daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Hoàn thiện hoạt động marketing tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM đến năm 2020
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING DỊCH VỤ.......................... 4
1.1 Khái quát về dịch vụ ........................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ................................................................. 4
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của dịch vụ .............................................. 4
1.1.3 Phân loại dịch vụ ....................................................................... 5
1.1.4 Dịch vụ đào tạo.......................................................................... 6
1.2 Marketing dịch vụ ............................................................................... 7
1.2.1 Marketing theo quan điểm truyền thống và hiện đại................. 7
1.2.2 Tiến trình quản trị marketing..................................................... 8
1.2.3 Khái niệm marketing dịch vụ .................................................... 8
1.2.4 Bản chất Marketing dịch vụ ...................................................... 8
1.2.5 Marketing mix trong dịch vụ..................................................... 9
1.3 Marketing trong giáo dục................................................................... 13
1.3.1 Vai trò của marketing trong giáo dục........................................ 13
1.3.2. Marketing mix trong giáo dục .................................................. 13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing của tổ chức........................... 14
1.4.1 Môi trường vĩ mô ...................................................................... 14
1.4.2. Môi trường vi mô ..................................................................... 15
1.4.3 Môi trường nội bộ...................................................................... 17
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............. 19
2.1 Tổng quan đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh .. 19
2.1.1 Lịch sử hình thành trường ......................................................... 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................... 19
2.2 Thực trạng hoạt động marketing tại đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh (2010-2013) .......................................................................... 20
2.2.1 Nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu............ 20
2.2.2 Marketing mix tại trường .......................................................... 22
2.2.2.1 Sản phẩm ....................................................................... 22
2.2.2.2 Chính sách giá ............................................................... 29
2.2.2.3 Phân phối ....................................................................... 30
2.2.2.4 Xúc tiến/ Truyền thông.................................................. 31
2.2.2.5 Con người ...................................................................... 34
2.2.2.6 Quá trình ........................................................................ 42
2.2.2.7 Cơ sở vật chất ................................................................ 46
2.3. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh .................................... 48
2.3.1 Môi trường vĩ mô.............................................................. 48
2.3.1.1 Tình hình kinh tế................................................... 48
2.3.1.2 Chính trị- pháp luật ............................................... 50
2.3.1.3 Văn hóa và xã hội ................................................. 50
2.3.1.4 Khoa học công nghệ ............................................. 52
2.3.2 Môi trường vi mô.............................................................. 53
2.3.2.1 Tình hình chung của ngành giáo dục Việt Nam ... 53
2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh................................................ 54
2.3.2.3 Khách hàng .......................................................... 56
2.4 Phân tích SWOT ................................................................................. 59
Tóm tắt chương 2...................................................................................... 63

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................... 64
3.1 Định hướng phát triển giáo dục 2011 – 2020.................................... 64
3.2 Mục tiêu của đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 64
3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của trường....... 65
3.3.1 Sản phẩm ................................................................................... 65
3.3.2 Giá ........................................................................................... 66
3.3.3 Phân phối................................................................................... 67
3.3.4 Xúc tiến- phân phối ................................................................... 68
3.3.5 Con người .................................................................................. 72
3.3.6 Quá trình.................................................................................... 73
3.3.7 Cơ sở vật chất ............................................................................ 76
3.4 Kiến nghị khác ...................................................................................... 77
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN ........................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

M
Ở ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là
một trong những trường đào tạo khối ngành kỹ thuật, mang sứ mệnh cung ứng nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp, và những giáo viên dạy nghề cho các trường học.
Trước quá trình vận động và phát triển chung của xã hội, với những hướng
phát triển đào tạo chung trên thế giới, ban lãnh đạo nhà trường đã nhận thấy tầm quan
trọng của các hoạt động marketing, bởi thông qua những hoạt động này, trường có thể
nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao thương hiệu, mở rộng quan hệ quốc tế, và
thu hút sinh viên chọn học tại trường.
Với mục tiêu phát triển trở thành trường đại học trọng điểm trong hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam, ngang tầm với các trường đại học uy tín trong khu vực
Đông Nam Á, trường đã và đang ra sức thực hiện nhiều đầu tư về nhân lực, cơ sở vật
chất, và nỗ lực cải thiện nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, với những bước đầu non
trẻ, hoạt động marketing tại trường vẫn chưa được hoàn thiện, các hoạt động còn rời
rạc và chưa được thực hiện triệt để, cũng như thiếu sự kết hợp giữa các phòng ban.
Chính vì vậy, tui đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hoạt động Marketing tại
trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” nhằm
phân tích những hoạt động marketing mà trường đã thực hiện, từ đó, đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại trường, hy vọng sẽ là nguồn tham
khảo để trường nâng cao được chất lượng giảng dạy, và phát triển trong tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại trường đại học
Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở lý thuyết về Marketing dịch vụ,
và phân tích đánh giá các hoạt động marketing hiện tại của trường đại học Sư phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (theo từng yếu tố trong 7P).
