công nông đầu ngang theo yêu cầu của thị trường. Công ty Cổ phần Ô tô TMT là đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngày 08/11/2007 Thủ tướng chính phủ ra quyết định 1491/ QĐ-TTg về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Quyết định 1491/QĐ-TTg chỉ định công ty cổ phần Ô tô TMT là Công ty thí điểm đến năm 2010.mặt khác, giá xe nông dụng do công ty sản xuất lắp ráp hợp lý, giá bán chỉ bằng khoảng 50% xe cùng loại của Hàn Quốc, Nhật Bản do vậy khả năng tiêu thụ xe này là rất tốt. Hiện tại công ty không cung cấp đủ hàng hóa theo yêu cầu của các đại lý
*) Thị trường xe máy.
Ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam còn rất mới mẻ nhưng cạnh tranh rất quyết liệt. Các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước vẫn phải nhập khẩu các linh kiện chủ yếu như động cơ, phụ tùng chính yếu, để lắp ráp trong nước , còn lại các chi tiết phụ như đệm, đèo, hàng, giá, chân chống được chế tạo trong nước nhằm tận dụng giá nhân công rẻ. Chính vì vậy chất lượng xe máy sản xuất, lắp ráp trong nước không được ổn định so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Cho đến nay, tổng số doanh nghiệp lắp ráp trong nước là 52 doanh nghiệp trong đó có 22 doanh nghiệp quốc doanh, 23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 7 doanh nghiệp FDI nhưng chỉ có 11 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, 24 doanh nghiệp cạnh tranh yếu, 6 doanh nghiệp có khả năng bị giải thể, 4 doanh nghiệp đã ngừng sản xuất. Dự tính chỉ còn khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất là lắp ráp xe máy có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, nghành công nghiệp xe máy thế giới phát triển theo 5 giai đoạn cơ bản:
+ Giai đoạn 1: Nhập khẩu linh kiện và lắp ráp
+ Giai đoạn 2: Thực hiện nội địa hóa trên 90%, phát triển được công nghiệp phụ trợ và các nhà cung cấp phụ kiện, phụ tùng
+ Giai đoạn 4: Kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu bộ 3 chất lượng/ giá cả/ giao hàng và có thể trực tiếp tham gia sản xuất xe
+ Giai đoạn 5: Thực hiện phân công hợp tác quốc tế và “ xuất khẩu sản xuất”.
Hiện tại, nghành công nghiệp xe máy Việt Nam đang ở đầu giai đoạn 3 của quá trình phát triển trên. Do mới phát triển nên cầu nội địa cũng rất lớn, đồng thời quá trình hội nhập cũng chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ các nền công nghiệp xe máy có bề dày phát triển.
Ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam không những đã đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn bước đầu xuất khẩu một số sản phẩm xe máy sang thị trường Philippines, Lào. Một số loại xe và phụ tùng, linh kiện sang Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình xuất khẩu mới chỉ mang tính thăm dò thị trường và chưa mang tính ổn định. Trong năm 2004 cả ngành xuất khẩu mới chỉ đạt được 571 xe, tương đương 203.000USD, chủ yếu là của các liên doanh nước ng...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top