trslan_pn

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây





- Bộ phận tiêu thụ của phòng vật tư được chia thành 4 tổ: tổ 1, tổ 2, tổ 3 và tổ 4. Mỗi tổ sẽ có một tổ trưởng, các tổ trưởng này lại được coi như một khách hàng của công ty, đứng ra quản lí và chịu trách nhiệm mang hàng đi giao bán gửi đại lý. Do đặc điểm thành phẩm của công ty là các mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp, tiêu thụ ngay trong ngày như bia hơi, bia chai, nướckhoáng, bánh kẹo. nên khi xuất bán các tổ sẽ viết hoá đơn xuất kho và thu tiền ngay. Sau 10 ngày, phòng kế toán sẽ tổng hợp các phiếu xuất kho trong vòng 10 ngày đó của mỗi tổ để viết một hoá đơn bán hàng.

- Hiện nay công ty chỉ sử dụng phiếu xuất kho cho trường hợp giao bán gửi đại lý còn đối với những khách lẻ trong và ngoài tỉnh thì hoá đơn bán hàng và hóa đơn GTGT sẽ kiêm luôn phiếu xuất kho.

- Do các mặt hàng của công ty thường là các sản phẩm đóng chai, đóng két do vậy khi tiêu thụ thì vỏ chai, két gỗ bên mua có thể cược tiền hay nợ, khi đó kế toán vẫn viết hoá đơn coi như xuất bán vỏ chai, két gỗ khi nào bên mua trả lại vỏ chai, két gỗ thì ghi phiếu nhập chai két.

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy công tác tiêu thụ thành phẩm cần được quản lí chặt chẽ từ khi ký kết hợp đồng tiêu thụ, giao hàng cho khách, thanh toán tiền hàng, thuế giá trị gia tăng và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước cũng như khi xác định kết quả kinh doanh.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