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 1-3/2013: phương pháp bàn giấy: nhằm thu thập dữ liệu lý thuyết, và các
thông tin liên quan đến marketing, và các thông tin liên quan đến trường đại
học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- 4-6/2013: Khảo sát thực tế: nhằm thu thập các thông tin, ý kiến của các giảng
viên, nhân viên, và ý kiến của sinh viên.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động của marketing ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng, gắn bó của nhân viên. Đối với các
trường đại học, việc đo lường sự hài lòng của sinh viên (khách hàng bên
ngoài) và sự hài lòng của nhân viên (khách hàng nội bộ) sẽ phần nào giúp các
trường tự đánh giá được hiệu quả của các hoạt động marketing.
Chính vì vậy, người nghiên cứu đã thực hiện khảo sát sự hài lòng của sinh viên
dựa trên mô hình HEdPERF (Firdaus, 2005), và khảo sát sự hài lòng của giảng
viên, nhân viên dựa trên mô hình IS (Shun-Hsing Chen và cộng sự, 2006), có
sự điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh. (Chi tiết được trình bày ở chương 2).
- 7-9/2013: phương pháp bàn giấy và khảo sát thực tế: sử dụng phương pháp
định tính nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị. Sau đó, sẽ khảo sát các số
liệu thực tế để đánh giá các giải pháp marketing (bước đầu chỉ áp dụng một số
giải pháp marketing cơ bản, dễ thực hiện.)
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động marketing Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh (qua các năm học 2010-2011, 2011- 2012, 2012-2013)
- Đối tượng khảo sát: sinh viên, giáo viên, doanh nghiệp, v.v…
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi về thời gian:
- Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian : 9/ 2010- 5/2013
- Nghiên cứu nhằm phục vụ cho khoảng thời gian nào: năm 2013-2020
5. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tập trung có những hạn chế:
- Không tập trung vào việc đưa ra các mô hình, hay kiểm định các mô hình
nghiên cứu, nên việc khảo sát chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả, mà không
kiểm định các mô hình hay đo lường sự hài long của sinh viên hay sự hài long
của nhân viên tại trường .
- Đề tài có đưa ra những giải pháp, nhưng chưa có những thử nghiệm hay kiểm
định để kiểm tra tính khả thi và khả năng thành công của các giải pháp.
6. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
- Mô hình đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố marketing đến sự hài lòng của
học viên tại các trường đại học Việt Nam.
- Mô hình đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố marketing đến sự hài lòng của
cán bộ giảng viên tại các trường đại học Việt Nam.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động marketing tại trường đại học Sư
phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Hoàn thiện hoạt động marketing tại trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh (đến năm 2020)
- Phần kết luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING DỊCH VỤ
1.1 Khái quát về dịch vụ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dịch vụ ngày càng giữ vị trí quan trọng,
với tỷ trọng đóng góp vào GDP không ngừng tăng lên ở các quốc gia.
Tại Việt Nam, ngành dịch vụ dần chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo
công ăn việc làm và góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu tổng hợp của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, năm 2012, tăng trưởng GDP đạt 5,03%, trong đó chủ yếu do
dịch vụ tạo ra (chiếm 2,7% trong số 5,03%). [16]
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ
“Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải
quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hay tài sản của khách
hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Trên giác độ hàng hóa, dịch vụ là hàng
hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn một nhu cầu của thị trường.”[4]
Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô
hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể hoặc
không gắn liền với sản phẩm vật chất. [10]
Dịch vụ được xem là một sản phẩm bao gồm:
Dịch vụ cốt lõi: là dịch vụ cơ bản nhằm thỏa mãn một loại nhu cầu nhất định,
gắn liền với hệ thống sản xuất, cung ứng dịch vụ và lõi kỹ thuật của dịch vụ.
Dịch vụ bao quanh: gồm các dịch vụ phụ tạo ra những giá trị phụ thêm cho
khách hàng, giúp khách hàng có cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cốt lõi.
Dịch vụ sơ đẳng: dịch vụ cơ bản và dịch vụ bao quanh của doanh nghiệp phải
đạt tới mức độ nào đó và tương ứng người tiêu dùng nhận được một chuỗi giá trị xác
định phù hợp với chi phí mà khách hàng đã thanh toán.
Dịch vụ tổng thể: là hệ thống dịch vụ bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ bao
quanh, dịch vụ sơ đẳng. Dịch vụ tổng thể phụ thuộc vào các dịch vụ thành phần. Dịch
vụ tổng thể thay đổi thì lợi ích cũng thay đổi theo.
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của dịch vụ [4]
- Tính không hiện hữu/ vô hình: bởi tính vô hình này, nên sản phẩm dịch vụ
khó truyền tin và giao tiếp, khó bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm kiu ERP tại công ty TNHH kiu việt nam Công nghệ thông tin 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top