3824. 230
Mã số thuế: 0500238265
Số tài khoản: 710A00005 tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây.
* Công ty bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1969 đến năm 1971 thì hoàn thành và đi vào sản xuất, mang tên: Nhà máy bánh mỳ Ba Lan - với quy mô sản xuất lớn do ba nớc giúp đỡ là Ba La, Liên Xô cũ và Rumani, có 3 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng bánh mỹ, phân xưởng sợi và phân xưởng bánh quy.
1.2. Quá trình phát triển :
- Trong những năm đầu thành lập, những chuyên gia của Balan, Liên Xô ở lại trực tiếp giúp đỡ, hoạt động của nhà máy được xem là dẫn đầu trong tỉnh.
- Năm 1974 được sự cho phép của Uỷ ban hành chính tỉnh cùng sự chỉ đạo của Sở Công nghiệp, nhà máy tiếp nhận thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty ăn uống thuộc Ty thương nghiệp Hà Sơn Bình (công suất khoảng 200 tấn/năm). Công ty đổi tên thành “Nhà máy Liên Hợp Thực Phẩm Hà Sơn Bình”.
- Năm 1980, trước sự khan hiếm nguồn nguyên liệu nhập ngoại cho bánh mì và mì sợi, nhà máy dần thu hẹp và ngừng hẳn sản xuất 2 mặt hàng này để chuyển sang sản xuất bánh phồng tôm với nguyên liệu chính là tinh bột sắn.
- Sản phẩm này của nhà máy có thể xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu như : Liên Xô, Balan... Quá trình xuất khẩu tạo điều kiện cho nhà máy phát triển sản xuất thêm một số sản phẩm khác là lạc bọc đường và bánh phở khô.
Cho tới cuối những năm 80, những sản phẩm này cũng xuất khẩu được sang thị trường Balan, Mông cổ, Đức....hàng năm có thể xuất tới mấy trăm tấn sản phẩm.
- Năm 1989, ngoại cảnh lại một lần nữa chồng chất thêm những khó khăn cho nhà máy, đó là sự tan rã của thị trường các nước Đông Âu làm cho việc xuất khẩu sản phẩm bánh phở khô, bánh phồng tôm ngừng hẳn. Để có giải pháp tốt cho tình trạng này, bình ổn sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động, nhà máy chuyển sang đầu tư lắp ráp hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất bia hơi và nước giải khát trong điều kiện tận dụng phân xưởng phồng tôm và bánh phở. Công suất lên tới 500.000 lít/năm.
- Năm 1991, nhà máy nâng công suất bia lên 1triệu lít/năm.
- Tháng 7 năm 1993 nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng của Balan với công suất 600 kg/giờ. Cũng trong năm này, do nhu cầu tiêu dùng tăng, công suất bia hơi được nâng lên 5 triệu lít/năm, nước giải khát cũng tăng từ 500.000 lít/năm lên 1 triệu lít/năm.
- Năm 1995, nhà máy lại đầu tư thêm 1 dây chuyền sản xuất bánh qui với công suất là 1000 tấn/năm, và1 dây chuyền sản xuất rượu vang.
- Đến 1/10/1997 nhà máy đổi tên thành “ Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây”
- Năm 1998 công ty đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh kem xốp công suất 300 kg/ca.
- Năm 1999 đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh lương khô công suất 500kg/ca.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Đầu năm 2004 Công ty đã tích cực tiến hành các bước cổ phần hoá theo nghị định 64/CP của Chính phủ. Ngày 05/01/2005 Công ty đã tổ chức Đại hội cổ đông quyết định thành lập Công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây và được cấp giấy đăng ký kinh doanh từ ngày 15/01/2005 công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/02/2005 đến nay.
Sau khi cổ phần hoá số vốn điều lệ của công ty là 12.530.000.000 đồng.
Hiện nay, công ty đang thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể sau:
+ Sản xuất kinh doanh chính: Sản phẩm chính của công ty có thể kể đến là Bia rượu HADO, khoáng ngọt, khoáng nhạt, nước hoa quả, kẹo lạc xốp, lạc mềm, kẹo gôm, kẹo cứng, bánh kem xốp, bánh qui, bánh trung thu, lạc bọc đường, mứt tết, lương khô...
+ Sản xuất kinh doanh phụ : Kinh doanh dịch vụ hàng thực phẩm, đồ uống.
Trong những năm qua, công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, số đông người tiêu dùng đã biết đến và quen dùng các sản phẩm của công ty.Tuy nhiên trong những năm gần đây, công ty gặp nhiều khó khăn do tình hình chung, song công ty vẫn cố gắng ổn định sản xuất kinh doanh, thực hiện đủ nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong toàn công ty.
Bảng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1.Doanh thu thuần
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp
4.Chi phí hoạt động SXKD
5.Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
6.Thu nhập hoạt động tài chính
7.Chi phí hoạt động tài chính
8.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
9.Các khoản thu nhập bất thường
10.Chi phí bất thường
11.Lợi nhuận bất thường
12.Tổng lợi nhuận
18.129.055.270
15.905.378.856
2.223.676.414
2.200.613.144
23.063.270
87.224.490
40.150.150
47.074.340
136.390.443
8.237.653
126.152.790
196.290.400
24.370.156.530
20.518.779.606
3.851.376.924
2.818.662.509
1.032.714.415
127.864.328
108.896.759
18.967.569
8.920.315
8.254.167
666.148
1.052.348.132
2. Đặc điểm tổ chức quản lí, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lí:
Xuất phát từ đặc điểm là 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiệm vụ ban đầu và cũng là nhiệm vụ chính là sản xuất lương thực thực phẩm đồ uống phục vụ nhân dân quanh vùng và xuất lẻ, công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây có mô hình tổ chức với những nét chính sau :
Công ty tổ chức quản lý theo hình thức tập trung từ trên xuống dưới trong đó bộ phận lãnh đạo cao nhất là ban giám đốc. Ban giám đốc công ty có chức năng là xác định mục tiêu của công ty trong từng thời kỳ, các phương hướng, biện pháp lớn, tạo dựng bộ máy quản lí của công ty, phê duyệt cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như tuyển dụng, lựa chọn nhân viên quản lí cấp dưới, giao trách nhiệm, uỷ quyền, thăng cấp... phối hợp hoạt động với các phòng chức năng xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tới công ty.
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc :
+ Giám đốc là thủ trưởng cao nhất có toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mặt do mình phụ trách . Trong đó:
- Phó giám đốc sản xuất : có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy hoạt động sản xuất hàng ngày,chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trực tiếp chỉ huy các phân xưởng sản xuất và phòng kỹ thuật KCS .
- Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách kinh doanh (mảng đối ngoại ) từ việc hợp tác sản xuất, liên doanh, liên kết đến công tác mua vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động marketting. Trực tiếp chỉ huy các phòng vật tư và phòng kinh doanh .
- Phó giám đốc tài chính : phụ trách các vấn đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp . Quản lí trực tiếp phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch tổng hợp.
Công ty gồm có 6 phòng chức năng sau:
ã Phòng kế hoạch tổng hợp : có chức năng lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, giám sát và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn và thường xuyên máy móc thiết bị, nhà xưởng...
ã Phòng tổ chức: có chức năng là quản lí nhân sự trong công ty, giải quyết các chế độ chính sách và các thủ tục về chế độ trả lương, khen thưởng, kỉ luật đồng thời tuyển chọn lao động,xác định mức lao động về các tiêu chuẩn mẫu để dựa vào đó đánh giá việc thực hiện công việc của công nhân viên, thực hiện trả công lao động và khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả.
ã Phòng kế toán – tài vụ: có nhiệm vụ chủ yếu là quản lí, theo dõi, phán ánh số liệu và tình hình luân chuyển vốn, thường xuyên kiểm tra và báo cáo cho phó giám đốc tài chính tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình lợi nhuận... Giải quyết các thủ tục tài chính, quan hệ với các cơ quan ngân hàng tài chính, thánh toán công nợ, quản lí giá thành các loại sản phẩmvà vật tư. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tài chính và kiểm kê tài sản theo định kì.
ã Phòng kỹ thuật KCS : chức năng của phòng này là kiểm tra vật tư, sản phẩm so với tiêu chuẩn, chất lượng quy định trước khi xuất nhập . Giúp phó giám đốc về kỹ thuật công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giúp giám đốc chỉ đạo, quản lí chất lượng hàng hoá trong công ty. Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứuvà thực hiện phương án phát triển khoa học, kỹ thuật, luận chứng kinh tế kỹ thuật . Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ, qui phạm kỹ thuật, giao cho các phòng ban thực hiện và theo dõi kịp thời định mức đó. Quản lí trưng bày hàng mẫu, các sản phẩm mẫu, các sản phẩm mẫu, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.
ã Phòng vật tư : có chức năng cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời tìm hiểu thị trường, đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm . Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là đảm bảo nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, tìm tòi, nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ của công ty, làm công tác khuyến mại, marketting.
ã Phòng kinh doanh: phụ trách vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, làm công tác...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top